“Đạo cao - Đức trọng - Chưng thân.
Hổ Long liên phục - Quỷ Thần liên kinh.
Đức - Nhân vốn ở cả mình.
Tiên là tích đức - Hậu là tầm long”.
Câu chuyện được viết phóng tác dựa theo sử tích về một bậc đại sư Phong Thủy bật nhất được gọi là ông tổ ngành Phong Thủy nước Đại Việt xưa, là người duy nhất được sánh ngang với Cao Biền bên phương Bắc có tên hiệu là Tả Ao.Trong truyện viết theo lối hành văn hư cấu dựa theo sự việc có thật. Trước khi viết tác giả đã thật tâm cầu nguyện với ý nghĩa tôn trọng người đã khuất. Truyện chỉ mang tính chất giải trí, không phải là truyện để tham khảo và không nhằm vào một cá nhân một tổ chức nào khác, nếu có chỉ là do trùng hợp ngẫu nhiên.
Mùa thu năm 1452 triều đại nhà Lê Trịnh. Cơn mưa nhẹ rơi hàng triệu hạt li ti trải điều dài trên khắp làng Nghi Xuân, cơn mưa không lớn nhưng những cơn gió lạnh song hành kèm theo mỗi lúc một mạnh hơn làm ai nấy cũng buốt giá mà đóng cửa cài then nhà, nhóm lửa sưởi ấm. Từ đầu cổng làng có một cậu bé dáng người gầy nhỏ, đen nhẻm, trên vai vác một bó củi khô xem chừng nặng hơn gấp đôi trọng lượng cơ thể, rảo từng bước nặng nhọc trên con đường đầy sình lầy đi về cuối làng.
Nơi đây có căn nhà nhỏ mái bằng cỏ, vách đất nhìn sơ xác, một nhóm lửa nhỏ nằm giữa gian nhà, có dáng hai người đang ngồi sưởi ấm. Đó là Vũ Thị Hà người đàn bà bị mù lòa, cùng người con trai tuổi thiếu niên đang ngồi. Nghe tiếng chó sủa, nhìn thấy dáng cậu bé gánh củi kia đang bước về phía ngôi nhà từ xa, Hoàng Chiêm cậu thiếu niên cất tiếng nói mừng rỡ:
-Hoàng Chỉ đã về đến rồi mẹ ah…
-Uhm.. em con đã về rồi. Mau đi giúp em rồi lấy cháo cho em nó ăn. Nhiều hôm nay nó đã vất vả rồi.
Người thiếu niên kia đứng lên đi nhanh ra đỡ bó cây to lớn, nặng trịch vì nước mưa còn ướt đẫm trên vai của cậu bé xuống, nói lấp bấp:
-Thôi để đấy anh lo, em vào nhà tắm rửa, thay quần áo. Rồi anh lấy cháo cho em ăn.
Người anh lớn hơn hai tuổi Hoàng Chiêm bị dị tật một bên tay trái và đứa em trai tên Hoàng Chỉ 14 tuổi mồ côi. Cha khi còn nhỏ dại trong một cơn dịch bệnh quái ác kéo đến, ngan qua vùng này cướp đi sinh mạng của hơn nửa dân trong làng cách đây hơn 10 năm về trước, gây bao nhiêu tang tóc. Lúc ấy người mẹ bà Vũ Thị Hà may mắn sống sót nhưng cũng bị căn bệnh cướp đi đôi mắt, ôm đứa con thơ dại hơn hai tuổi bị tật nguyền và cái thai lớn dần trong bụng chuẩn bị ra đời.
Trước cảnh đau thương không tả siết, bản thân lại mù lòa, không lối thoát. Bà đã nhiều lần có ý nghĩ dại dột mà muốn mẹ con cùng quyên sinh theo chồng về nơi chín suối, nhưng bao lần đứng trên con sông nhảy xuống, rồi dùng nhiều cách tự vẫn mà thật kì lạ lần nào cũng được người làng tình cờ phát hiện mà cứu sống, có người nói đứa bé trong bụng mẹ đã giữ lại sinh mệnh mẹ mình không cho mẹ nó chết ắt hẳn sau này sẽ làm nên việc lớn. Rồi chính vì sự thương cảm cưu mang, giúp đỡ của những người tốt trong làng rồi mọi chuyện cũng trôi qua trong êm đềm.
Ngày thằng bé ra đời, cũng như ngày hôm nay, mưa kéo dài sau nhiều tháng khô hạn, báo hiệu một sức sống mới trên thôn làng Nghi Xuân. Cái tên Hoàng Chỉ này là của những người lớn tuổi trong làng đặt tên như một lời báo hiệu của chư thần. Hoàng trong chữ “Vua”, Chỉ tức là “ Định”, sau này ắt sẽ thành việc lớn.
Thằng bé lớn lên không làm thất vọng những người trong làng, càng lớn nó càng thông minh hơn người, việc gì chỉ cần nghe qua một lần nó điều nhớ như in, học tới đâu điều thông hiểu tới đó. Lại là một đứa trẻ rất có hiếu thảo với mẹ. Nhiều lần mọi người nhìn thấy nó đứng bên cạnh, xem mẹ nó dò dẵm bước đi khó nhọc mà nước mắt rơi xuống, ai cũng nói chắc cha chết từ khi nó chưa ra đời nên bao nhiêu tình cảm dành hết cho người mẹ mù lòa kia.
Chính vì thế mặc dù còn nhỏ tuổi nhưng không bao giờ ngại việc gian khổ làm tấc cả mọi việc chỉ để kiếm tiền, ước mong sao chữa cơn bệnh mù lòa mang lại ánh sáng cho mẹ mình. Nhưng bao nhiêu năm qua vẫn thế, những đồng tiền còm cỏi kiếm được điều bốc hơi thật nhanh như những giọt mồ hôi nó tuôn rơi xuống nền đất khô, mà không có kết quả nào mang lại dù là chút tia hy vọng nhỏ nhoi.
14 tuổi cơ thể vốn ốm yếu vì thiếu ăn, lại làm việc như người không phổi, nên cơ thể như nó héo quắc lại như đứa trẻ lên mười. Hôm nay cũng vậy, nó lên rừng tìm củi từ sáng sớm, trời tờ mờ sáng bầu trời đã vần vũ chuyển thành những tảng mây đen đặc quánh phía trên đầu, mà nó vẫn bước trên con đường làng không một bóng người để lên rừng kiếm củi cho kịp lời hứa với ông lão Huấn bán bánh hấp nhân thịt, để đem về số tiền mà nó dự tính từ trước.
Lần nào cũng vậy, lão Huấn xót thương gia cảnh và quí tính tình hiếu thảo của Hoàng Chỉ mà thay vì kiếm người khác, kiếm nhiều củi nhiều hơn, giá lại rẻ hơn, thì lão lại ủng hộ thằng bé, xong việc lúc nào cũng dúi thêm ít tiền và chiếc bánh hấp nhân thịt nóng hổi thơm mùi lá Khúc mà bà Hà rất thích ăn, lần nào cũng vậy nó lại nhường cho mẹ nó, mà không một lần nếm thử thứ bánh Khúc làm từ đậu xanh đã bỏ vỏ, mang đi đồ chín rồi giã mịn, viên lại khéo léo bằng quả trứng gà cùng với thịt lợn mỡ, cho thêm ít hạt tiêu để dậy mùi.Mà cả làng điều khen ngon này.
Khoát chiếc áo manh bên ngoài, quấn thêm chiếc chăn mỏng rách nát, Hoàng Chỉ lại gần bên bếp lửa nhỏ bưng bát cháo trắng còn nóng ,húp một cách ngon lành. Bà Hà đưa tay ra tìm lấy vai của thằng bé xót xa nói:
-Con mệt lắm không. Thôi con ah… mẹ thì mù lòa cũng quen rồi giờ cảm thấy vậy mà hay. Anh em con còn phải giử gìn sức khỏe. Đừng cố gắng quá thì phải tội. Niềm vui của mẹ là mong được nhìn thấy mặt hai con xem như thế nào… giờ thì hai con khôn lớn như vậy mẹ cũng vui lắm rồi..
Để chén cháo xuống bên cạnh, Hoàng Chỉ cầm tay mẹ mà nói:
-Mẹ đừng lo lắng quá, mà ảnh hưởng đến sức khỏe,con biết tự lượng sức mình. Vả lại , con vừa nghe được một tin vui mẹ ah!
-Tin gì vậy con, nói cho mẹ nghe xem?
-Hôm con tìm củi khô tận làng Xuân Quang kề bên thì con nghe người ta truyền tay nhau có một thầy thuốc rất giỏi, nghe đâu là truyền nhân nhiều đời của Thần Y Biển Thước bên Triều Đường Phương Bắc, đi làm việc cứu người, nay đến đất Nam ta , đồn đại rằng ông ấy rất giỏi chữa bệnh về mắt, nên con đợi khi nào trời quang mây tạnh, con sẽ dẫn mẹ tìm gặp ông ấy xem, biết đâu sẽ chữa lành đôi mắt cho mẹ.
Chớp đôi mắt trắng dã như có hai tấm màng che màu trắng mỏng, không có tròng đen, bà Hà nói:
-Lại thế.. con đã tìm nhiều thầy chữa cho mẹ rồi, mà ông nào cũng nói bệnh mẹ không chữa được. Bệnh này cũng đã hơn cả chục năm, con đừng phí sức nữa. Sau này nhà chỉ mình con gánh vác. Anh con thì bị dị tật và thần trí lại không nhanh nhẹn bằng người ta, con làm ra bao nhiêu thì cũng phải biết dành dụm sau này.
Quay sang nhìn bên cạnh, thấy người anh trai Hoàng Chiêm nằm ngủ co ro trên đống rơm ,Hoàng Chỉ chớp đôi mắt buồn cố giấu cảm xúc, cười cho mẹ vui rồi nói:
-Mẹ yên tâm, ông thầy thuốc này chỉ làm phước không có lấy tiền. Mình chỉ việc dành ít thời gian đến nơi ông ấy xem qua rồi tính tiếp… mẹ nằm nghỉ sớm trời đã khuya, rất lạnh không khéo đổ bệnh. Để con dìu mẹ lên giường nằm.
Dìu mẹ đến bên chiếc giường nhỏ, đắp cho mẹ tấm chăn xong, quay ra ngồi trước đóng lửa, lôi trong cạp quần ra đếm vài đồng tiền nhỏ dành dụm bấy lâu. Mấy hôm nay làm vất vả vậy mà chỉ được có 6 đồng bạc, không biết có đủ tiền chạy chữa cho mẹ không, nghe đâu ông thầy này lấy tiền công khá đắt, phải có nhiều tiền mới ra tay chữa bệnh. Mà thời gian lại quá gấp rút, nơi nào ông ghé lại chữa bệnh không quá 1 tuần trăng là vội đi, có khi không biết bao giờ mới quay lại. Bệnh thì lạy tứ phương Hoàng Chỉ không muốn mất đi cơ hội quí giá này. Quyết định, sau khi phơi khô đống củi này khi giao cho Lão Huấn bán bánh cũng vừa đủ 10 bạc.
Trời vừa hừng sáng, trong làng tiếng gà gáy chưa kịp dứt Hoàng Chỉ đã hối thúc mẹ dậy cùng mình khăn gói đi sang làng Xuân Quang kế bên tìm gặp người thầy thuốc kia. Đoạn đường khá xa, lại qua nhiều đỉnh đèo cao, vừa đi vừa cõng mẹ trên vai qua những đoạn đèo dốc dựng ngược. Khi nghĩ đến hy vọng mẹ mình được đôi mắt sáng, Hoàng Chỉ như có thêm bao nghị lực mà bước đi không biết mệt mỏi. Đến gần trưa thì đã đến đầu làng Xuân Quang. Hỏi thăm tìm người thầy thuốc, thì người dân ở đây ai cũng biết mà tận tình chỉ đường.
Quán trọ Phù Thạch nơi vị thầy thuốc đã ở trọ vài ngày nay mà vẫn tấp nập người xếp hàng dài chờ đến lượt, người dân các làng xung quanh nghe tiếng cũng tìm đến mà trị bệnh, đã xế chiều rồi mà vẫn chưa thấy đến phiên mình. Hoàng Chỉ nôn nóng vội bước đến bên cửa tìm gặp người thầy thuốc. Phía trước thư phòng khám, dải người xếp hàng dài, người đứng kẻ ngồi đầy ngoài trước cửa. Vài tiếng lao nhao khi Hoàng Chỉ chen chân bước qua, chỉ kịp nhìn thấy vị thầy thuốc kia dáng người phốp pháp cao lớn, râu tóc bạc trắng ánh kim, đang ngồi xem mạch cho người bệnh qua một sợi chỉ màu nâu quấn quanh cổ tay. Một bàn tay kéo vai Hoàng Chỉ ra sau nói:
-Thằng nhãi này… phải biết xếp hàng trước chứ, không biết phép tắc gì cả ah?
Sau lưng là một người đàn ông gương mặt hốc hác chắc là con bệnh, thấy Hoàng Chỉ chen vào thì y kéo lại sợ dành chỗ, Hoàng Chỉ chưa kịp phân trần thì có tiếng nói nhỏ của người đàn bà bên trên nghe tiếng quay xuống nói:
-Là Hoàng Chỉ ah?.. Hôm nay cháu cũng đến đây khám bệnh sao?
Hoàng Chỉ nhìn thì đấy là bác Thu Lan một người quen cùng làng, bán hàng rau trong khu chợ nhỏ đầu làng Xuân Nghi.
-Dạ.. cháu dẫn thân mẫu cháu khám đôi mắt. Nhưng giờ đã gần chiều tối mà chưa thấy đến, nên vào xem. Sợ khi tối đến con không trở về làng kịp.
Như hiểu ra ý, biết sự hiếu thảo của Hoàng Chỉ bà ta cầm tay nói:
-Con dẫn mẹ vào thay chổ bác đi…bác có người thân ở gần đây, hôm sau bác hẳn sang khám cũng được…
Hoàng Chỉ ra vẻ ái ngại đưa tay gãi đầu nói:
-Thật ngại quá ...bác chắc cũng xếp hàng chờ đây khá lâu rồi, sao con lại làm vậy được.
Không đợi Hoàng Chỉ nói thêm lời nào bà ta bước nhanh ra ngoài rồi nói:
-Chậc...Thật là người con hiếu thảo, bác ước chi các con nhà bác cũng như vậy. Thôi con mau dẫn mẹ vô khám nhanh kẻo muộn.
Nhìn bác Thu Lan tỏ ra biết ơn Hoàng Chỉ ra dắt mẹ mình rồi nói:
-Dạ... vậy thì con cám ơn bác rất nhiều ah!!
Nói xong bà mỉm cười bước nhanh ra khỏi hàng chờ, nhờ sự nhường chỗ của bác Thu rồi cũng đến lượt mẹ Hoàng Chỉ được khám bệnh. Ông thầy thuốc nổi danh kia giờ Hoàng Chỉ mới được diện kiến ông ấy có danh xưng họ Lữ tên Gia tự là Lữ Tiên Sinh. Sau khi xem qua bệnh tình bà Hà, nhìn qua hình dáng nghèo khổ của mẹ con Hoàng Chỉ, ông buộc miệng thở dài nói:
-Thật là khó nói. Bệnh của mẹ nhà ngươi đã lâu năm. Mắt đã kéo mây trắng, chỉ sợ không có thuốc hiếm mà trị, phí tổn lại nhiều, hai mẹ con nhà ngươi e rằng gia cảnh nghèo túng khó mà thực hiện được việc này.
-Dạ...Thế thì ông cho biết bao nhiêu để con xem lại?
Một lời nói dứt khoát của Lữ Tiên Sinh:
- Ba đồng tiền vàng.. nhà ngươi có đủ không?
Đưa tay sờ vào thắt lưng, rồi như ngẩn người ra khi biết mình không đủ tiền, Hoàng Chỉ ấp úng nói:
-Dạ.. Con không đủ tiền .. Nhưng..!!
- Không nhưng gì ở đây cả, nếu không có thì ra ngoài nhường chổ cho người khác. Nếu kiếm đủ mai hẳn đến gặp ta.
Nghe đến 3 đồng tiền vàng, suy ra hơn 30 đồng bạc, mà trong tay vỏn vẹn chỉ có 10 bạc, ở nơi xa lạ biết nhờ đến ai. Hoàng Chỉ thẩn thờ nhìn mẹ, nước mắt tự dưng tuôn thành dòng. Hai mẹ con đành đứng lên tạ ơn Lữ tiên sinh mà bước ra ngoài. Lấy mảnh cơm trắng muối mè gói mang theo, hai mẹ con ngồi trước cửa quán trọ mà ăn, sáng giờ chỉ lo căn bệnh mà quên cả cái đói. Hoàng Chỉ dù cái bụng trống rỗng đang kêu lên sùng sục mà chẳng màng nghĩ đến, giờ tâm trạng chỉ suy nghỉ trong đầu làm sao có đủ số tiền mà thầy thuốc Lữ Gia đã nói, càng suy nghĩ càng rơi vào bế tắc. Bà Hà cảm nhận được nên nói:
-Ăn chút gì đi con, mẹ đã biết nhà mình không có tiền chạy chữa cho mẹ đâu, vốn dĩ mẹ biết con từ lâu đã cố gắng vì mẹ nhiều rồi. Sự hiếu thảo của con, bây nhiêu cũng làm mẹ mãn nguyện lắm rồi.. con ah!
Nghe đến đây nước mắt Hoàng Chỉ càng rơi xuống thêm. Bao nhiêu năm vất vả, giờ tìm được phương pháp chữa chạy đôi mắt cho mẹ mình mà lại không cách nào xử lý được trong hoàng cảnh này, lòng như dao cắt. Nhưng Hoàng Chỉ đã có lời hứa với lòng khi nào trên đời này nếu còn 1 phương pháp cũng không bao giờ dừng lại, để mang lại ánh sáng cho mẹ mình. Nghĩ đến đây hai tay nắm chặt lại ”Chắc chắn sẽ có cách...Mình không thể bỏ cuộc dễ dàng như vậy được."