• Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Hoàng Chiêm cả đời ăn chay niệm phật, sinh ra đã không được lành lặn như người đời, dị tật hết nữa thân người, tay teo chân nhỏ, nói năng lấp bấp.

Từ nhỏ, cầm gậy đi ăn xin đầu đường xó chợ mà kiếm sống, hai anh em nương tựa vào nhau. Hoàng Chỉ tự biết thân phận mà nổ lực để thay anh gánh vác gia đình, chỉ mong sau này nuôi dưỡng mẹ và anh trai, nay công thành danh toại, chỉ tiếc không cho anh được hưởng niềm vui bao lâu, giờ thì đã ra người thiên cổ, từ khi sinh ra đến lúc chết đi cũng không toàn mạng.

Thế mới nói Sinh Tử Bất Vi Đào là vậy. Hoàng Chỉ giờ lòng đau thấu tận tâm can, buồn vì số phận người anh một, hận kẻ xem thường mạng sống người khác như cỏ rác đến mười, há chẳng phải trên đời ông trời không có mắt, nhân quả ở nơi nào. Lòng tràn đầy oán hận mà quên đi lời dặn dò của vi sư, chẳng phải suy nghỉ gì thêm lòng đã quyết định.

Đêm khuya thanh vắng, đem xác anh mình lên trên đỉnh Hồng Lĩnh Sơn mà an táng huyệt mộ tại Long Mạch. Hoàng Chỉ nước mắt lưng tròng nói “Đại ca, lúc sinh thời chịu nhiều điều thiệt thòi hơn người, sống hiền lương không hại ai, vậy mà lúc thác đi thân thể không toàn vẹn, nay đệ đệ an táng huynh tại đây, mong kiếp sau huynh có đầu thai chuyển thế thành một bật đế vương, cho cả muôn đời sau không phải chịu cảnh đời như thế này nữa…”

Vốn dĩ Long Mạch từ xưa nay không phải cứ phát hiện ra là đặt huyệt mộ xuống là được, mà phải là một pháp sư cao tay, dùng huyền thuật triệu lên Thổ Sơn - Sơn Thần nếu trên núi, còn ở vùng thấp phải triệu Địa Công - Thổ Thần lên sau đó dùng pháp che mắt để làm Huyền Thuật.

Nếu đặt một vật hoặc xác thân con người xuống, sẽ thần sầu quỷ khóc dịch chuyển cả một vùng sinh khí đang có nơi đó, tạo ra một nhân sinh quan mới thay đổi quan vận, không chỉ vận hạnh một con người, mà có thể là cơ đồ cả một quốc gia.

Trên đỉnh núi, Hoàng Chỉ đặt năm cái quan tài, bốn nhỏ một lớn, một cái lớn nhất chứa xác của Hoàng Chiêm nằm chính giữa, bốn cái nhỏ còn lại chia ra 4 hướng Đông-Tây-Nam-Bắc, bốn cái nhỏ kia Hoàng Chỉ lại đặt vào đó mỗi cái một thân cây khác nhau.

Một cái đặt cây Đào là tinh hoa của ngũ hành, có thể khắc chế được bách quỷ; cái thứ Hai đặt vào một cây Liễu là tên một vì sao trong thập nhị bát tú, đã có vai trò trừ tà hiệu quả từ thời xa xưa; cái thứ Ba đặt cây Bách (hay cây tuyết tùng) cây bách có hương thơm ngát và khí thế của nó thì hùng tráng, được ví với người quân tử nên có thể khu trừ yêu nghiệt; cái cuối cùng đặt cây Ngải Cứu “Ngải Hổ”.

Tại sao lại trấn yểm 4 loại cây có tính trừ tà cao như vậy vào 4 hướng? Đó là tại vì Hoàng Chiêm chết oan, hồn lìa khỏi xác tâm trí còn hoảng loạn, không hiểu vì sao mình chết nên cứ đi lang thang không biết đường về, hồn lìa khỏi xác trong vòng 49 ngày sẽ đi lang thang như cô hồn dạ quỷ, Hoàng Chỉ làm vậy là muốn bảo vệ linh hồn anh mình lại, tránh bị những thế lực tà ác dụ dỗ theo, sa vào kiếp luân hồi ngạ quỷ, kiếp sau sẽ đầu thai vào nơi không mong muốn là vậy.

Sau khi chuẩn bị xong mọi thứ Hoàng Chỉ dùng Tinh Long Châm phi lên cao tạo một đạo quang vàng hình tròn, soi xuống đỉnh núi dùng một đạo phù vàng triệu hồi Sơn Thần “Vô Lượng Thiên Tôn. Thần Núi Hồng Lĩnh tuân lệnh phục giá… triệu hồi.. .cấp.. .cấp…”

Tức thì một hình tướng hiện ra một Lão Thần già nua thân mang giáp xanh, tay cầm một gậy ngọc, Hoàng Chỉ cuối đầu nói “Tại hạ mạng phép, xin ngài nhắm mắt làm ngơ cho ta dùng pháp trấn trạch tại nơi này. Trấn yểm Long Mạch tạo địa linh, xong sẽ rời đi, mong ngài chấp thuận. Tạ ơn chuẩn mục”.

Nói xong dùng đạo quan lấp đất tạo hình tròn như mu rùa mà xây một Mộ Linh Quy, Hoàng Chỉ đứng trên thế núi cao nhìn về hướng Bắc, hình sắc Địa Long giờ hiện rõ như ban ngày, đuôi rồng hướng Nam, đầu quay về hướng Bắc, vẫy đuôi ngóc cao đầu giương đôi mắt tinh anh tựa như đang dịch chuyển, gầm lên một tiếng kinh động như sấm, vang rền rung động đỉnh Hồng Lĩnh Sơn.

Tay nhanh như cắt, thời cơ đã điểm Hoàng Chỉ tung người lên không trung hơn trăm trượng trong tay phóng ra năm đạo quan sáng ngời hô lớn “NGỰ LONG”, một chiêu thức thu phục rồng trong Trảm Long Kinh dịch, năm đạo quan kia thực chất là năm Long Tinh Châm dàn thành hàng chắn ngan hướng Bắc trước đầu rồng, Địa Long tựa như cơ hồ mất hết sinh khí, quay đầu lại cuộn mình nằm xuống chân núi Hồng Lĩnh Sơn.

Chiêu Ngự Long thu phục rồng nằm yên tại chỗ không đi nơi khác, nếu gặp phải tà sát rồng thì mới dùng Trảm Long tức là cắt đầu rồng, triệt hạ luôn Long Mạch, Long Mạch cũng tức là thiên ý đã định, nếu Trảm Long nhẹ thì thân bại danh liệt, tổn hao phúc đức, nặng thì tử vong tức khắc. Hoàng Chỉ hơn ai hết hiểu rõ điều đó nên chỉ dùng Ngự Long để khống chế thay đổi phương hướng Địa Long mà thôi.

Tiếng gầm như Hổ vang lên giữa chốn Thiên Triều phương Bắc.

“Hmm…Thiên Mệnh là ứng với Thiên Triều,...dám gây nguy hại đến Thiên Long của ta. Ai là người làm được điều đó…?”

Các mệnh quan trong Bộ Thứ Sử trong cung đồng loạt quì xuống “Kính mong Hoàng Thượng nguôi cơn giận.”

Lửa giận bừng bừng Hoàng Đế triều Đường đập tay xuống Long Ngai nói “Vậy ta cho các ngươi nói. Ai là người dám làm chuyện này, thay đổi đường di chuyển Thanh Long làm như vậy nước Nam phải chăng có cao nhân. Cao Thứ Sử giờ còn ở Phương Nam, giờ ai là người chịu trách nhiệm cho việc này?”

Một người quan phục chỉnh tề, Quan Tứ Phẩm đạo võ Lưu Thanh bước ra phía trước dập đầu xuống đất nói “Dạ muôn tâu Thánh Thượng. Hạ thần xin nhận di chỉ này, xin lệnh đi qua nơi bị trấn Long Mạch xem lại tình hình. Giải quyết cho xong vụ việc ah...”

Hoàng Đế nói “Thì ra tôn tử của Ngự Sử Lưu Bá, chỉ có gia môn đạo pháp nhà ngươi mới đủ tài làm việc này, ta lệnh cho ngươi trong kì hạn hai tuần trăng, nếu không làm tròn sẽ tru di Tam tộc nhà ngươi.”

Lưu Thanh dập đầu không dám ngước lên “Dạ… đội ơn thánh thượng…”

Lưu Thanh là người con trai duy nhất của Lưu Bá Tiên Sinh, là một người tinh thông văn võ, chỉ một nỗi không phải là người học được đạo pháp cao nhất của cha mình, chỉ là biết qua thuật xem tướng, đoán vận mệnh, phong thủy chỉ là hiểu chứ chưa bước vào học đạo.

Có người thắc mắc hỏi Lưu Thanh rằng vì sao phụ thân mình là một người tinh thông phong thủy có thể hô mưa gọi gió, đạo cao như vậy, bản thân lại là người con trai duy nhất vì sao không theo nghiệp cha.

Lưu Thanh từ nhỏ vốn đã không có tình cảm với cha mình là Lưu Bá, ông khi xưa chỉ chuyên tâm tu đạo mà quên đi tình cảm gia đình, nên người thê tử đâm ra chán nản, một đêm mưa gió đã dắt Lưu Thanh ra đi.

Từ nhỏ Lưu Thanh đã ham mê quyền cước, không màng đạo giáo, chăm chỉ luyện tập cũng có chút thực lực hơn người, nên chẳng bao lâu sau cũng có được chức quan võ trong triều đình.

Sau này vào cung gặp được nhau, trên danh nghĩa vẫn là tình phụ tử, bên ngoài vẫn bình thường, như bên trong cha con như nước với lửa không nhìn mặt nhau, mạnh ai nấy sống nên không biết chuyện về Hoàng Chỉ.

Từ lâu Lưu Bá đã thoái quan vi dân không màng đến chuyện triều đình, hôm nay cớ sự này ra sao nên nỗi, Lưu Thanh hôm nay lên núi tìm Lưu Bá, và cũng lần đầu tiên quay về lại nơi mình sinh ra mà gặp cha hỏi cho ra ngọn ngành.

Sau khi nghe kể qua, Lưu Thanh giờ cũng biết ai là người gây ra cớ sự như vậy. Lưu Bá người đoán vận mệnh 300 năm trước, 100 năm sau của một con người, nên biết trước là chỉ có Hoàng Chỉ làm được chuyện kinh động Long Mạch như thế này, mấy ngày trước sau khi ngồi tọa thiền bổng thấy Linh Khí Tỏa Long phương Bắc mờ dần, các tinh tú dẫn đường bổng dưng tụ lại Phương Nam, lòng thốt lên “Thôi rồi đồ đệ đã ra tay. Trước ta đã căn dặn, mà không nghe lời, giờ mọi chuyện như thế này. Chỉ trách số phận đã định. Một mất mạng hai là mất người. Ý trời khó tránh”

Ông biết rằng Hoàng Chỉ cả đời quan minh, không phải dạng người tham vọng, là uẩn khúc gì khác nên buộc lòng phải làm vậy. Đứng giữa hai con đường Lưu Bá cũng không biết phải làm sao, nên suy nghĩ nhiều đêm nay mất ngủ mà tìm cách giúp cho đồ đệ mình, nên mới nói cho Lưu Thanh mọi việc, xong chỉ cách cho Lưu Thanh giải quyết việc này cho ổn thỏa nhất.

“Con qua bên đó đưa lá thư này cho Hoàng Chỉ, đồ đệ ta có song sinh hai người con trai, tìm cách bắt cho được một đứa đem về đây cho ta, đem nữa miếng ngọc bội này chôn xuống Mộ Linh Qui trên núi Hồng Lĩnh Nam, nữa còn lại đeo trên người đứa nhỏ kia, nhớ mọi việc làm cẩn thận bí mật, tránh gieo thêm phiền phức không đáng có, giờ mọi việc cứ làm theo ý ta mà hành sự.”

Lưu Thanh võ công cao cường khinh công tuyệt đỉnh, nên việc cải trang vào An Nam là chuyện như trở bàn tay, một mình một ngựa qua phương Nam, lên núi Hồng Lĩnh chẳng khó khăn đã phát hiện ra một ngôi mộ hình rùa nằm úp, xung quanh có 4 ngôi mộ nhỏ, đào một hố nhỏ trên ngôi mộ chính giữa đặt vào đó nửa ngọc bội màu xanh lam, xuống cùng với một đạo bùa như lời Lưu Bá nói, xong xuống tìm nhà Hoàng Chỉ.

Tả Ao Đường như mọi khi, vẫn đông khách khám chữa bệnh, Khả Nương Tử giờ bận rộn việc làm, vừa bốc thuốc vừa trông hai song sinh một tên Đức Y một tên Đức Huyền, Hoàng Chỉ thì đi ngao du suốt ngày ít khi về nhà, nên nàng một mình quán xuyến mọi việc lớn nhỏ trong gia môn, có thêm người làm công nên cũng không vấn đề.

Hôm nay Y Đường có một người khách không mời mà tới, Lưu Thanh thấy trong nhà có hai bé trai đang nô đùa trong sân khoảng 3 tuổi, lát sau Đức Y cầm trong tay lá thư màu vàng bìa ngoài có ghi “gởi cho đồ nhi Hoàng Chỉ” chạy ra đưa cho mẹ.

Khi phát hiện ra mọi việc thì quá trễ, Đức Huyền bị người ta bắt đi mất, Khả nương tử tay chân như không còn sức sống, ngã vật ra nền đất.

Mọi người tìm kiếm Hoàng Chỉ để thông báo sự tình, Hoàng Chỉ vội chạy về nhà cầm lá thư trong tay đọc “Đồ Nhi … Ta Lưu Bá trước dạy đệ tử phát tâm làm thiện, không màng danh lợi, địa vị cao sang, lấy cái tâm đức mà đối xử thiên hạ, giờ con trái ý ta tự hành việc theo cảm tính, thay đổi Long Mạch, suy yếu Thiên Triều. Nay ta tự nhận mình không đủ đạo hạnh, an huấn đệ tử của mình, cảm thấy hổ thẹn với lòng.

Ta vì bất đắt dĩ ,mới đem hài nhi của con về bên ta thực hiện pháp Hoán Vị Thiên Tôn, trước là mong con đừng hạ thủ thêm, làm ảnh hưởng đến Long Mạch mà gây phương hại đến An Nam. Con có thể giúp bản thân hoặc ai đó thành bật đế vương là chuyện trong tầm tay, nhưng sau đó Thiên Triều sẽ phát binh mà tiến sang An Nam, lúc đó máu chảy, đầu rơi thiên hạ lầm than. Con có thành công cũng khác nào bước vào Ma Đạo… Con yên tâm, ta sẽ không phương hại đến hài nhi của con. Sư phụ Lưu Bá.”

Hoàng Chỉ lòng như xát muối, đau thấu tim gan, hận mình vì một phút nóng giận mà hành sự hồ đồ, giờ mọi việc như thế này chỉ mong là ý trời đã định.

Pháp môn Hoán Vị Thiên Tôn mà vi sư nói, là một trong những chiêu cuối cùng trong cuốn số 3 Thiên Tủy Kinh, tức là trao đổi vận mệnh, vi sư sẽ dùng sinh lực của mình lấy hết vận mệnh của đứa trẻ trả về sinh khí Địa Long, chỉ có người cùng huyết thống với người được trấn trong mộ mới thực hiện được, vì thế mới bắt lấy Đức Huyền con trai của Hoàng Chỉ nó mang chung dòng máu với bác mình là Hoàng Chiêm, người đã được Hoàng Chỉ trấn thành đế vương, mà dùng thuật hoán đổi.

Người làm phép này cũng tổn thọ đi hơn ngũ thập sinh (50 năm cuộc sống). Hoàng Chỉ đã trả giá quá lớn cho sai lầm của mình. Lưu Sư phụ sau khi làm pháp môn xong, thì chẵng bao lâu cũng nhắm mắt qui tiên. Còn Đức Huyền sau này đi đâu không rõ, chỉ nghe nói đã được gởi vào một ngôi chùa từ đó không ai gặp nữa….

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK