• Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Dưới chân núi Hồng Lĩnh có một gia thôn tên Trung An, yên bình, dân cư sống bằng nghề nông và nghề đúc đồng, không khí thoáng đãng, tiết trời mát mẻ.

Hoàng Chỉ lưu tại đây hôm nay đã là ngày thứ 3, sáng sớm mặt trời chưa lên, đã lên đỉnh tọa thiền xem phong thủy Địa Long Tỏa Khí xem hướng đoán Hung Cát. Trưa xuống núi, tìm thức ăn.

Lần nào cũng vậy, đi ngang qua một thửa ruộng trồng khoai, thấy một trung niên gương mặt phúc hậu, tai dài mà dày, miệng rộng, cằm vuông chứng thực đây là một người có Thiên Phúc tài năng, tại sao đến giờ này phận vẫn long đong nghèo khổ.

Hoàng Chỉ đến bên xin tí nước uống, ngay lúc người kia đang dùng cơm trưa, kề bên vẫn còn số sách cũ mang theo đọc nhân lúc nghỉ ngơi xếp lại ngay ngắn biết đây là người hiếu học.

Hoàng Chỉ chưa mở lời đã nghe người đứng lên chấp tay nói “Tôi chào ngài đạo sĩ. Hôm nay lại đến dùng cơm cùng tôi cho vui nhé, ăn một mình cũng buồn” Hoàng Chỉ mấy hôm nay cứ xuống chân núi, lại gặp anh ta, lần nào cũng không nỡ từ chối món ăn dân dã của hắn, chẳng phải là cao lương mỹ vị gì cho cam, là chút cơm trắng với món kho quẹt, thứ tôm cá be bé được thêm chút gia vị cay cay, mắm muối, ít hạt tiêu giã nhỏ cho vào đun với lửa nhỏ trên than hồng, dùng kèm với mới rau củ luộc chín, ăn mặn miệng, cay cay đầu lưỡi dùng với cơm trắng quả thật hương vị quê hương khó mà đành lòng bước qua.

Dưới tán cây to lớn sau khi dùng cơm, Hoàng Chỉ giờ mới biết hắn tên Văn Đạt, cha làm thầy đồ, mẹ thì mất cách đây 5 năm, người mẹ của Văn Đạt tên thường gọi là Từ Thục xuất thân từ tầng lớp tiểu thư đài các trong chốn triều đình, con út của binh bộ thượng thư, thông minh, quyết đoán, học rộng, giỏi văn chương, kinh sử, lại tinh thông cả dịch lý, tướng số, mang chí lớn của bậc đại trượng phu.

Bà tâm niệm rằng "Nếu không lấy được chồng làm Vua, thì con bà sinh ra sau này sẽ trở thành một Thiên Tử",chính vì mang chí hướng lớn, nên mãi qua tuổi xuân thì vẫn chưa kiếm được ý trung nhân, mà trao thân gởi phận, mãi sau này mới gặp người cha của hắn chỉ là một thầy đồ nghèo tên Văn Định mà thành thân, bà ta mê tín đến mức độ cả khi hai người động phòng cũng xem ngày giờ cho chuẩn xác.

Văn Đạt từ nhỏ đã được mẹ đích thân dạy hắn không ít kinh văn, xem tinh tú đoán vận mệnh, mong sau này con được làm Thiên Tử trị vì thiên hạ, còn người cha Văn Định thì sống an phận thủ thừa, thì ngược lại chỉ muốn con mình đi theo con đường thầy đồ.

Có lần, bà dạy Văn Đạt câu hát “Bống bống bang bang, ngày sau con lớn con tựa ngai vàng”.

Người cha hắn hoảng sợ vì nếu chẳng hay đến triều đình biết được sẽ mất đầu về tội khi quân, nên sửa lại: “Bống bống bang bang, ngày sau con lớn con vịn ngai vàng”.

Khi bà về đến nhà, ông nói lại chuyện ấy thì bị bà trách “Nuôi con mong sao làm vua làm chúa, hà cớ gì lại mong làm bầy tôi” Nên hai phu thê họ luôn khắc khẩu vì không cùng chung chí hướng, vả lại bản thân Văn Đạt không học tới nơi tới chốn môn nào, chỉ là biết qua mỗi thứ một ít, rồi không dùng được thứ gì cho ra ngô ra khoai.

Qua thời gian sau bà mẹ sinh lòng buồn phiền, tâm bệnh xuất hiện rồi qua đời. Văn Đạt đã ngoài 40 mà cũng không làm được chuyện gì cho thành danh, lòng không ít phiền muộn tự hổ thẹn mà trách bản thân. Khi mẹ mất đến nay cố gắng trao dồi đèn sách chờ ngày lên kinh ứng thí, mong đạt được thành công, an lòng người mẹ già nơi chín suối.

Thấy Văn Đạt là một người con có hiếu thảo lại trong lòng có chí lớn, mệnh số sẽ làm được việc lớn cho An Nam sau này. Hoàng Chỉ bấm quẻ biết được tại sao lại bị như vậy nên nói “Ngươi biết ta là ai chăng? Tại sao lại đối xử với ta tốt như vậy?”

Văn Đạt nhìn lại Hoàng Chỉ buộc miệng nói “Tôi cũng không biết. Chỉ biết đạo sĩ đây tướng mạo bất phàm, cầm gậy Hồ Lô, đi đến đâu người như có đạo quang sáng ngời ... hay là? Ngài là Tả Ao Tiên Sinh mà người đời truyền tụng?”

Hoàng Chỉ cười tươi nói “Chính là ta đây. Hôm nay qua đây có chút việc riêng. Thấy anh đây có tấm lòng tốt, lại là người có chí hướng cao. Ta bấm quẻ số biết được số phận long đong như vậy ắt có sự tình”.

Nghe nói Tả Ao Tiên Sinh, Văn Đạt vội buông quyển sách trên tay xuống, dập đầu xuống đất mà chào “Con thật có mắt như mù. Không biết đã gặp cao nhân đây, mong ngài thứ lỗi.”

Hoàng Chỉ đỡ Văn Đạt đứng lên rồi hỏi thăm sự tình, qua đó biết được Mộ thất của mẹ nằm ở đâu rồi nói “Anh dẫn ta đến phần mộ mẹ anh, ta sẽ xem rồi sẽ giúp anh, phát tài, sau này sẽ giàu sang phú quí.”

Văn Đạt đưa tay gãi đầu nói “Dạ không dám mong gì hơn, gia cảnh con nghèo khó bao năm, cày thuê, bán mặt cho đất bán lưng cho trời, chỉ mong kiếm cơm qua ngày mà thôi, mong gì giàu có...”

Hoàng Chỉ kêu anh ta dẫn đến huyệt mộ chôn mẹ mình, thấy ngôi mộ nằm trên mảnh dất khô cằn. Hoàng Chỉ đặt một vật hình tròn đường kính khoảng 20 phân, có in nhiều chữ cổ từ tâm ra ngoài, ở giữa là địa bàn cỡ đồng xu, kim màu vàng óng ánh lung linh, có hai màu xanh đỏ chỉ hướng Nam-Bắc được gọi là Tróc Long xuống nhìn quanh tứ phía nói “Huyệt mộ mẹ anh đầu nằm trên hướng Đông chân quay về Tây mất đi Càn Tốn tức sinh ra khí hao không tốt, mất đi sinh khí Thiên Thái trời đất vốn có dành cho gia đạo hưng thịnh.

Nay phải cải táng tức là đào huyệt mộ lên, lấy xương cốt cho vào hủ sành, đem lên ta sẽ dùng Dương Công Thượng Vị dịch chuyển phần mộ có thể cải thiên hoán địa, đón cát dời hung, đúng 100 ngày sau anh sẽ có lộc lớn mà giàu có.”

Sau khi đã làm hết tấc cả theo lời căn dặn, Hoàng Chỉ kêu anh ta lại nói nhỏ vào tai “Anh nhớ không cho ai biết chuyện này! 100 ngày nữa, vào ngày Mùi tháng Ngọ, đúng giờ Tý anh phải có mặt ở kinh đô, đứng ở hướng Đông Nam. Nếu gặp một người đàn ông mặc áo gấm trắng, đi hài xanh thêu chữ Thọ, từ trong thành chạy ra với bộ mặt hốt hoảng, thì anh cứ chạy lại bằng mọi cách giúp người ấy, rồi cõng thẳng về giấu trong nhà, ngày ngày lo cơm nước cho tử tế cho người đó. Anh cứ thế mà làm, đừng suy nghĩ gì hết!”

Căn dặn xong đâu ra đó Hoàng Chỉ bước lên núi, Văn Đạt ghi nhớ lời dạy, biết Tả Ao Tiên Sinh liệu việc như thần, nên lòng hồi hộp trong mong ngày đó đến.

Vào ngày thứ 100 anh ta lên kinh thành đứng đợi ở cổng phía Đông Nam, vào lúc giờ Tý chợt thấy kinh thành dân chúng hoảng loạn bỏ chạy tứ phía, tiếng ngựa hí vang trời, kèn trống inh ỏi, tiếng la lớn từ những tên lính trên lưng ngựa hét lên “Mau tìm bắt lấy nó..hmm ai cản trở giết sạch cho ta.”

Anh cũng hoảng loạn không biết phải làm sao, khi đám lính chạy ngan qua vừa dứt, thấy bóng một người tóc tai rối bù, mặc y phục màu trắng, chân đi giày thêu đứng lấp ló trong con hẻm, gương mặt cắt không còn giọt máu run lẩy bẩy, anh vội chạy đến nói “Thưa ngài … con xin được cứu ngài”

Nói vừa dứt ghé vai cõng người ấy, men theo đường mòn trên núi, chạy một mạch không ngừng nghỉ về đến nhà mình.

Văn Đạt cố hỏi xem thân thế người ấy là ai, mấy ngày im bật không trả lời, lo sợ phập phòng không yên, cả trong giấc ngủ cứ gặp ác mộng, cả đêm cũng không ngủ.

Cứ đến giờ ăn Văn Đạt tiếp đón chu đáo, cơm nước như quí khách đến nhà, một lời chẳng hé răng. Đến ngày thứ tư thì thấy ở đầu làng rất ốn ào tụ tập rất đông người, Văn Đạt chạy ra xem thì thấy quân lính triều đình phát loa thông báo “Mấy hôm trước, trong lúc Vua Lê vi hành ra ngoại thành thì chẳng may gặp đám phản tặc, âm mưu ám hại ngài, nhưng nhờ hồng thiên ban giáo nên Vua ta đã không gặp điều gì xấu, trong lúc hoảng loạn ngài đã đi đâu không ai biết, chỉ là không biết ngài ở đâu mà tìm, nếu ai gặp được ngài ở đâu thì báo cho triều đình, sẽ được hưởng hồng ban…”

Văn Đạt sau khi nghe tả về hình dáng thì nhận ra người mình cứu là Vua, nên báo cho quân lính rước ngài về kinh thành. Khi quan quân đến rước Vua, ngài cho phép cả Văn Đạt cùng đi theo mình về kinh thành.

Tại kinh đô vua thiết triều, trấn an trăm họ và phong cho vị ân nhân là Văn Đạt tước vị làm quan đến chức nhị phẩm, cùng vàng bạc lụa là nhiều vô số.

Văn Đạt quì xuống bái tạ ơn Vua xin được nói “Muôn tâu Hoàng Thượng. Chuyện cứu được ngài là chuyện phải làm của hạ thần, nay chỉ xin số vàng kia để về, trước là xây lại nhà cửa đã dột nát, sau là an dưỡng phụ thân, còn chức quan thì hạ thần xin được không nhận, làm quan phải từ thực lực mà ra, bản thân cảm thấy tự mình học hành thi thố, mới một lòng cống hiến cho xã tắc…Kính mong bệ hạ soi xét”.

Nghe xong lời Văn Đạt nói, lại thấy anh ta là một người có chí khí, trong mấy ngày ở lại nhà thấy gia cảnh cũng đáng thương, nhà Vua đã cho quân lính về xây lại gia môn, giúp đỡ tạo điều kiện học hành, sau này về tìm Tả Ao Tiên Sinh thì ngài đi khắp nơi nên không thể gặp mặt được chỉ biết hướng lên núi Hồng Lĩnh mà bái lạy tạ ơn …

5 năm sau từ khi cứu vua, Văn Đạt yên tâm mà học hành thi cử đỗ chức Trạng Nguyên nhà Lê. Người là Nguyễn Bỉnh Khiêm, tên huý là Văn Đạt, hiệu là Bạch Vân cư sĩ được các môn sinh tôn là Tuyết Giang Phu Tử là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất lịch sử cũng như của văn hóa An Nam.

Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng, cũng như tài tiên tri đại tài. Sau khi đậu Trạng nguyên và làm quan, ông được phong tước Trình Tuyền Hầu rồi thăng tới Trình Quốc Công, mà dân gian quen gọi ông là Trạng Trình. Sau này người đời cũng phong thánh cho ông và suy tôn ông là Thanh Sơn Đạo sĩ hay Thanh Sơn Chân Nhân.

Lại nói về Hoàng Chỉ sau khi lên núi thăm dò biết được hướng Khí Long di chuyển hình thế, nắm rõ như lòng bàn tay, Khí long phát sinh chỉ mang hưng thịnh đến An Nam chứ không nguy hại. Quay về nhà chẳng được bao lâu thì nghe một hung tin.

Anh trai Hoàng Chiêm trong lúc đi chùa lễ bái trên đường quay về thì, gặp ngay lúc quan quân Thiên Triều cử sứ Phương Bắc sang An Nam thu thuế, trên đường đi đến đâu, cũng cờ bay ngựa chạy kéo dài thành hàng thể hiện uy quyền của Thiên Triều phương Bắc. Bên con đường lớn bụi bay mù trời, ngựa đang phi như bay chợt dừng lại, đang di chuyển tự dưng phải dừng lại, viên quan triều Bắc đang ngủ say trong kiệu, giật mình tỉnh giấc quay sang tức giận hỏi “Tại sao phải dừng lại?”

Quân lính nói “Có một nhóm người đang bước sang đường ah...”

Tên quan vén rèm ngọc nhìn ra nói “Xưa nay chỉ có người tránh ngựa, chứ ngựa Phương Bắc không biết tránh người An Nam. Cứ chạy lên không tránh thì giẫm chết hết.”

Người dân đang đi thành hàng, chuẩn bị sắp sang đường thì thấy đoàn người ngựa kia. Tiếng ngựa hí vang trời, cất hai chân trước cất lên cao phóng tới phía trước mặt, mọi người hoảng sợ chạy tứ tán, ai nhanh chân thì chạy nép sang bên đường.

Trong lúc hoảng loạn cùng cực lại bị dị tật không di chuyển nhanh vào bên đường, nên bị những con ngựa của quan quân Triều Bắc hất tung lên không, chết không toàn thây.

Hoàng Chỉ ôm xác người anh trai bị ngựa phương Bắc giày xéo chết không nhắm mắt, trong lòng khóc không thành lời đưa ra vô số câu hỏi không có lời giải:

“Tại sao? Tại sao lại vậy? Số mạng là gì? Tất cả anh phải gánh lấy là như vậy sao? Công bằng ở đâu, thiên lý ở đâu? Thiên Triều là gì? Phương Bắc là sao muốn An Nam ta dưới chân sao? Ta phải cho bọn mi biết người An Nam là ai.”

Nói xong đứng lên cười lớn, rồi hướng mắt về đỉnh Hồng Lĩnh Sơn…

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK