Sau khi hô to, lại cúi xuống nhìn thấy Phiên soái uy phong lẫm liệt. Quân thủ thành Tây quan đầu hàng rồi. Tiếp theo, Phiên soái lệnh cho đầu lĩnh quân các nơi bái kiến Đô thống quân coi giữ thành Hòa Nhung mới nhậm chức này.
Vì Phiên soái là hoàng tộc người Đảng Hạng, lại hóa trang cực giống, quân Hạ thủ thành đầu hàng tuân lệnh đi truyền đạt quân lệnh. Vì thế đầu lĩnh lớn nhỏ quân Hạ thủ ngự các nơi hiểm yếu đều trở về thành Hòa Nhung bái kiến Đông thống quân đại nhân mới nhậm chức.
Gần đếm hoàng hôn, Chiết Hương Nguyệt và Chiết Duy Trung dẫn một vạn năm ngàn kỵ binh đến eo sông Cổ Lãng. Sức quân đến hăng hái, vốn bị quân Hạ thủ thành chặn kín ngược lại đã trở thành tù binh, huynh đệ Chiết Thị vui mừng đoàn tụ với Lục Thất.
Một vạn năm ngàn viện quân đến, nhanh chóng được xuất ra thay đổi quân Hạ thủ ngự các nơi. Thủ ngự quân Hạ các nơi cũng thay phiên chế, tuy cảm nhận được nhân nhãn sinh nhưng một là thủ lĩnh không có ở đó, hai là Đô thống quân đại nhân mới nhận chức tiếp quản thành Hòa Nhung cho nên đều thuận lợi bàn giao phòng thủ quay về thành Hòa Nhung “nghỉ ngơi”.
Sáng hôm sau, Chiết Hương Nguyệt lĩnh hai vạn bộ binh Ngân Châu tới thành Hòa Nhung. Ngay sau đó bắt đầu sắp xếp tù binh, số đồng ý quy hàng được sắp xếp trong quân của Chiết Hương Nguyệt. Số không muốn quy hàng lập tức áp giải đi phía tây. Gần năm ngàn tù binh chỉ có hơn 300 người không chịu hàng, một ngàn bộ binh áp tải về Hội Châu.
Trên thực tế số không chịu đầu hàng, đa số là quý tộc bát thị Đảng Hạng. Cho dù là quy hàng, cũng không tránh là trá hàng. Nhưng phân tán ra nhập vào hai vạn quân cũng không thể phản bội ngay được.
Sau khi cẩn thận kiểm tra tất cả quân coi giữ thành Hòa Nhung, xác định sống chết không thiếu một người Lục Thất mới dẫn một ngàn kỵ binh xuất phát rời khỏi thành Hòa Nhung, đi về hướng về thành Võ Uy ở qua đêm, kế sách của hắn là điệu hổ ly sơn.
Một ngàn kỵ binh thẳng đường tiến, lúc qua huyện Xương Tùng chỉ qua mà không vào, nghênh ngang đi qua khu vực huyện Xương Tùng. Lúc có thể nhìn thấy thành Võ Uy, đột nhiên từ thành Võ Uy có một rất nhiều kỵ binh chạy tới.
Lục Thất thấy kỵ binh lao như bay hắn không sợ hãi ngược lại hắn cười. Hắn biết khói lửa ở thành Hòa Nhung chỗ eo sông Cổ Lãng là đốt có chủ đích. Đây là kế điệu hổ ly sơn, hắn cần quân Hạ của Võ Uy đi vào mai phục, bị quân lực của hắn ăn từng miếng một, cần thành Võ Uy xuất hiện kinh loạn.
Thành Võ Uy Lương Châu là thủ đô thứ hai của Hạ quốc, là trung tâm thống trị vùng Hà Tây của Hạ quốc, cũng đã từng là kinh đô của rất nhiều vương triều Đại Lương. Tây Lương Hán Siêu nổi tiếng thời Hán mạt đã từng là một thế hệ chủ nhân của thành Võ Uy.
Hạ quốc ở Lương Châu có ba vạn quân lực, trong đó một vạn là kỵ quân, mà một vạn trong hai vạn bộ quân đã điều đi Lan Châu. Có năm ngàn quân trấn thủ eo sông Cổ Lãng. Có ba ngàn quân Võ Uy trấn thủ vùng đông bắc thị trấn Dân Cần. Cho nên ở thành Võ Uy chỉ có 2 ngàn bộ quân và một vạn kỵ binh. Một vạn kỵ binh đóng quân, chủ yếu là để trấn áp sự phản kháng của vùng Hà Tây. Thứ nữa là để chống đỡ sự uy hiếp của Liêu quốc.
Kỵ binh của Hạ quốc và một ngàn kị binh của Lục Thất lần lượt thay đổi mà qua. Lục Thất lặng im nhìn một lúc biết đã là năm ngàn kỵ binh, mỗi người một cung tên trên lưng. Hắn ở thành Hòa Nhung đốt lửa, Thành Võ Uy có thể xuất năm ngàn kỵ binh đi cứu viện cũng coi là hợp lý rồi.
Mà Lục Thất ở eo sông Cổ Lãng có gần bốn vạn quân, năm ngàn kỵ quân Hạ quốc đi rồi nhất định là dùng bánh bao mà đánh chó rồi. Đợi đến thành Hòa Nhung, vừa vào trong thành đã trở thành cá trong chậu. Thực ra, quân Hạ bị chiếm ở eo sông Cổ Lãng là đợi Lương Châu sắp đổi chủ.
Một ngàn kỵ binh đến thành Võ Uy thuận lợi, Lục Thất nhìn thành cổ thấy đã trải qua vô số chiến loạn này, thành Võ Uy vốn là Hung Nô xây dựng, sau đó tướng quân của Triều Hán Hoắc Khứ Bệnh tây chinh chiếm cứ vùng Hà Tây, gọi tênlà Võ Uy. Lúc thành Võ Uy thời triều Đường đã từng là nơi dừng chân của Tiết Độ Sứ Hà Tây.
Thành Võ Uy là do bảy thành trì ghép lại thành một tòa thành lớn, là thời kỳ Lương quốc trước Đường triều kia được Lãnh Vương mở rộng trên cơ sở thành trì ban đầu. Bảy tòa thành trì có hình chữ thập giống như đầu đuôi chim và hai cánh, cũng có tên là Điểu thành, và tên Ngọa Long Thành. Thành Võ Uy vốn là một tòa cổ thành quân sự.
Thành Võ Uy chỉ có ba toàn thành chủ đông, nam, bắc, trong thành nhỏ có các cửa thông nhau, là một tòa thành rất cổ. Một ngàn kỵ binh của Lục Thất đến thành cửa nam, “Phiên soái” đi trước mở đường, thủ thành quân Hạ chỉ hỏi một câu rồi cho vào thành. Quân Hạ căn bản là không thể ngờ được eo sông Cổ Lãng đã đổi chủ.
Một ngàn kỵ binh phân tán đi nghỉ ngơi, từng tốp một vào quán rượu nhưng cũng chỉ đợi trong thành nhỏ của Nam thành môn đợi thời cơ mà không dám vào trong trung tâm thành. Cũng may người trong thành dường như đã quen với những toán kỵ binh trong thành, thương gia chào hỏi nhiệt tình, có có rất nhiều nữ nhân xuất hiện nhìn kỵ binh với đôi mắt quyến rũ. Đám kỵ binh chỉ có thể nhìn rồi nhịn, Lục Thất trị quân rất nghiêm, không ai dám đang thi hành quân vụ mà lại đi thông đồng với nữ nhân.
Lục Thất và hơn mười vị tướng sĩ bao gồm cả vị “Phiên soái” kia uống rượu và nhắm đồ ăn thoải mái. Các tướng sĩ phục Lục Thất sát đất, mỗi lần gặp chiến đều chiến đấu hết sức nhẹ nhàng. Chiến sự trước kia trải qua cơ bản là dũng mãnh liều chết xung phong, ngay cả là cửa cổ sông Cổ Lãng trước kia đã là nơi huyết chiến, chiến sự của Lương Châu đối ngoại mười lần thì có đến tám lần là ở eo sông Cổ Lãng.
Các tướng sĩ mời Phiên Soái có người mời thật có người mời giả. Phiên soái uống đáp lại, lần này cướp Lương Châu, công lớn nhất là của vị Phiên Soái này. Đại tướng quân chắc chắn sẽ được đề bạt, tám phần sẽ trở thành tướng soái chân chính, ít nhất cũng là Chỉ huy sứ của 500 quân.
Thời gian qua trưa, tù và đã vang lên, Lục Thất biết đại quân của eo sông Cổ Lãng đã đến ngoài thành Võ Uy rồi. Hắn xua tay những người trong quán rượu ra ngoài, các tướng sĩ kỵ binh khác đang ở trong phố cũng lập tức chia làm 2 đường, 500 quân đi vào cướp cửa nội thành, 500 quân đi cướp cửa nam thành.
- Sao vậy?
Phiên Soái chạy vội đến dưới cửa Nam thành lớn tiếng quát hỏi, rồi bắt đầu phô diễn sự uy vũ.
- Thưa đại nhân, rất nhiều quân địch đến đây.
Một tên tính quân Hạ dưới thành vội vã trả lời.
- Vậy sao? Vậy mau đóng cửa thành.
Phiên Soái tỏ thái độ làm chủ nói.
- Đợi lát nữa hãy đóng, kỵ binh ngoài thành phải vào đã.
Tên lính quân Hạ kia đáp, gã không dám ứng phó với quý tộc đại quan.
- Được, bản quan đi xem xem.
Phiên Soái tiếp tục phô diễn xoay người chạy vội ra đường cái, bọn kỵ binh chỉnh tề đi theo sau.
Đợi Phiên Soái dẫn người lên tường thành, Lục Thất lại giữa cửa thành, khoát tay chặn lại, mấy chục kỵ binh đánh về phía cửa thành, mỗi người rút một đao ra chiến, hung ác chém chết mười mấy tên lính cửa thành.
- Đóng cửa thành.
Lục Thất sai bảo, hắn phải ở lại trấn giữ năm ngàn kỵ binh Hạ quốc ở ngoài thành, còn trên tường thành đã có chiến đấu.
Trong nháy mắt Lục Thất đã ra đến đường cái rồi bước nhanh như bay lên tường thành. Cuộc chiến đấu trên tường thành cơ bản đã kết thúc, vì quân Hạ trấn thủ Nam thành là 250 người mà vì trợ giúp cho Lan Châu đã khiến cho quân lực tập trung bị tăng lên, rất nhanh đều dời đến Lương Châu khiến cho quân lực bảo vệ thành Võ Uy không đủ. Đương nhiên, chủ yếu nhất vẫn một ngàn kỵ binh có thể giữ thành thì đã bị phân chia rồi.
Lục Thất đứng lặng ở phía sau tường thành thật lâu, mắt nhìn ra khoảng đất rộng lớn. Gần hai vạn kỵ binh ngoài thành đang truy đuổi mấy ngàn kỵ quân, mấy ngàn kỵ quân vốn chạy vội ra cửa Nam thành nhưng thấy cửa đóng chỉ có thể phân làm hai hướng đi phá vây.
Lục Thất lặng lẽ nhìn, cướp Lương Châu là thắng lợi đã nằm trong tầm tay. Tiếp theo phải làm như thế nào, là chuyện hắn phải cân nhắc, có nên thỏa hiệp thương lượng một chút với Hội Châu hay lại chơi cát cứ một lần nữa.
Chớp mắt hơn một nửa của mấy ngàn bỵ binh quân Hạ đã bị ép chiến chiến, hàng hàng. Chỉ có một số nhỏ chạy ra ngoài, kỵ binh tính cơ động, đó là điều khó tránh khỏi khiến cho ưu thế về binh lực sẽ xuất hiện kẽ hở.
- Chỗ này giao cho Hương Nguyệt đi, ta đi tây chinh.
Lục Thất đưa ra sự lựa chọn tiếp theo, giao Lương Châu cho huynh muội họ Chiết. Hắn đi xa một thời gian, để Chiết thị và triều đình Chu quốc tranh chấp. Lần này, cướp Lương Châu vốn là Ngân Châu quân chiếm đa số.