Mục lục
Thập Niên 60: Cuộc Sống Mỹ Mãn Của Vợ Trước Lót Đường Trong Niên Đại Văn
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Kiều Vi phì cười, oán trách: “Bánh quy sao ăn sáng được chứ.”
Sao có thể lấy bánh quy lừa trẻ con đó là đồ ăn sáng được, con nít còn đang tuổi ăn tuổi lớn mà.
Nghiêm Lỗi không đồng ý: “Sao lại không được. Cứ cho Tương Tương ăn bánh quy vào buổi sáng, con nhà người khác hâm mộ nó chết đi được đấy.”
Kiều Vi mới sực nhớ ra, ở thời này bánh quy là đồ tốt.
Trong lòng cô hơi rục rịch hỏi: “Nhà chúng ta có sữa bò không?”
Nghiêm Lỗi nghi ngờ hỏi lại: “Để làm gì?”
Kiều Vi nói với anh: “Sữa bò có chất dinh dưỡng, trẻ con nên ăn mỗi ngày ít nhất một quả trứng gà, một ly sữa.”
Cô ngừng một chút, bổ sung thêm cho phù hợp với đặc tính của thời đại này: “Vậy thì thân thể mới khỏe mạnh, thân thể là tiền vốn để làm cách mạng, lãnh tụ vĩ đại của chúng ta nói như thế mà.”
Sao lúc này Nghiêm Lỗi nhớ được lãnh đạo nói gì, anh chỉ cảm nhận được sự mềm mại trong lòng bàn tay, chợt nhớ đến cách trong sách miêu tả da thịt của phụ nữ… “Hệt như sữa bò”.
“Kiều Vi…” Anh cắn lên gáy Kiều Vi, nói nhỏ: “Da của em… y như sữa bò vậy.”
Kiều Vi kéo cổ áo lót mà anh ngậm trong miệng lại.
Má ơi, mấy lời âu yếm này thật quê mùa!
Tuy quê nhưng cũng là tiến bộ rất lớn, nhất định không được cười anh mà còn phải cổ vũ nhiều hơn.
Kiều Vi nén cười, cô nghiêm túc hỏi Nghiêm Lỗi: “Vậy anh thích không?”
Sao lại không thích được.
Nghiêm Lỗi vùi vào cổ cô: “Ừm.”
Kiều Vi đạp anh: “Nói đi!”
Nghiêm Lỗi mới nói: “Anh thích.”
Giọng nói trầm thấp, hình như là chưa quen và xấu hổ với cách thể hiện sự yêu thích thẳng thắn này.
Người thời đại này thật là.
Cô quay người lại, đối mặt với Nghiêm Lỗi, chóp mũi đụng chóp mũi anh: “Còn da của anh có màu lúa mạch.”
Màu lúa mạch làm Nghiêm Lỗi liên tưởng ngay đến nông thôn, nhưng nghe giọng nói nũng nịu này thì không có vẻ chán ghét. Nghiêm Lỗi do dự một chút mới hỏi dò: “Vậy em có thích không?”
Kiều Vi ôm cổ anh, hôn nhẹ lên môi anh: “Em thích.”
Cô xoa xoa cánh tay rắn chắc của anh: “Em cũng thích cái này, rất mạnh mẽ.”
Tay cô trượt xuống lồng ngực cứng rắn của người đàn ông, ấn vào: “Đây nữa…”
Cô còn chưa nói hai chữ “em thích” thì môi đã bị chặn lại, chỉ có thể phát ra tiếng “a”.
Thật là, anh gấp như thế làm gì, cô còn chưa nói hết câu mà.
Miệng cô không nói được nữa, Kiều Vi chỉ còn cách dùng bàn tay để thể hiện cô thích cơ bụng săn chắc của người đàn ông này đến mức nào.
Dù sao cô vẫn còn đang trong kỳ kinh nguyệt, đùa giỡn một hồi cũng phải ngừng lại.
Nghiêm Lỗi ôm cô không buông tay.
Kiều Vi đập tay anh, lầm bầm: “Anh không nóng à?”
“Không nóng, em mát lắm, ôm thật thoải mái.”Anh nói. Hình như là vì cả hai đều nói “thích” nhau, nên anh dần không còn cảm giác xấu hổ khi bày tỏ sự yêu thích của mình nữa, anh ngừng lại một chút rồi nói nhỏ: “Anh thích cảm giác da thịt dán vào nhau.”
Cả hai người đều cởi áo, da thịt hoàn toàn dính sát vào nhau. Hôm qua, hôm kia đều như vậy.
Kiều Vi đột nhiên nhận ra: “Khao khát da thịt à?”
“Cái gì?” Anh không hiểu.
“Là thế này…” Kiều Vi hỏi: “Lúc nhỏ bố anh hay những người khác trong nhà anh có thường ôm anh không?”
“Không.”
“Vậy có thơm anh không?”
“Có ai tự dưng đi thơm trẻ con đâu?”
“Đấy chính là khao khát da thịt đó.” Kiều Vi nói: “Con người có bản năng cần được an ủi. Thời thơ ấu, việc bố mẹ thường làm là ôm hôn con cái, hoặc ít nhất là xoa đầu, nựng má, những hành động đó có thể thỏa mãn nhu cầu được an ủi này. Sau khi trưởng thành, vợ chồng sẽ hỗ trợ lẫn nhau bằng cách hôn môi, ôm ấp, v.uốt ve và… sinh hoạt vợ chồng.”
“Những đứa trẻ lúc nhỏ ít được bố mẹ ôm ấp thì lớn lên nhu cầu được an ủi sẽ cao hơn người khác. Nhu cầu này được gọi là khao khát da thịt.”
“Hóa ra là thế, em biết nhiều thứ thật.” Nghiêm Lỗi nói.
Anh ngừng một chút, khẽ nỉ non: “Thì ra là vậy sao.”
Anh bỗng nhiên ôm chặt Kiều Vi, rất chặt, nhưng không nói lời nào.
Kiều Vi hiểu anh.
Cô đã đọc tiểu thuyết rồi, Nghiêm Lỗi lớn lên ở nông thôn, những đứa trẻ còn sống đều là những đứa còn sót lại sau cái chết. Làm gì có chuyện người lớn ôm hôn chúng, tất cả đều tự sinh tự diệt, mặc kệ chúng trưởng thành.
Tệ hơn nữa là nhu cầu của Nghiêm Lỗi cũng không được thỏa mãn trong hôn nhân, mà còn chuyển biến xấu hơn.
Anh ôm chặt lấy cô, không nói gì nữa.
Nhưng lại như đang nói rất nhiều thứ.
Anh oán trách cô.
Trách cô sao không hôn anh sớm hơn, sao không ôm lấy anh sớm hơn.
Nếu cô hiểu hết mọi thứ, sao cô lại đối xử với anh như thế.
Kiều Vi nhẹ nhàng thở dài, không biết nên làm gì.
Cô ôm chặt lấy anh.
Thậm chí cô còn cuốn lấy chân anh, dùng hết sức ôm lấy anh.
Trong bóng tối, cô nghe tiếng thở ra đầy dễ chịu của người đàn ông.
Lát sau, giọng nói của Nghiêm Lỗi đột nhiên vang lên trong căn phòng yên tĩnh. Anh nói: “Kiều Vi…”
Nhưng ngay sau đó anh lại nói: “Thôi, không có gì.”

Kiều Vi đá anh: “Nói!”
Lúc này Nghiêm Lỗi mới nói: “Anh thấy mùi xà phòng khó ngửi.”
“Đương nhiên khó ngửi, dù sao cũng là xà phòng.” Kiều Vi đồng ý.
Nhưng không có cách nào, hiện tại xà phòng đã là đồ tốt nhất. Kiều Vi nhớ rõ trong nguyên tác, vào những năm bảy mươi, với tư cách là vợ của Nghiêm Lỗi, Lâm Tịch Tịch là một trong những người đầu tiên dùng xà phòng thơm ở chỗ họ.
“Người khác không có, tôi có” là nguyên tắc của sảng văn. Do đó có rất nhiều đoạn miêu tả Lâm Tịch Tịch dùng xà phòng thơm được người khác hâm mộ. Bởi vậy Kiều Vi mới có ấn tượng sâu.
“Lại còn rát da nữa.” Cô nói: “Thứ này nhiều kiềm, thật ra không tốt cho da.”
Cô nói xong mới nhận ra Nghiêm Lỗi không phải người sẽ nói nhảm, anh chủ động nói vậy nhất định là muốn nói gì đó.
“Xà phòng khó ngửi, sau đó thì sao?” Cô hỏi anh: “Anh định nói gì?”
“Thật ra… bồ kết rất dễ ngửi.” Nghiêm Lỗi thận trọng nói: “Anh không rõ em có muốn dùng không. Nếu em muốn, anh có thể đun nước bồ kết cho em. Gội đầu rất thích, da đầu không ngứa.”
Nguyên chủ hướng về thành phố, ghét nông thôn, cũng ghét tất cả những thứ có dính dáng đến hai chữ nông thôn.
Xà phòng là thứ người trong thành phố mới dùng, người ở quê có cũng không nỡ dùng, đều dùng nước bồ kết, nước vỏ bào hoặc bánh dầu chè để gội đầu. Đương nhiên nguyên chủ coi xà phòng là vinh, là tiên tiến, là cao cấp.
Do đó trước kia Nghiêm Lỗi chưa từng nhắc đến đề nghị này.
Nhưng hiện giờ, anh cảm thấy vợ thay đổi rất nhiều. Một vài lời trước kia chưa từng đề cập đến có thể nói ra một cách tự nhiên.
“À, bồ kết?” Kiều Vi nghe thấy thì hứng thú.
Đã từng thấy thứ này ở trong tiểu thuyết cổ trang không biết bao nhiêu lần, nhưng chưa bao giờ nhìn thấy ngoài đời thực, nên rất tò mò.
“Được, vậy anh kiếm một ít về em thử xem.” Cô nói: “Thật ra, xà phòng và những thứ tương tự là đồ hóa chất, tuy khả năng tẩy rửa của nó mạnh, nhưng ở phương diện khác, nó không tốt bằng đồ thuần thiên nhiên.”
Đề nghị đưa ra được tiếp nhận, Nghiêm Lỗi có cảm giác khoảng cách giữa anh và Kiều Vi rút ngắn lại. Rõ ràng trên thân thể đã không còn khoảng cách, nhưng về mặt tinh thần, anh vẫn cảm nhận được nó.
Anh hy vọng sau này khoảng cách này có thể biến mất.
“Ôi.” Kiều Vi đột nhiên kêu lên.
“Sao vậy?”
“Quên không cho anh xem bản kế hoạch của em.”
“… Kế hoạch gì?”
“Sân, cả nhà nữa.”
Kiều Vi nói sơ qua những chuyện hôm nay cô nghĩ kỹ cho Nghiêm Lỗi, hỏi anh: “Làm sân trước hay là sửa nhà trước?”
Nghiêm Lỗi hỏi: “Thật sự muốn trồng rau à?”
“Trồng.” Kiều Vi nói: “Nhưng mà anh không được ủ phân gì kia, nếu anh làm em sẽ điên mất.”
Đoạn ký ức kia vô cùng sâu sắc, thậm chí bây giờ nói đến chuyện đó, Kiều Vi cũng có thể ngửi thấy mùi thối từ trong đống phân Nghiêm Lỗi ủ. Có thể thấy nguyên chủ căm ghét chuyện này cỡ nào.
Không thể trách cô ấy, chỉ ngửi mùi này từ trong ký ức thôi Kiều Vi cũng khó chịu. Gái thành phố, ai chịu nổi chứ.
Nghiêm Lỗi lại lẩm bẩm: “Vậy thì không phát triển tốt được…”
Dòng máu Trung Hoa này nồng đậm cỡ nào.
Kiều Vi bị tức bật cười liền đá anh một cái. Nghiêm Lỗi đồng ý: “Biết rồi.”
“Anh phải nhớ, chúng ta có chợ nông sản, chúng ta không dựa vào trồng trọt để ăn cơm.” Kiều Vi dạy dỗ anh: “Làm cho anh một mảnh đất trồng rau trong sân, một là để đẹp sân, hai là làm thú vui giết thời gian hun đúc tình cảm, anh đừng lẫn lộn đầu đuôi đấy.”
Người trí thức nói chuyện có rất nhiều cụm từ bốn chữ. Chính ủy của bọn họ cũng vậy, thích nói cụm từ bốn chữ.
Nghiêm Lỗi tỏ vẻ tiếp thu: “Được, anh biết rồi.”
Nhưng một lát sau anh lại hỏi: “Vậy anh có thể kiếm ít phù sa từ ở sông không?”
Kiều Vi: “?”
Nhìn xem, người trí thức cũng có chuyện không biết, Nghiêm Lỗi giải thích: “Phù sa trầm tích dưới sông màu mỡ, có thể bón cho đất.”
“…” Kiều Vi: “Thối không?”
“Không thối, không hề thối.” Nghiêm Lỗi bảo đảm: “Nếu như phù sa thối, thì nước sông không uống được.”
Kiều Vi đồng ý, nhưng yêu cầu: “Nếu thối, anh mang lên thế nào thì ném về thế ấy.”
Nghiêm Lỗi vui vẻ: “Được!”
Kiều Vi hỏi: “Vậy chúng ta làm sân trước hay sửa nhà trước?”
“Nếu như em không vội, vậy làm sân trước.” Nghiêm Lỗi đề nghị: “Hiện giờ nhanh chóng làm đất trồng rau còn kịp. Chuyện trồng trọt phải nhìn ông trời, chuyện khác khi nào làm cũng được.”
“Có lý.” Kiều Vi đồng ý: “Em không biết trồng, chuyện trồng trọt cụ thể giao cho anh. Em có thể làm gì trước nhỉ?”
“Không cần em làm.”
“Em rảnh, muốn tìm chút việc để làm.”
Kiều Vi vừa nói vậy, Nghiêm Lỗi động lòng. Đúng thật, nếu Kiều Vi quá rảnh rỗi, anh sợ cô lại nghĩ ngợi lung tung, để ai đó lừa đi mất.
“Vậy em xới đất trước.” Nghiêm Lỗi quyết định bố trí công việc cho Kiều Vi làm.
Anh giải thích kỹ càng cho cô làm như thế nào, công cụ ở đâu.
Hai vợ chồng thì thầm cả đêm, không nói chuyện yêu đương, chỉ nói chuyện trồng rau.
Hôm sau là thứ bảy. Lúc này chỉ được nghỉ một ngày cuối tuần, thứ bảy vẫn phải làm việc.
Kiều Vi vươn vai rời giường, mang theo Nghiêm Tương ra ngoài đến đại viện ăn sáng trước. Ăn xong lại đi chợ nông sản, gặp được chị Dương mang theo Lâm Tịch Tịch, Quân Tử cũng đi theo, Lâm Tịch Tịch còn đang bế bé Năm.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK