Mục lục
Một Vài Chuyện Nông Hộ - Lãng Lãng Minh Nhật
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Triệu Ngôn Tu không nói gì, Phó Văn Duệ liền bắt đầu kể lại chuyện năm đó.

Khởi nguồn vẫn phải nói từ gia chủ tiền nhiệm của Phó gia Phó Quảng Nhân. Phó Quảng Nhân trên thương trường có thể coi là tay lão luyện, nhưng xử lý gia sự lại cực kỳ tùy hứng hồ đồ. Mẫu thân Phó Văn Duệ Ngô thị là vợ cưới hỏi đàng hoàng của Phó Quảng Nhân, nhưng cố tình lại không được Phó Quảng Nhân yêu thích, ngược lại sủng ái có thừa với một nha hoàn mà mẫu thân ông ta ban cho. Ở hậu viện Phó gia, cuộc sống của vị thiếp này so với chính thê còn thể diện hơn nhiều.

Thậm chí, ngay sau khi vị thiếp thị họ Lưu kia sinh hạ con trai, Phó Quảng Nhân thế nhưng ẩn ẩn có tính toán truyền gia nghiệp cho đứa con vợ lẽ này. Ông ta không chỉ đặt tên cho đứa trẻ đó là Phó Văn Nghiệp, lại còn vì nó mà bắt bẻ ba mẹ con Phó Văn Chiêu hơn gấp bội, muốn tìm cớ hưu Ngô thị, nâng danh phận cho ái thiếp sủng tử của mình lên làm chính.

Nhà mẹ đẻ của Ngô thị vốn dĩ chỉ là tiểu địa chủ ở ngoại thành Tuyền Châu, sau khi cha nàng trúng cử nhân mới dần dần nổi danh, tuy vậy so với thế gia phú quý nhiều năm như Phó gia vẫn kém quá nhiều. Phó Quảng Nhân dám không cho mẹ con Ngô thị mặt mũi như vậy cũng là vì nhà mẹ đẻ Ngô thị không hữu dụng, ông ta không có gì phải để ý và kiêng kị. Nhưng Ngô thị không phải một cô nương bình thường. Không chiếm được sủng ái của trượng phu, bà cũng chẳng thèm tranh, chỉ toàn tâm toàn ý ở nhà phụng dưỡng mẹ chồng, cho dù ai ai cũng biết vị mẹ chồng này là người ngang ngược không nói lý, nhưng nàng vẫn hiếu thuận mẹ chồng đến mức nổi danh toàn bộ Tuyền Châu thành, ở bên ngoài còn thường xuyên bố thí làm việc thiện, trở thành người hiền lương được người người tán thưởng.

Phó gia tuy rằng là thương nhân nhưng dù gì cũng là hoàng thương, có chức vị ở triều đình, điều này đồng nghĩa ông ta cũng phải để ý mặt mũi, giảng đại cục, ít nhất phải đắp nặn cho mình một tấm mặt nạ. Chính thất hiền lương như thế, nếu ông cứ liên tục dồn ép, thật ép Ngô thị đến đường cùng, Phó gia cũng không chiếm được chỗ tốt. Tới lúc ấy Ngô gia và ông không chết không thôi, ông làm sao có thể phù chính cho ái thiếp được.

Ngay cả như vậy, Phó Quảng Nhân vẫn cả ngày cân nhắc làm sao để hưu Ngô thị, tốt nhất có thể bắt được nhược điểm của Ngô thị, sau đó buộc Ngô gia đồng ý phù chính Lưu thị. Hậu trạch Phó phủ tranh đấu lợi hại, cũng may Ngô thị là người có thủ đoạn, che chở một đôi nhi nữ trưởng thành. Phó Văn Duệ là trưởng tử đồng thời là con vợ cả, từ nhỏ đã rất ưu tú, đang học tập ở thư viện Minh Chính, còn trúng tú tài. Nhưng Phó Quảng Nhân bị ái thiếp Lưu thị khóc tố thì lập tức cảnh giác. Trưởng tử có năng lực như vậy, về sau làm quan lớn chỉ sợ quay đầu lại liền chỉnh chết ái thiếp và tiểu nhi tử của ông, bèn lập tức ra tay ngăn trở.

Vì một việc nhỏ, ông ta trước mặt mọi người trách cứ Phó Văn Duệ trong mắt không có tôn trưởng, bất hiếu không biết kính trọng bề trên, kể từ đó đã chặt đứt con đường làm quan của Phó Văn Duệ. Sau khi biết chuyện Ngô thị hận muốn chết, làm ầm ĩ đến trước mặt tộc lão, nói muốn lên kinh thành tố cáo, để người trong khắp thiên hạ này nhìn xem Phó gia sủng thiếp diệt thê, đích thứ bất phân như thế nào.

Tộc lão sao có thể thật sự để Ngô thị đi, đành khuyên Phó Quảng Nhân chia một nửa gia nghiệp cho Phó Văn Duệ. Nắm được một nửa gia nghiệp Phó gia, Phó Văn Duệ ngược lại vùi đầu vào làm ăn buôn bán. Trong lòng Ngô thị dù hận đến mấy cũng không còn cách nào. Biết được Phó Quảng Nhân ngay cả chính con trai mình cũng chẳng chừa một chút lương tâm, hôn sự của con gái Phó Văn Chiêu càng không cần phải nói.

Ngô thị cho rằng mình gả cho thương nhân, mà thương nhân thì không bị quy củ ước thúc nên mới phải chịu đau khổ như vậy, bèn liên hệ với nhà mẹ đẻ chọn cho Phó Văn Chiêu một nhà dòng dõi thư hương, cuối cùng chọn được nhà của một vị biểu ca thuộc Lương gia. Lương gia cũng có thể coi là danh gia vọng tộc ở Tuyền Châu, nhưng vị họ hàng xa Lương Vu Khiêm này của Ngô thị lại chỉ là dòng bên của Lương gia.

Gia đạo sớm đã lụn bại, may nhờ Lương Vu Khiêm biết học hành tiến tới, trúng tiến sĩ, tương đương với huyện quan thất phẩm, tính ra so với hoàng thương Phó gia cũng coi như môn đăng hộ đối. Ngô thị tự mình đi gặp con rể, phát hiện con trai trưởng của Lương Vu Khiêm Lương Bồi Đống là một vị khiêm khiêm quân tử, dáng vẻ bất phàm, trọng tình trọng nghĩa, là một lựa chọn không thể tốt hơn, vì thế bèn lập tức đáp ứng.

Phó Văn Chiêu là một nữ tử cá tính quyết đoán, từ nhỏ chứng kiến những gì Ngô thị phải trải qua, trong lòng nàng thầm quyết định yêu cầu cơ bản nhất đối với hôn phu tương lai chính là không sủng thiếp diệt thê. Dù Ngô thị nói với nàng đủ thứ tốt đẹp về Lương Bồi Đống, Phó Văn Chiêu vẫn muốn đích thân đi gặp mặt một lần. Dân phong Tuyền Châu cởi mở, Ngô thị nghĩ hôn nhân đã khiến mình khổ nửa đời người, không nỡ để con gái cũng phải chịu khổ giống bà nên cũng bèn đồng ý.

Bà hẹn trước với Lương gia để hai người gặp mặt lúc bái phật. Phó Văn Chiêu cách mành nói thẳng nàng là một nữ tử ghen tuông, không thích nhất là cùng người khác chia sẻ trượng phu, nếu như Lương Bồi Đống có suy nghĩ trái ôm phải ấp, tận hưởng Tề nhân chi phúc, vậy thì khỏi cần đáp ứng hôn sự này.

Lương Bồi Đống lại nói hắn không phải người ham mê sắc đẹp, thê tử một người đủ rồi. Có những lời này của hắn, Phó Văn Chiêu mới yên tâm đồng ý kết hôn.

Vì sợ Phó Quảng Nhân nhúng tay, Ngô thị cố ý nói là Phó Văn Duệ và Lương Bồi Đống đã định thân từ nhỏ, còn cầu đến các tộc lão trước khi Phó Quảng Nhân làm quá mức. Tộc lão cũng cảm thấy có lỗi với ba mẹ con Ngô thị nên ra sức giúp đỡ tác thành mối hôn sự này.

Trong lòng Ngô thị cảm thấy hai đứa con mình phải chịu quá nhiều thua thiệt, cho nên bà luôn cực kì cưng chiều yêu thương bọn họ. Phó Văn Chiêu thành thân, Ngô thị riêng hồi môn đã chuẩn bị một trăm kiệu, còn chưa tính vốn riêng ngầm đưa cho. Thập lí hồng trang cùng lắm cũng chỉ như thế, hận không thể đào non nửa gia nghiệp của Phó gia cho nàng. Phó Quảng Nhân không muốn, Ngô thị lập tức đòi sống đòi chết, thậm chí yêu cầu hòa li chia gia sản.

Cái này còn phải cảm tạ luật bảo hộ chính thê do Thái tổ định ra. Nếu như bởi vì Phó Quảng Nhân sủng thiếp diệt thê khiến Ngô thị phải hòa li, Phó gia không mất một số tiền lớn đền bù Ngô thị thì không xong. Vì thế, Phó Quảng Nhân sau khi tính toán thiệt hơn chỉ có thể tự an ủi mình dù sao cũng là con gái ruột, cho Phó Văn Chiêu nhiều của hồi môn như vậy về sau sẽ không còn ai dám nói ông ta khắt khen con cái dòng chính nữa.

Có của hồi môn, cha chồng lại còn là biểu ca của Ngô thị, Phó Văn Chiêu vừa vào Lương gia đã lập tức tiếp quản chức đương gia thái thái, cùng Lương Bồi Đống cảm tình ân ái. Ngoại trừ ngẫu nhiên bị mẹ chồng gây khó dễ, cuộc sống của nàng trải qua tương đối không tệ. Gả vào Lương phủ năm thứ hai nàng sinh đại nhi tử Lương Hữu Vinh, năm thứ ba, Lương Bồi Đống trúng tiến sĩ, một nhà ba người thoát ly đi ra ngoài làm quan.

Phó Văn Chiêu một lòng đối đãi Lương Bồi Đống, vì nhà chồng lao tâm lao lực. Lương Bồi Đống cảm kích trong lòng, hai vợ chồng phu xướng phụ tùy, trải qua bảy tám năm êm ấm hoà thuận. Nhưng từ khi phụ thân Lương Bồi Đống không còn, mỗi khi bọn họ trở về giữ đạo hiếu hết thảy lại dần dần thay đổi. Mẹ chồng Phó Văn Chiêu ngay từ đầu đã không thích nàng. Trượng phu tại thế, bà ta còn thu liễm một chút, chỉ xách mé Phó Văn Chiêu vài chuyện vặt vãnh. Chờ Lương lão gia vừa tạ thế, bà trở thành lão phong quân bối phận tối cao trong Lương gia, kể từ đó liền bắt đầu lăn lộn người con dâu Phó Văn Chiêu này.

Đầu tiên là ghét bỏ Phó Văn Chiêu xuất thân từ thương hộ, không xứng với Lương Bồi Đống, lại luôn miệng trách Phó Văn Chiêu ghen tuông ích kỉ, khiến cho Lương Bồi Đống đến nay chỉ có một đứa con trai, dù sao Phó Văn Chiêu chỗ nào cũng khiến bà ta nhìn không thuận mắt. Chẳng qua khi đó Lương gia còn phải giữ đạo hiếu, Nhiếp thị cũng chỉ có thể ghét bỏ ngoài miệng, mặt đưa mày đám, cáo trạng với con trai mà thôi.

Nhưng chờ ba năm hiếu kỳ vừa hết, Lương Bồi Đống được điều đến Tuyền Châu làm tri châu, Nhiếp thị lập tức chỉ tên nói muốn Phó Văn Chiêu ở quê săn sóc mẹ chồng, không cho Phó Văn Chiêu đi cùng, ngược lại muốn Lương Bồi Đống mang theo một di nương để tiện chăm sóc.

Không nói đến chuyện mẹ chồng đòi con dâu phụng dưỡng, Lương Bồi Đống cho dù biết mẫu thân không thích thê tử nhưng cũng không ra mặt giúp Phó Văn Chiêu. Cũng may hắn còn tính có lương tâm, cự tuyệt mang theo thiếp thị, chuyện này khiến Nhiếp thị không vui, ở quê nơi chốn gây khó dễ Phó Văn Chiêu.

Phó Văn Chiêu đưa trưởng tử đến Minh Chính thư viện học tập, mình thì ở quê phụng dưỡng mẹ chồng. Nàng không phải người biết nhẫn nhục chịu đựng. Từ nhỏ chứng kiến cuộc sống của mẫu thân Ngô thị, nàng trước nay đều hiểu rõ phụ nhân hiền lương bị người khinh rẻ chỉ có một con đường chết.

Cho nên Nhiếp thị lăn lộn nàng, nàng cũng thường xuyên phản kích. Nàng cao minh ở chỗ người nơi này hầu hết đều đã biết tính tình điêu ngoa và kì quái của Nhiếp thị, là một bà mẹ chồng ác độc vô lý. Ai ai vừa nhắc đến Phó Văn Chiêu cũng phải thở dài một tiếng, một người con dâu tốt như vậy lại không thể có được một mẹ chồng hiền lành hiểu lý lẽ, đáng tiếc.

Lời này không bao lâu đã truyền tới tai Nhiếp thị. Nhiếp thị thấy mình không lăn lộn được Phó Văn Chiêu, ngược lại còn bôi đen thanh danh của mình thì lập tức không vui. Hơn nữa nhớ con trai, bà liền mang theo Phó Văn Chiêu đi Tuyền Châu, định bảo nhi tử lạnh nhạt với Phó Văn Chiêu khiến Phó Văn Chiêu đau khổ.

Tới Tuyền Châu, Nhiếp thị lập tức cáo trạng Phó Văn Chiêu với Lương Bồi Đống. Cũng may Phó Văn Chiêu sớm có chuẩn bị, giành trước kể lại toàn bộ mọi việc cho cho Lương Bồi Đống. Vì thế, Lương Bồi Đống ngược lại không tiện trách móc Phó Văn Chiêu làm thê tử không hiếu thuận.

Lúc sau Nhiếp thị liên tục tìm Phó Văn Chiêu gây phiền toái. Lương Bồi Đống thương Nhiếp thị tang phu, lại cảm nhớ Nhiếp thị chỉ còn một mình hắn để dựa vào, mỗi lần đều khuyên Phó Văn Chiêu nhường nhịn Nhiếp thị. Thậm chí vì không để Nhiếp thị tức giận, hai vợ chồng còn không dám quá mức thân mật.

Nhưng Nhiếp thị vẫn chưa hài lòng, nói thẳng Lương Bồi Đống ít con nối dõi, bắt nạp thiếp cho Lương Bồi Đống. Lúc này Phó Văn Chiêu rốt cuộc hoài thai. Nhiếp thị bị vả miệng, ngay cả cái thai cũng bị liên luỵ ghét lây. Chờ khi Phó Văn Chiêu chửa bảy tám tháng, bà ta không biết từ chỗ nào tìm được một đứa cháu họ nhà bà con xa Tưởng thị đưa vào trong phủ ở.

Tưởng thị xuất thân phẩm hạnh đều tốt hơn nhiều so với Phó Văn Chiêu, từng câu từng lời của bà ta đều tỏ ý muốn để Tưởng thị thay thế nàng. Phó Văn Chiêu thật sự là tức phát điên, làm ầm ĩ đòi tới tộc tìm người phân xử. Nhiếp thị bị kích động, đột nhiên hôn mê bất tỉnh.

Chờ khi tỉnh lại, nửa người đều không động đậy nổi. Nhiếp thị nổi giận muốn hưu Phó Văn Chiêu, lại bị Lương Bồi Đống ngăn cản. Nhưng Lương Bồi Đống cũng bất mãn phó Văn Chiêu làm vậy với mẫu thân hắn, theo ý mẫu thân nạp Tưởng thị làm thiếp. Phó Văn Chiêu tâm tình kích động đau buồn, sinh non đứa con tiếp theo.

Lương Bồi Đống thấy Phó Văn Chiêu như thế thì vô cùng áy náy, đối đãi Tưởng thị cực kì lãnh đạm. Nhưng Tưởng thị lại không cam lòng, thả ra lời đồn đứa trẻ Phó Văn Chiêu mới sinh mang sát mệnh, khắc trưởng bối, là người không may mắn. Ả còn tìm một đại sư trở về lừa bịp gian dối.

Nhiếp thị lúc này lại bỗng nhiên bị bệnh, chờ hết bệnh rồi liền nói thẳng là con trai Phó Văn Chiêu khắc bà ta, yêu cầu đưa đứa nhỏ này đi, tốt nhất ngay cả Phó Văn Chiêu cũng đưa đến nông thôn ở. Lương Bồi Đống không nghe, mẫu thân "bệnh" hắn cũng ngầm hỏi qua đại phu, biết được là giả vờ, như vậy tiểu nhi tử khắc mẫu thân hắn chỉ là lời nói vô căn cứ.

Hơn nữa Phó Văn Chiêu vì hắn lo liệu đã mười mấy năm, hắn không thể chỉ vì vài câu của giang hồ thuật sĩ mà tiễn nàng đi, như vậy quá không lương tâm, cũng quá khiến lòng người rét lạnh. Vì thế, hắn chỉ dỗ dành Nhiếp thị chứ không làm gì cả. Nhiếp thị sao có thể bao dung con trai mình che chở Phó Văn Chiêu như vậy, vì thế lại đổ bệnh.

Cho dù biết là giả, nhưng nhìn mẫu thân tự dày vò chính mình như vậy, trong lòng Lương Bồi Đống cũng khó chịu. Lúc này, Tưởng thị đề nghị để Phó Văn Chiêu ôm tiểu nhi tử đi theo Nhiếp thị vào trong chùa trừ đi sát khí của đứa nhỏ, giúp Nhiếp thị trong lòng thoải mái hơn.

Lúc trước Phó Văn Chiêu vốn đã sinh non, thân mình hư tổn, đứa nhỏ cũng vì thế rất nhỏ yếu, nào chịu được lặn lội đường xa tới tận chùa miếu. Lương Bồi Đống ban đầu cũng không đồng ý, nhưng Nhiếp thị dần dần lấy tuyệt thực để bức ép, không đi sẽ không ăn cơm, không đi sẽ không uống thuốc. Mắt thấy Nhiếp thị gầy rộc xuống, Lương Bồi Đống cũng do dự.

Cuối cùng, hắn vẫn đi tới chỗ Phó Văn Chiêu bảo nàng ôm con tới chùa một chuyến. Vốn dĩ Phó Văn Chiêu đối với Nhiếp thị, Tưởng thị, thậm chí là Lương Bồi Đống có hận ý, nhìn con trai yếu ớt, nàng không chút suy nghĩ lập tức từ chối, còn hung hăng chỉ tay mắng Lương Bồi Đống một trận, nói hắn không tuân thủ lời hứa, lúc trước xem như nhìn lầm người rồi.

Chút áy náy của Lương Bồi Đống đã bị Phó Văn Chiêu làm cho bay biến hết sạch sành sanh mà thay vào đó là tức giận. Hắn vì Phó Văn Chiêu và tiểu nhi tử chống đỡ mẫu thân mình nhiều như vậy, nhưng thê tử lại không chịu vì mình chịu một chút ủy khuất nào, ngược lại còn chỉ trích hắn. Lương Bồi Đống cũng bất mãn, nói thẳng nếu như Phó Văn Chiêu không chịu cầu phúc cho mẹ chồng thì chính là bất hiếu, nếu như Nhiếp thị gặp bất trắc gì hắn sẽ hưu Phó Văn Chiêu.

Phó Văn Chiêu nghe xong, ôm con khóc một đêm, dù vậy vẫn hiểu nếu thật sự bởi vì bất hiếu mà bị hưu, về sau không chỉ có nàng, ngay cả đại nhi tử của nàng cũng sẽ bị huỷ hoại. Nàng phái người truyền tin cho Nhiếp thị, đồng ý cùng bọn họ đi chùa cầu phúc.

Nhưng đêm trước ngày khởi hành, Phó Văn Chiêu thụ hàn, ngày hôm sau đã phát sốt, căn bản không ngồi dậy nổi. Nhiếp thị nói là Phó Văn Chiêu giở khổ nhục kế, nàng không đi cũng được nhưng đứa nhỏ nhất định phải đi theo, nếu không bà ta sẽ tiếp tục tuyệt thực. Lương Bồi Đống nhìn mẫu thân đã đói đến mặt mũi tái nhợt, đoạt lấy đứa nhỏ từ trong tay Phó Văn Chiêu đưa cho Nhiếp thị tới chùa cầu phúc trừ sát khí.

Nhưng lần này đi, đứa nhỏ đã không còn có thể trở về. Đứa nhỏ này bị Nhiếp thị ném ở đại điện chùa, nói là cầu phúc, nhưng lại chỉ để bà tử bên người Nhiếp thị ở lại, sai khiến tất cả người hầu của Phó Văn Chiêu đi làm chuyện khác. Chờ đến khi Nhiếp thị và Tưởng thị ăn ngọ trai nghe kinh Phật xong, lúc trở về nhìn đứa nhỏ, đứa nhỏ kia đã không còn ở điện.

Đứa bé mất tích, Nhiếp thị hoảng sợ. Đây là con vợ cả của Lương gia, bị thất lạc ở trong tay bà ta thì xong đời. Bà không dám cho con trai biết, chỉ tự phái người đi tìm nhưng mãi vẫn không tìm thấy nửa cái bóng. Lúc này, Phó Văn Chiêu cũng từ tâm phúc của mình đi theo đến chùa nhận được tin tức, lập tức lê thân thể đến đó tìm.

Nhưng tất cả vẫn chỉ như đá chìm mặt nước. Bà tử trông chừng đứa bé kia không rõ tung tích. Phó Văn Chiêu mấy lần ngất xỉu, Nhiếp thị cũng bị dọa sợ, lúc này mới thật sự đổ bệnh. Lúc này, tâm phúc của Phó Văn Chiêu phát hiện người bên cạnh Tưởng thị không thích hợp, điều tra ra thì phát hiện là Tưởng thị cấu kết người hầu bên cạnh Nhiếp thị cố ý vứt bỏ tiểu nhi tử của Phó Văn Chiêu.

Bởi vậy liền liên lụy lớn. Thiếp thị thông đồng người hầu của mẹ chồng, mưu hại con chính thê. Đây là thiếp thị tự chủ trương hay là mẹ chồng sai sử, ai cũng không rõ. Phó Văn Chiêu sau khi biết được lập tức đòi hòa li, lấy danh sách của hồi môn ra đối chứng thu lại hơn phân nửa sản nghiệp Lương gia. Náo loạn lớn đến mức này, những vị ngự sử kia đương nhiên không phải ăn không ngồi rồi, ngay lập tức tố cáo Lương Bồi Đống sủng thiếp diệt thê, đích thứ bất phân. Cùng lúc đó Thái Hậu biết được mẹ chồng vậy mà lại mưu hại cháu ruột, cũng chẳng biết là chọc trúng chỗ đau nào của bà, trực tiếp hạ chỉ tước đoạt danh hào cáo mệnh của Nhiếp thị.

Lương gia là một đại gia tộc, thấy Nhiếp thị ở chỗ Lương Bồi Đống gây ra nhiều chuyện như vậy, khiến một hạt giống tốt vốn rất có tiền đồ như hắn lại bị chậm trễ, tộc trưởng lập tức phái người tới đón Nhiếp thị về quê, áp giải bà ta vào từ đường ăn chay niệm phật.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK