Gã vắt hết óc, cố ý làm khó hỏi:
- Không lùi về Kinh Châu trợ giúp Lưu Biểu, ở nơi này không tiến Hán Trung giúp Lưu Chương, vậy rốt cuộc làm sao mới đúng?
Từ khi Gia Cát Lượng đi theo Lưu Bị vài tháng, luôn không phát biểu ý kiến của mình trong hội nghị. Bình thường y yên lặng nhìn kết cấu nhân sự quân Lưu Bị, biên chế quân đội, hướng đi chiến lược, vân và vân vân. Y cũng biết mình đứng chưa vững, không tiện hiện mũi nhọn. Nhưng giờ là lúc quan trọng, đi sai một bước thì toàn quân bị diệt, rốt cuộc y vẫn là đứng ra. Gia Cát Lượng không trực tiếp đáp lời Giản Ung mà tiếp tục đề tài vừa rồi.
Y trầm giọng nói:
- Xuyên Thục liên lạc với bên ngoài chủ yếu thông qua hai hướng đông, bắc. Trường Giang Tam Hiệp là đường lui tới cùng phương đông. Sông Giang Lăng và Lưu Hà cốc đê địa là đường thông đến phương bắc. Hai hướng này con đường đi cực kỳ hiểm yếu. Đại khái mặt đông là đường thủy, đi đường sông, phía bắc là đường bộ, đường buôn bán. Hiện giờ chúng ta đi chính là đường sông. Nói tới đây, chúng ta không thể không trước tiên hiểu về con đường Tứ Xuyên và Hán Trung. Thành Đô và Hán Trung có ba đường: Kim Ngưu đạo, Mễ Thương đạo, Dương Bình đạo. Kim Ngưu đạo sớm nhất là Tần Huệ vương phạt thục mà mở ra. Kim Ngưu đạo là bắc khởi Thiểm Tây Miễn huyện, nam tới Kiếm Các đại kiếm quan khẩu, chính giữa là Viết Triêu thiên lĩnh cao nhất. Bởi vì Tứ Xuyên đời đời trọng tâm tại Thành Đô, cho nên Kim Ngưu đạo là ra vào nhiều nhất. Bởi vì Kim Ngưu đạo xuyên bắc phải đi qua các cửa, những người tấn công thục, phòng thủ thục đều chú trọng. Dương Bình đạo thì địa hình hẻo lánh hiểm ác, vì dễ bị bỏ qua nên càng ẩn khuất, do đó đột kích thường có thể bất ngờ chiến thắng. Mễ Thương đạo là do lấy tên Mễ Thương sơn. Từ hướng nam Trịnh Nam theo sơn lĩnh kinh hỉ thần bá, qua Ba Dục quan, vượt núi xong dọc theo Nam Giang Hà cốc đến Ba Trung, đó là Mễ Thương đạo. Do Hán Trung vào tam ba, đây là đường tắt. Từ Mễ Thương đạo nam hạ Ba Trung có thể xuôi Giang Châu, nam bắc đối diện. Từ Mễ Thương đạo tiến quân có thể uy hiếp con đường Xuyên Trung và đông nam. Nói tóm lại, Thành Đô hiểm không ở vùng ngoại thành mà do bốn cảnh, tưởng do ngoại mà nội, không thể không thừa nhận cho dù có gấp mười lần binh lực thì chúng ta vẫn khó khăn trùng trùng.
Nói đến đây, Gia Cát Lượng ngừng lại. Ánh mắt mọi người nhìn y biến đổi, từ bàn đầu phớt lờ đến hơi khen ngợi, thậm chí là kính nể. Có lẽ họ tự cho rằng mình hơi hiểu về Thục Trung nhưng không thấu suốt như Gia Cát Lượng.
Gia Cát Lượng nhìn thấy hết biểu tình của mọi người, dõng dạc nói tiếp:
- Nếu muốn lấy Hán Trung làm gốc, nếu muốn lấy được Thành Đô, tất nhiên phải đi Kim Ngưu đạo. Cái khác không nói, chỉ riêng lấy Dương Bình đạo, chiến Kiếm Các cũng đủ khiến chúng ta toàn quân bị diệt.
Nói tới đây thì trong đại trại yên tĩnh đến có thể nghe tiếng lá rụng. Mọi người nghiêm túc ngẫm nghĩ lời Gia Cát Lượng nói, ngay cả Giản Ung cũng không ngoại lệ. Dù trong lòng gã vẫn đầy ghen tỵ nhưng tốt xấu biết lấy đại cục làm trọng.
Dường như Gia Cát Lượng rất hài lòng tình huống này, mắt chợt lóe, bắn ra tia sáng khiến người khó hiểu.
Y trầm giọng nói:
- Dưới tình huống như vậy, các vị tướng quân cho rằng làm sao mới là cách đúng đắn?
Mọi người nhìn lẫn nhau, trong phút chốc không ai trả lời, hiển nhiên cảm thấy vấn đề rất hóc búa.
Doanh trại im lặng nửa ngày, Lưu Bị biểu tình buồn bực thở dài một hơi, giọng có chút già nua khàn khàn hỏi:
- Quân sư nói xem nên làm như thế nào? Trong thoáng chốc Bị không có ý kiến gì, xin nghe theo quân sư dặn bảo.
Gia Cát Lượng bật cười. Y biết giờ phút này Lưu Bị mới thật sự chú trọng y.
Y cất đi niềm vui sướng trong lòng, bâng quơ nói:
- Lượng có một kế có thể cho tướng quân tham khảo.
Bây giờ Lưu Bị giống như người bị bệnh cấp tính bạ đâu chữa đó, vừa nghe Gia Cát Lượng có cách thì mắt sáng ngời.
Ông vội vàng thúc giục:
- Quân sư có ý hay gì, mau nói ra đi!
Trên mặt Gia Cát Lượng treo nụ cười tự tin, khẽ cười nói:
- Trước lấy Thành Đô sau đoạt Hán Trung.
- Cái gì!!!
Trong doanh trại như nổ tung, mọi người vẻ mặt chấn kinh bật thốt.
Gia Cát Lượng làm như không thấy biểu tình của họ, hiển nhiên rất vừa lòng kết quả mình tạo ra.
Y làm bộ mặt nghiêm túc, nói:
- Không sai, trước lấy Thành Đô có thể khiến mình đứng vững không bại. Sau lấy Hán Trung có thể dòm ngó vùng Quan Trung. Các vị tướng quân kinh ngạc, là vì Lượng kêu chúa công làm vậy, trước phụ Lưu Biểu, sau gạt Lưu Chương, cho nên mới thấy không tự nhiên đúng không?
Mọi người nghe thế liên tục gật đầu.Lưu Bị thì bộ dáng nghiêm túc chính trực, đại nghĩa hùng hồn nói:
- Đúng thế, quân sư nói rất đúng. Bị trước phụ Lưu Biểu đã là bất nghĩa, lại phản Lưu Chương thì chẳng phải là thêm tội sao? Như vậy thì người trong thiên hạ chắc chắn cho rằng Bị âm hiểm xảo ra, tiểu nhân đứng núi này trông núi nọ, thế nhân khinh thường. Thế thì sau này Bị còn có mặt mũi gì nhìn đời?
So với Lưu Bị kích động nói thì Quan Vũ từ lúc ban đầu chấn kinh hồi phục tinh thần, bắt đầu ngẫm nghĩ điều Gia Cát Lượng nói, hiển nhiên cho rằng có thể thực hiện.
Gia Cát Lượng thản nhiên nói:
- Lúc trước Hàn Tín có thể chịu nhục chui qua háng, hôm nay vì phục hưng triều Hán, chúa công lo sợ cái gì? Từ xưa người làm việc lớn không để ý chuyện nhỏ nhặt, nếu chúa công vì tiểu nghĩa mà mất đại nghĩa, bỏ mặc thiên hạ thì Lượng tình nguyện cày cấy quy ẩn sơn lâm.
Trong lòng Lưu Bị giãy dụa kịch liệt, mặt lúc xanh lúc trắng lúc đỏ. Bỗng mắt ông có sự kiên quyết chưa từng có, vốn bề ngoài hiền từ trùm lên sắc âm u.
Ông hừ lạnh một tiếng, giọng điệu vững vàng không lung lay nói:
- Vì hồi phục triều Hán, cho dù Bị có tan xương nát thịt cũng không chối từ, còn sợ gì người khác nói? Xin quân sư dạy cho ta!
Nói xong Lưu Bị bước lên trước, đi tới trước mặt Gia Cát Lượng, khom lưng vái một cái.
Gia Cát Lượng đâu dám nhận, vội nâng Lưu Bị lên, cảm giác ngực nóng bỏng.
Y kích động nói:
- Lượng nhận ơn tri ngộ của chúa công, nguyện cúc cung tận tụy, đến chết không thôi.
Khi Lưu Bị ngẩng đầu lên thì mọi người bỗng phát hiện ông thay đổi nhưng không thể nói rõ là đổi chỗ nào. Chỉ thấy người ông tăng khí chất. Là khí chất gì? Mọi người nghi hoặc nhìn Lưu Bị.