Trần Quế Chi kỳ thật vẫn luôn cực kì thắc mắc, chuyện đoán mệnh năm đó ngay cả người làm thím như nàng còn không biết, sao chị dâu nhà mẹ đẻ của Vạn thị lại biết được. Nếu không phải lời này bị truyền đến ồn ào huyên náo, dựa vào mặt mũi và gia cảnh của Tống Thiêm Kim, dù thế nào cũng không có chuyện không cưới được vợ.
Mấy ngày nay, nàng với Vạn thị cũng coi như thân thiết nên mới lại hỏi: "Đại tẩu, nói không phải chứ, nếu chị dâu ngươi lúc trước không nháo một trận như vậy, Thiêm Kim cũng sẽ không khó đón dâu đến thế. Đều là người một nhà, ngươi lúc trước sao lại không khuyên nhủ nhẹ nhàng thôi? Mấy năm nay, đại tẩu ngươi đối với chị dâu cũng coi như tận tình tận nghĩa."
Gia cảnh nhà mẹ đẻ Vạn thị cũng không quá tốt, mấy năm nay, mẹ ruột Vạn thị đã không ít lần khiến Vạn thị phải trợ cấp cho nhà. Ngay cả chuyện làm mai Thiêm Kim với đứa cháu kia cũng là nhà mẹ đẻ khuyên can mãi Vạn thị mới nhận lời. Rốt cuộc năm đó, số nhà nhìn trúng Tống Thiêm Kim cũng không ít, cô nương Vạn gia kia quả thật không thể nói là người khiến Vạn thị vừa lòng nhất.
Nhưng đứa cháu gái này vừa mất, huynh tẩu Vạn gia lập tức trở mặt không nhận người. Chỉ vì muốn phần tiền lễ hỏi, bọn họ không tiếc bới ra mấy lời Vạn thị oán giận trước mặt mẹ mình năm đó, buộc Tống Thiêm Kim cưới một cái bài vị, đòi mười lượng bạc còn chê ít, lại tới Tống gia quậy, lan truyền cái danh khắc thê của Tống Thiêm Kim đến ồn ào huyên náo. Vạn thị hận muốn chết, trực tiếp đánh tới tận cửa nhà huynh tẩu, hai bên xem như cắt đứt không qua lại.
Điều này cũng càng khiến Vạn thị thêm hổ thẹn với đứa con trai Tống Thiêm Kim này, thề phải chọn cho Tống Thiêm Kim một người vợ thật tốt. Chẳng qua, Trần Quế Chi hỏi như vậy coi như bổ thêm một đao ở trong lòng Vạn thị. Trong lòng không muốn nói với người khác là do mình miệng rộng, làm hại chính con trai ruột, vì thế, Vạn thị chỉ cười giả lả, tuỳ tiện chuyển qua đề tài khác.
Trần Quế Chi cũng phát hiện mình hơi lỗ mãng, hai người nói một hồi bèn lái sang chuyện ngày mai khai trương quán trà có gì cần hỗ trợ không.
Ăn cơm chiều xong, vợ chồng Tống Đại Hải hẹn với Tống Đại Sơn ngày mai sẽ tới giúp. Trần Quế Chi đến buổi tối là bắt đầu bận luôn chân luôn tay. Cạo sạch lông trên đầu lợn mới mua, rửa sạch chất bẩn và máu loãng, Tống Thiêm Tài chỉ huy, nàng chưởng muỗng, bắt đầu làm món thịt đầu lợn.
*Thịt đầu lợn:
Đây cũng là chuyên môn của Tống Thiêm Tài kiếp trước. Tết năm nào bà nội hắn cũng mua một cái đầu lợn về nấu ăn mừng năm mới, nhờ vậy mà Tống Thiêm Tài cũng học được cách làm. Đầu lợn qua tay hắn béo nhưng không ngán, thơm mềm lại ngon miệng. Mỗi khi rỗng túi, một mình hắn chỉ cần một đĩa thịt đầu lợn là có thể đánh bay hai bát cơm.
Chọn thịt đầu lợn để bán cũng là vì đầu lợn ở đây tương đối rẻ, một cái khoảng hai mươi ba mươi văn. Cái nhỏ thì được mười mấy cân thịt, lớn hơn chút thì hai ba mươi cân. Như vậy tính ra, một cân thịt đầu lợn chỉ cần hai ba văn tiền vốn. Chẳng qua đầu lợn không bán tách rời, nhất định phải mua cả cái, vì thế nên cũng không có mấy người mua.
Tống Thiêm Tài dự định bán mười hai văn một cân, nếu là người trong thôn mua thì mười văn một cân, vừa bằng giá một cân thịt mỡ. Giá cả hơi đắt chút, nhưng nếu là ngày thường đánh một bữa cải thiện thì vẫn có thể bỏ được. Một ngày chỉ cần bán một cái đầu lợn, qua một tháng là có thể kiếm một lượng bạc, một năm chính là mười mấy lượng, cũng hồi lại được chút tiền vốn.
Mà nước dùng nấu đầu lợn múc ra một ít, lại thêm nguyên liệu là còn có thể kho chân giò, lòng và tim lợn. Bởi vì ngày mai là ngày đầu tiên khai trương, sợ không có khách nên Tống Thiêm Tài cũng không làm nhiều. Còn màn thầu với bánh bò trắng, bánh gạo nếp, đường tam giác,... cũng chuẩn bị sẵn bột để ngày mai làm cho mới mẻ.
*Chân giò kho:
*Bánh bò trắng:
*Bánh gạo nếp:
*Đường tam giác:
Tống Thiêm Tài còn dùng bếp lò nhỏ nấu đậu phộng nước muối, trứng luộc nước trà, chè đậu đỏ đậu xanh. Trong bếp của Tống gia bày la liệt đồ đạc, Trần Quế Chi hận không thể ôm hết những việc có thể làm, tay chân cực kì lanh lẹ. Tống Đại Sơn cũng trợ giúp rửa đồ, nhồi bột, vội đến chân không chạm đất.
*Đậu phộng nước muối:
*Trứng luộc nước trà:
Đến tận giờ Hợi, Tống Thiêm Tài phải thúc giục mãi hai lão phu thê Tống gia mới chịu về phòng nghỉ ngơi.
Ngày hôm sau vừa qua giờ Dần, Tống Đại Sơn và Trần Quế Chi đã rón ra rón rén rời giường. Bọn họ rửa mặt xong bèn tới phòng bếp hấp màn thầu và các loại bánh trái. Trần Quế Chi vừa mở nắp nồi thịt đầu lợn, một mùi thơm nồng lập tức toả ra, dùng dao cắt một miếng nhỏ đưa cho Tống Đại Sơn. Tống Đại Sơn ăn, liên tục gật đầu nói: "Hương vị ngon thật. Ta thấy còn ngon hơn gà nướng Đỗ chưởng quầy cho chúng ta mang về. Nếu như để nhắm rượu, một hán tử ăn hơn một cân cũng không đủ."
Trần Quế Chi lập tức kinh ngạc nói: "Ui, xem trí nhớ của ta này, ngươi mà không nói là ta quên mất. Ngày hôm qua ở trên đường chúng ta đã ăn gà nướng, nhưng thịt quay thì lại không động đến. Nếu như tối qua mang ra ăn thì có phải là tiết kiệm được con cá kia không."
Tống Đại Sơn suỵt suỵt với Trần Quế Chi, nói: "Nhi tử tôn tử còn đang ngủ, ngươi nhỏ giọng chút. Cả một ngày hôm qua Thiêm Tài còn chưa được nghỉ ngơi, hôm nay để nó ngủ thêm chút nữa đi."
Trần Quế Chi nhanh chóng hạ thấp âm lượng, lấy thịt đầu lợn ra, chuẩn bị để Tống Đại Sơn đem đến quán trà trước. Vốn dĩ có xe bò dùng, mấy chuyện này đều không thành vấn đề, nhưng bây giờ trâu sắp đẻ, chỉ có thể cung phụng chứ nào có thể sai sử. Cho nên, hai người Tống Đại Sơn và Trần Quế Chi đành phải tự mình vận chuyển.
Hai người sắp xếp đồ đạc xong xuôi bèn cõng theo cái sọt rời đi, chuẩn bị một người trông quán, một người trở về tiếp tục chuyển. Chờ khi Tống Đại Sơn trở về, Tống Đại Hải và Vạn thị đã tới. Tống Thiêm Tài cũng bị đánh thức, vừa mở mắt đã thấy Tống Tiểu Bảo trong ổ chăn. Hắn xi tiểu cho Tống Tiểu Bảo, dỗ nó tiếp tục ngủ, mặc quần áo, vừa ra khỏi cửa đã phát hiện hắn chính là người dậy muộn nhất.
Không nói thêm gì cả, Tống Thiêm Tài quay ngược lại quấn Tống Tiểu Bảo cùng cái chăn bỏ vào sọt, dùng quần áo lót xung quanh, lại cõng bát đũa, thớt gỗ, dao nhỏ trong một cái sọt khác, định đưa cả Tống Tiểu Bảo tới quán trà. Hôm nay là ngày đầu tiên, người Tống gia khẳng định đều phải canh chừng ở nơi đó. Để Tống Tiểu Bảo ngủ ở nhà một mình, Tống Thiêm Tài thật sự không yên tâm, bèn dẫn nó đi cùng.
Tống Tiểu Bảo trên đường bị cái sọt lay tỉnh. Nó thấy mình ở trong cái sọt, định bò ra ngoài. Nhưng vừa không chạm đất vừa lảo đảo lắc lư, Tống Tiểu Bảo lại sợ, bèn ngẩng đầu rưng rưng nhìn Tống Thiêm Tài. Tống Đại Sơn ở phía sau thấy vậy lập tức dỗ dành: "Mau, để ta nhìn xem Tiểu Bảo ở đâu nào, gia gia phải đuổi theo Tiểu Bảo. Đuổi kịp Tiểu Bảo, bắt Tiểu Bảo làm lợn con nhé." Nói đoạn còn giả bộ khiêng đòn gánh đuổi lên phía trước.
Tống Tiểu Bảo bị phân đi lực chú ý nên không còn sợ nữa, hi hi ha ha trốn trong sọt, hô lên với Tống Thiêm Tài: "Cha, nhanh lên, gia gia sắp đuổi kịp rồi, Tiểu Bảo không phải lợn con."
Tống Thiêm Tài cười nói: "Thế Tiểu Bảo phải nấp cho kỹ, cha cũng không để gia gia đuổi kịp. Nếu như Tiểu Bảo thắng, không bị gia gia bắt được, chờ tới chỗ nãi nãi sẽ cho ngươi ăn đường."
Tống Tiểu Bảo lập tức ngoan ngoãn ngồi trong cái sọt, lén nhìn Tống Đại Sơn, chỉ sợ Tống Đại Sơn đuổi theo. Tống Đại Sơn cũng rất phối hợp Tống Tiểu Bảo, cứ một lúc lại làm ra vẻ muốn chạy tới đuổi Tiểu Bảo, làm Tiểu Bảo hưng phấn không thôi.
Vạn thị và Tống Đại Hải ở phía sau nhìn hai ông cháu hỗ động, trong lòng vừa hâm mộ vừa mất mát, nghĩ nếu như mình cũng có tôn tử thì thật là tốt biết bao. Hai phu thê liếc nhau, càng thêm sốt ruột muốn cho Tống Thiêm Kim cưới vợ sinh tôn tử.
Vừa tới quán trà, Trần Quế Chi đã tay chân cần mẫn lau qua một lần bệ bếp, quầy và bàn ghế. Cửa sổ cũng đều mở, Tống Thiêm Tài treo ở mỗi cái cửa sổ một cái màn trúc, bên cạnh che bằng vải bố. Buổi sáng không có nắng, cuộn màn trúc lên ngược lại không bị chắn sáng.
Tống Đại Sơn tới cũng không nghỉ ngơi, ra chỗ đống củi bên ngoài bê ít củi vào. Từ sau khi quán trà xây xong, Tống Đại Sơn đã chất một đống củi bên ngoài quán, đều là mỗi khi rảnh rỗi thì lên núi nhặt cành cây khô, đốt được rất lâu. Cả lò lớn và lò nhỏ trong bếp đều được nhóm lửa, ấm trà cũng đang đun.
Tống Thiêm Tài dọn mơ ướp và các loại thổ sản ra ngoài, tính toán hôm nay nếu có khách tới thì đưa lên hai đĩa để ăn thử miễn phí, mượn cơ hội tuyên truyền. Hôm nay thời tiết không tệ, nắng cuối thu cũng không quá gay gắt. Tống Thiêm Tài còn nấu chè đậu đỏ và chè đậu xanh, định tặng cho mỗi người mua điểm tâm ở đây một chén.
Giờ thìn vừa đến, Tống Đại Sơn bèn đốt pháo trúc, đoàng đoàng vang dội một trận, lại kéo vải che tấm biển gỗ trên cửa, quán trà Tống Ký chính thức khai trương. Tống gia thôn sớm đã có không ít trẻ con tới xem náo nhiệt đứng vây quanh trước cửa. Tống Thiêm Tài cho mỗi đứa một cái đường tam giác mới làm buổi sáng, còn mang hạt dẻ quả phỉ ra cho bọn nhỏ bốc hai nắm.
*Hạt dẻ rang:
*Quả phỉ:
Trẻ con dễ vui vẻ nhất, sáng sớm đã tới chờ chính là vì có thể được mấy miếng ăn ngon. Bây giờ được như ước nguyện, cả đám tươi cười đầy mặt. Tống Đại Sơn thấy mấy đứa ăn đường tam giác bị bỏng miệng cũng không chịu nhả ra, bèn nhanh chóng múc cho mỗi đứa một bát chè đậu đỏ.
Buổi sáng, chờ lũ trẻ tan, quán trà lại không có người. Chờ thêm một canh giờ, Vạn thị và Tống Đại Hải thấy không có ai tới, mấy người Tống gia đều nhàn rỗi nên bèn trở về.
Trần Quế Chi nhìn quán trà vắng tanh, trong lòng tiếc rẻ mấy món đêm qua làm. Nàng bắt đầu tính toán xem nên bảo quản mấy thứ này thế nào, có thể chia ra ăn mấy ngày để không bị lãng phí. Tống Đại Sơn ngược lại không có nóng lòng như Trần Quế Chi đã nghĩ tới chuyện giải quyết thức ăn, nhưng trong lòng cũng thấy không thoải mái.
Tống Thiêm Tài lại không hề sốt ruột. Làm buôn bán sao có thể lập tức đã kiếm được lời? Lượng người ở đây hắn đã quan sát một đoạn thời gian, hầu hết đều tập trung trong khoảng giữa trưa tới giờ Thân. Lui tới làm buôn bán nhiều thì hơn trăm, ít thì mười mấy, gần như mỗi ngày đều có thể gặp được một vài đợt.
Vừa qua giờ Tỵ, vội từ sáng sớm đến giờ, người Tống gia đều chưa ăn cơm. Tống Thiêm Tài dứt khoát bảo Trần Quế Chi thái chút thịt đầu lợn cùng một cái chân giò, một đoạn lòng kho, lại trực tiếp cầm một đĩa màn thầu, mỗi người một bát chè đậu đỏ ăn cơm trưa trước.
Thịt đầu lợn thái thành từng lát, bên cạnh còn có sốt tiêu Trần Quế Chi mang từ nhà đến. Tống Thiêm Tài dùng dao nhỏ rạch màn thầu ra, kẹp ít thịt đầu lợn, lại rưới thêm chút sốt tiêu, cắn một miếng, vừa cay vừa thơm. Tống Tiểu Bảo thấy Tống Thiêm Tài ăn như vậy cũng đòi. Trần Quế Chi bắt chước Tống Thiêm Tài làm một cái y hệt nhưng không rưới sốt cay.
Tống Tiểu Bảo người nhỏ cái miệng cũng nhỏ, nhưng phải cái nóng vội, cắn một miếng màn thầu nhưng lại chưa đến phần thịt, bèn vội vàng giơ ra cho Tống Thiêm Tài xem. Tống Thiêm Tài đành phải giúp cắn một miếng to, lộ ra phần thịt rồi mới đưa đến bên miệng nó.
Lúc này, có một đoàn vận chuyển năm sáu cái xe ngựa đi tới, nhìn kỹ thấy có hai ba mươi người. Trời tuy không nắng gắt, nhưng bọn họ xuất phát từ giờ mẹo, đi cả một buổi sáng đã sớm đói đến bụng kêu vang. Bọn họ chuẩn bị tìm một chỗ dừng chân ăn mấy miếng khô lương, bằng không lại phải đi thêm một hai canh giờ nữa mới có hàng quán.
Người đi đầu tinh mắt, từ xa đã thấy phía trước có một căn nhà. Bọn họ thường xuyên đi qua con đường này, bỗng dưng xuất hiện nhà cửa đương nhiên sẽ đặc biệt chú ý, bèn phái người đi lên trước thăm dò, cuối cùng biết được chỗ đó mới mở quán bán các loại trà bánh. Bọn họ đã đi mấy ngày, màn trời chiếu đất, hôm nào cũng lương khô, hầu hết người trong đoàn đều đã ăn đến phát ngán. Bây giờ phát hiện ở đây có quán hàng, ngay lập tức có người động tâm tư.
Bọn họ nhiều người như vậy, chỉ tới xem thôi cũng chẳng có cái gì phải sợ. Trưởng đoàn ngẫm lại cũng bèn đồng ý. Bọn họ chỉ là thương nhân bình thường, đầu năm nay quốc thái dân an, đặc biệt là vùng đất dựa vào Tuyền Châu này đã được Tần Thái Tổ chú trọng nâng đỡ, thổ phỉ đã rất nhiều năm chưa từng xuất hiện.
Hàng hoá bọn họ vận cũng toàn mấy thứ bình thường, còn chuyên chạy qua con đường này, trước nay vẫn chưa từng xảy ra chuyện gì lớn. Ngẫm lại cũng bèn đồng ý tới quán trà phía trước nhìn xem, nếu như không thành vấn đề thì ở lại dùng chút trà bánh, nghỉ chân một lúc cũng được.
Trưởng đoàn xe vừa vào cửa đã thấy Tống gia một nhà ba người ngồi ăn cơm, có già có trẻ, thiếu niên trẻ tuổi nhìn qua đã biết là thư sinh. Trưởng đoàn xe lúc này mới yên tâm, già trẻ lớn bé, hẳn là người một nhà làm buôn bán nhỏ, dựa vào thôn xóm, mang cả trẻ con theo bên cạnh chắc là người của cái thôn phía sau.
Tống Thiêm Tài tinh mắt, nhìn thấy có khách tới, vội nuốt màn thầu trong miệng xuống, tiến lên chào hỏi: "Vị đại ca này, quán nhỏ có mấy loại nước trà điểm tâm, mời mọi người mau vào ngồi. Hôm nay là ngày khai trương, chọn món còn được tặng thêm. Mọi người có muốn gọi chút gì không?"
Hán tử dẫn đầu kia trực tiếp hỏi: "Nhà ngươi có cơm canh không?"
Tống Thiêm Tài cười nói: "Có, đồ ăn có chiêu bài thịt đầu lợn, chân giò, lòng già, tim lợn kho, món chính có màn thầu, bánh bò trắng, bánh gạo nếp, đường tam giác, trứng luộc nước trà. Canh có canh xương hầm bí đao, chè đậu xanh, chè đậu đỏ. Ngươi xem, các ngươi muốn cái gì."
Hán tử đứng đầu cuối cùng gọi mười lăm cân thịt đầu lợn, năm khúc lòng già, năm cái chân giò, 80 cái màn thầu và 26 bát canh xương hầm bí đao. Trần Quế Chi sắp xếp bọn họ ngồi xuống, Tống Đại Sơn lập tức bưng thức ăn lên. Thịt đầu lợn, lòng già, chân giò kho đều đã thái xong, màn thầu cũng lên theo. Mỗi bàn, Tống Thiêm Tài còn tặng một đĩa tám trứng luộc nước trà, một đĩa đậu phộng nấu nước muối và một đĩa hạt dẻ rang.
Bọn họ đã mấy ngày chỉ ăn lương khô, Tống gia làm món ăn mặn hương vị đậm đà béo ngậy, ngon đến mức bọn họ ăn không ngừng được, rất nhanh đồ ăn đã bị quét sạch đến khỏi cần phải rửa bát. Có người gọi thêm hai cân thịt đầu lợn, Tống Thiêm Tài lại báo hết, chỉ đành đổi sang lòng và tim. Những người này oán giận, bảo Tống Thiêm Tài về sau phải làm nhiều hơn chút.
Còn thức ăn tặng miễn phí, bọn họ cũng rất vừa lòng. Cuối cùng trước khi đi, có mấy người còn nhờ Tống Thiêm Tài dùng giấy dầu bao chân giò kho còn dư lại mang đi, để dành đến bữa tối. Có người thì lại mua đậu phộng nấu nước muối, trứng luộc nước trà linh tinh vụn vặt. Thức ăn trong tiệm đã bán được không ít, trà lại không bán được lấy một ly.
Chờ đoàn người đi rồi, Tống Thiêm Tài đếm lại số tiền vừa mới thu, trong lòng cảm thán: Cuối cùng cũng có tiền đổ vào túi!