Mục lục
Một Vài Chuyện Nông Hộ - Lãng Lãng Minh Nhật
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Trước kia Tống gia lo liệu đủ cho nhà mình ăn no mặc ấm đã là không tồi, không có năng lực đi giúp đỡ người khác, nhưng bây giờ thì khác. Tống Thiêm Tài vừa đặt mua sản nghiệp ở Tuyền Châu, trong tay có tiền, chỗ Hoàng lão bản còn có một phần tiền hoa hồng, có thể nói dư giả hơn rất nhiều người, chuyện có thể làm cũng càng nhiều hơn. Tống Thiêm Tài phát giác hắn tới chỗ này càng lâu càng dễ mềm lòng.

Nhìn Cẩu Tử sống nghèo khổ, trong lòng hắn có chút khó chịu. Vừa hay Lưu gia thôn đưa bạc tới cửa, Tống Thiêm Tài lập tức nảy ý mỗi năm trực tiếp chu cấp lương thực cho người già trẻ nhỏ trong thôn. Trẻ nhỏ còn dễ nói, nhà bình thường gạo và mì đều là để dành cho con cái ăn. Nhưng người già rồi răng cũng ngày càng yếu, trừ những món mềm lỏng ra, mấy loại lương thực phụ bọn họ toàn nuốt chửng.

Tống Thiêm Tài nghĩ vậy bèn tặng gạo mì cho cả người già trẻ nhỏ. Tiết kiệm một chút là có thể ăn trong hai tháng. Chờ tới tháng chín, lương thực cũng đến lúc thu hoạch, rau dưa, gạo, mì vừa lúc được bổ sung. Tới mùa đông lại phát thêm một lần nữa, cho bọn họ trải qua một năm no đủ, như vậy cũng coi như tẫn chút tâm ý nho nhỏ.

Tống Thiêm Tài từ chuyện Lưu gia thôn mà cảm khái một phen. Trước kia hắn luôn cảm thấy chỉ cần mình sống tốt thì không cần để bụng người khác nói như thế nào. Kỳ thật cùng một cái thôn, quê nhà hương thân, bán anh em xa mua láng giềng gần, cho đi chút ít, người ta đối đãi Tống gia cũng hiền hoà hơn, cuộc sống không phải càng thêm thư thái hơn sao? Đương nhiên, đây cũng là hắn đang dựng lên uy phong cho Tống gia, thể hiện sự cường thế của mình. Trải qua nhiều chuyện như vậy, Tống Thiêm Tài tin tưởng người Tống gia thôn sẽ không còn ai dám coi Tống gia là quả hồng mềm mà nắn bóp.

Một người luôn xụ mặt bỗng nhiên tươi cười với người khác sẽ khiến ấn tượng càng thêm khắc sâu. Lúc trước hắn hành sự cường thế không lưu tình, bây giờ lại quay sang làm chuyện tốt, ban ơn cho người trong thôn, những người đó mới có thể càng thêm cảm kích niệm tình. Bằng không, nếu như ngay từ đầu hắn vẫn luôn làm chuyện tốt, người trong thôn bảo đảm sẽ không đối đãi khách khí tôn trọng với hắn như hiện tại.

Gạo mì là Tống Thiêm Tài và Triệu Ngôn Tu tận tay đưa đến tận cửa các hộ trong thôn. Nếu đã làm chuyện tốt thì đương nhiên phải làm đúng chỗ. Bọn họ chia gạo mì của từng nhà ở Tống gia trước rồi mới đem đi tặng, mất ba ngày mới tặng xong. Đương nhiên, những nhà như nhà Tống Tam Lôi Tống Thiêm Tài sẽ thiên vị hơn một chút, thả nhẹ tay, trong bao cũng nặng hơn mười mấy cân.

Sau khi nhận gạo và mì, ngay hôm sau Tống Tam Lôi và Lưu lão thái đã xách theo thùng gỗ tới Tống gia, trong thùng là hai con lươn đường kính bằng ngón cái. Lưu lão thái cười tủm tỉm nói với Trần Quế Chi: "Nương Thiêm Tài, ông lão nhà ta vớt được mấy con lươn, thấy Tiểu Bảo còn nhỏ, thứ này lại rất bổ, ta bèn mang một ít qua đây cho cháu nó nếm thử."

Trần Quế Chi không từ chối, nhưng lúc trả thùng còn trộm bỏ một miếng thịt lợn mới mua buổi sáng vào trong. Mà chuyện vợ chồng Tống Tam Lôi tới Tống gia tặng đồ cứ như mở ra một cánh cửa mới, hầu hết các nhà được nhận gạo mì trong thôn đều tới đáp lễ. Có trứng vịt trứng gà, rau dưa hoa quả, thậm chí còn có một chậu tôm hùm đất. Mấy thứ này chất đầy trong phòng bếp, Tống Đại Sơn mỗi lần xuống bếp nhìn thấy đều sẽ cười ngây ngô một hồi.

Đoạn thời gian sau, chuyện của Lưu Thải Liên quả nhiên vẫn bị lộ ra ngoài. Cũng may Tống Thiêm Tài đã rào trước Lưu Thải Liên là bị ép, cũng báo lên nha môn. Tin tức này vừa truyền ra, mọi người đều nói Tống gia xui xẻo, Lưu Thải Liên đáng thương, lại nghe Lưu Thải Liên đã tới am ni cô ăn chay niệm phật, rốt cuộc không còn bà tám nào đi nói Tống gia không phải nữa.

Suốt đoạn thời gian đó Tống Thiêm Tài đều giữ Tống Tiểu Bảo ở nhà, không cho nó ra ngoài chơi. Cũng may ngày nào Cẩu Tử cũng tới Tống gia đưa tin, chơi cùng Tống Tiểu Bảo, lại có Triệu Ngôn Tu bắt đầu dạy Tống Tiểu Bảo đứng tấn khiến áp lực học tập của Tống Tiểu Bảo tăng nhiều, ngược lại không còn nghĩ gì đến chuyện ra bên ngoài chơi.

Nghĩ thả một con dê là thả, hai con dê cũng là thả, Triệu Ngôn Tu trực tiếp dạy cả Đại Tỏa, Tiểu Tỏa, Cẩu Tử và Tống Tiểu Bảo học bài. Tống Thiêm Tài vì thế mà đặc biệt làm bốn bộ bàn ghế nhỏ và một bộ bàn ghế lớn, thuận tiện cho Triệu Ngôn Tu dạy học và giáo dục.

Trời càng ngày càng nóng. Liên tục nửa tháng trời không mưa, ruộng lúa của Tống gia đã bắt đầu phải tưới nước. Tống Đại Sơn thương Tống Thiêm Tài, vốn dĩ không định nói cho Tống Thiêm Tài mà định buổi sáng buổi tối mỗi ngày tưới ruộng một lần. Tống Thiêm Tài ngay ngày đầu tiên đã phát hiện, hai mươi mẫu đất, một mình Tống Đại Sơn sao có thể tưới hết được.

Ngày hôm sau, Tống Thiêm Tài bèn dậy thật sớm, mò mẫm mặc quần áo, vừa ra khỏi cửa đã thấy Tống Đại Sơn và Triệu Ngôn Tu. Tống Đại Sơn nhìn dáng vẻ thư sinh lịch sự văn nhã của Tống Thiêm Tài và Triệu Ngôn Tu, trong lòng cảm thấy mất tự nhiên. Ở trong mắt ông, con trai của mình đáng nhẽ ra tay chỉ nên cầm bút, dù thế nào cũng không phải đi theo ông tưới ruộng hay làm việc nặng như thế này.

Nếu là trước kia, con ông không thể tiếp tục học chữ, cũng không biết kiếm tiền, không còn cách nào, Tống Đại Sơn mới buộc lòng phải để Tống Thiêm Tài theo ông trồng trọt. Bây giờ con của ông kiếm lời nhiều như vậy, cần gì phải chịu cái khổ này nữa. Còn cả Triệu Ngôn Tu, dù gì nó cũng là một tiểu công tử nhà giàu, đi theo bọn họ làm ruộng thì có khác nào ủy khuất bạc đãi người ta.

Lúc trước Tống Thiêm Tài đã từng làm ruộng, eo đau lưng đau quả thực là khổ hết nói nổi. Nhân lực trong nhà không có nhiều, tuy rằng hắn sợ chịu khổ, nhưng lại càng không thể chịu được chính cha mình chịu khổ, còn hắn lại chỉ khoanh tay đứng nhìn ung dung tự tại. Nhưng Triệu Ngôn Tu chưa từng làm ruộng, giờ lại theo chân bọn họ đi tưới nước, quá vất vả, Tống Thiêm Tài vừa có chút đau lòng lại vừa có chút luyến tiếc.

Nhưng Tống Thiêm Tài biết, cũng như hắn dù Tống Đại Sơn nói thế nào cũng không chịu trở về, Triệu Ngôn Tu nhất định sẽ không muốn để hắn làm việc mà y ở một bên nhàn rỗi. Tống Thiêm Tài cuối cùng đành phải giao hai cái thùng nhỏ nhất cho Tống Đại Sơn, thùng trung bình cho Triệu Ngôn Tu, mình thì chọn loại thùng lớn nhất.

Ba người làm liên tục cả sáng mới chỉ tưới được một nửa. Nhìn mặt trời ngày càng lên cao, trên người ai cũng mồ hôi nhỏ giọt, Tống Thiêm Tài nhanh chóng quyết định kéo mọi người về nhà, chờ đến khi chạng vạng mới tưới tiếp phần còn lại. Cũng may ruộng có thể cách hai ba ngày tưới một lần, bằng không riêng tưới nước thôi cũng có thể khiến bọn họ phát điên.

Về đến nhà hắn mới biết Triệu Ngôn Tu hút muỗi, cho dù mặc áo quần kín kẽ nhưng trên đùi trên tay vẫn bị đốt cho sưng vù. May là Tống Thiêm Tài tinh mắt nhìn thấy, nếu không Triệu Ngôn Tu còn cố chịu đựng không cho ai biết. Tống Thiêm Tài cũng không còn cách nào với tiểu đệ này của mình, đành phải xách người vào nhà, lấy cao đuổi muỗi của Tống Tiểu Bảo ra bôi lên từng nốt muỗi đốt trên người Triệu Ngôn Tu.

Đi tưới nước từ sáng sớm tới giờ, Tống Thiêm Tài cảm thấy mặt mình bị phơi nắng hơi ngưa ngứa. Nhìn ra bên ngoài nắng chói chang, nghĩ đến vẫn còn một nửa số ruộng khô cạn đang chờ bọn họ tưới, Tống Thiêm Tài bèn vô cùng hy vọng ông trời sẽ đổ một trận mưa.

Trần Quế Chi xót cánh đàn ông trong nhà làm việc nặng, hơn nữa trời nóng quán trà cũng ế ẩm, bèn trả tiền công Lâm Tiểu Mãn, đóng quán trà, tính toán nghỉ ngơi mấy ngày đến khi nào mưa hoặc là trời lạnh chút thì khai trương trở lại. Bằng không thời tiết quá nóng, thức ăn làm thừa sẽ hỏng rất phí, còn không có khách, một ngày vất vả cũng chẳng kiếm được mấy đồng.

Giữa trưa, Trần Quế Chi cán mì, nấu chín vớt ra, lại làm món thịt lợn nấu hai lần và sốt thịt bằm để dùng kèm. Sợ trời nóng mọi người không có khẩu vị, bà còn hái mấy quả dưa chuột, hấp cà tím trộn tương. Lúc ăn cơm, tay cầm bát của Tống Thiêm Tài đã có chút run rẩy. Lâu rồi chưa làm việc nặng, đây vừa tưới từng gáo một, còn phải đi bộ tới hồ để gánh nước, Tống Thiêm Tài mệt đến mức đến bây giờ vẫn còn đau nhức khắp mình mẩy.

Triệu Ngôn Tu thì khá hơn, nhưng trên mặt cũng có chút mệt mỏi. Trần Quế Chi là người không thể nhìn cảnh con mình chịu khổ, múc cho Tống Thiêm Tài và Triệu Ngôn Tu hai muỗng tương thịt bằm, lại vào phòng bếp lấy mấy quả trứng ngâm nước đường ra để bồi bổ cho Tống Thiêm Tài và Triệu Ngôn Tu. Đương nhiên, những người khác đều có, chẳng qua hai người bọn họ là được nhiều nhất.

Thấy Tống Thiêm Tài ăn rất ít, Trần Quế Chi đau lòng mở miệng nói: "Thiêm Tài, Ngôn Tu, hai đứa các con chưa làm việc nhà nông bao giờ, cứ hấp tấp xuống ruộng sơ sẩy một cái rồi bị thương thì phải làm sao. Ta thấy chiều nay mấy đứa đừng đi nữa, quán trà bây giờ không buôn bán được, ta dứt khoát đóng cửa mấy ngày. Như vậy, buổi chiều ta và cha ngươi đi tưới. Chúng ta làm cả đời việc nhà nông, tưới nước thế nào, nhổ cỏ thế nào đều thành thạo hơn nhiều so với tay mơ như các ngươi."

Tống Thiêm Tài lắc đầu nói: "Nương, ai mà không từ tay mơ đến thành thạo. Cha nương lớn đến ngần này tuổi rồi, lí ra phải nên ở nhà hưởng phúc, sao có thể bắt cha nương xuống ruộng làm việc vất vả được. Ta khoẻ lắm, mấy ngày này để cha đi cùng kèm ta trước, chờ thêm chút thời gian nữa ta làm việc thuần thục, ngay cả cha ta cũng không cho đi theo. Mấy hôm nay nắng gắt, nếu cha nương bị cảm nắng thì không đùa được đâu."

Ở Tống gia, Tống Đại Sơn bình thường không hay nhiều lời, bảo cái gì cũng gật đầu, cả ngày vui tươi hớn hở, không phải chăn trâu thì là đốn củi, nếu không sẽ tìm việc làm tại nhà, dù thế nào cũng không chịu ngồi yên. Bây giờ vừa nghe thấy Tống Thiêm Tài về sau không cho ông làm ruộng, ông lập tức mở miệng nói: "Thiêm Tài, ta và nương ngươi giờ mới đầu bốn, tuổi còn chưa tính lớn. Trong thôn người tầm tuổi chúng ta ai mà không xuống ruộng cày cấy. Hiếu tâm của ngươi ta và nương ngươi đều hiểu. Nhưng nếu bắt ta ở nhà nhàn rỗi, cả người ta đều sẽ cảm thấy không được tự nhiên. Hơn nữa đây mới chỉ là tưới nước nhổ cỏ, lúc thu hoạch vụ thu ngươi đã thuê người làm công nhật rồi, giờ công việc ngoài ruộng cũng chỉ dư lại chút việc như vậy, cũng chẳng mệt mỏi được đến đâu."

Mới ngoài bốn mươi, ở kiếp trước xác thật đang vào lúc tráng niên, nhưng Tống Đại Sơn và Trần Quế Chi lại già cứ như là 50-60 tuổi vậy. Thời trẻ, Tống gia có mười lăm mẫu đất, hai đứa nhỏ đi học, trừ xuống ruộng làm lụng khổ cực nuôi gia đình, Tống Đại Sơn và Trần Quế Chi chẳng tìm ra cách nào khác để kiếm tiền. Hơn nữa Tống Đại Sơn còn không biết tiêu sài tiết kiệm, dùng hết rồi ông chỉ có thể làm việc càng thêm vất vả để kiếm tiền.

Mười lăm mẫu đất, hai người thức khuya dậy sớm làm mười mấy năm, thắt lưng đều đã còng. Lúc trước, ngay ánh mắt đầu tiên Tống Thiêm Tài nhìn thấy Tống Đại Sơn và Trần Quế Chi, hắn quả thật không dám tin tưởng đây là bộ dạng của người mới ngoài bốn mươi. Tống Thiêm Tài còn từng đưa hai lão Tống gia lên trấn trên gặp đại phu, tuy rằng không khám ra vấn đề gì lớn, nhưng bọn họ thân mình hư tổn, gần như đều có chút bệnh cũ thì lại không thể chối cãi. Tuy rằng không quá to tát nhưng tất nhiên vẫn phải thật chú ý bảo dưỡng.

Bắt đầu từ khi đó, Tống Thiêm Tài đã không cho hai lão Tống gia làm việc gì quá sức. Tuổi trẻ làm việc quá nặng tổn thương đến thân thể, đến lúc lớn tuổi rồi cả người toàn là bệnh. Tống Thiêm Tài không hy vọng cha mẹ của mình phải chịu nổi khổ bệnh tật của người già, chỉ có thể bắt đầu bảo dưỡng từ bây giờ, không cho bọn họ chịu mệt nhọc.

Tống Thiêm Tài không nghĩ tới Tống Đại Sơn bình thường ở nhà hiếm khi từ chối giờ lại mở miệng không tán đồng, đành phải giải thích: "Cha, ngươi và nương nhìn có vẻ như sức khoẻ không tệ, nhưng các ngươi lúc còn trẻ đã phải chịu quá nhiều khổ cực, đại phu đã sớm khuyên các ngươi phải chú ý bảo dưỡng thân thể. Ta còn trông cậy vào ngươi và nương về sau giúp Tiểu Bảo trông con nữa đây này, đương nhiên phải hết sức dụng tâm rồi. Ngày thường cha ở nhà làm mấy việc nhẹ nhàng thì ta không có gì để nói. Nhưng cha xem, việc này ngay cả đàn ông tuổi trẻ sức dài vai rộng còn không chống đỡ được, vậy thì các ngươi cũng đừng nên cậy mạnh. Công việc ngoài ruộng cha cứ dạy con làm thuần thục, thật sự không làm nổi nữa con sẽ tự khắc thuê người tới làm. Bây giờ con trai của cha có tiền, việc đó cũng chẳng đáng là bao."

Tống Đại Sơn và Trần Quế Chi lúc này mới không nói gì nữa, nhưng buổi chiều lúc đi tưới nước, Trần Quế Chi bế Tống Tiểu Bảo, Tống Đại Sơn gánh cái thùng gỗ lớn cùng nhau đi ra ngoài ruộng. Tìm một chỗ có bóng cây, Trần Quế Chi bảo Tống Đại Sơn thả thùng gỗ xuống, đặt Tống Tiểu Bảo ngồi vào bên trong, còn hái mấy quả táo hồng cho Tống Tiểu Bảo để nó tự ăn tự chơi.

Tống Tiểu Bảo ngoan ngoãn gật đầu. Trần Quế Chi cầm dây thừng định treo Tống Tiểu Bảo lên cây. Tống Thiêm Tài thấy vậy bèn lập tức cản lại. Tuy rằng hắn ở trong thôn từng chứng kiến không ít phụ nhân mỗi khi đi làm đồng đều treo con mình dưới gốc cây cho tiện trông nom, nhưng việc này nếu như phát sinh ở trên người Tống Tiểu Bảo, Tống Thiêm Tài quả thực không thể chịu đựng.

"Nương, nương đang định làm cái gì vậy. Tiểu Bảo lại không phải con cún, nương treo nó nó sẽ khó chịu lắm. Nếu không yên tâm chúng ta thì nương cứ ở chỗ này ngồi trông Tiểu Bảo. Bằng không cứ treo Tiểu Bảo như vậy, chúng ta không một ai có thể yên tâm tiếp tục làm việc." Nói xong còn giằng lấy cuộn dây cỏ trong tay Trần Quế Chi ném vào sọt.

Trần Quế Chi cảm thấy treo Tống Tiểu Bảo chẳng phải chuyện gì to tát, Tống Thiêm Tài cũng bị treo như vậy từ nhỏ tới lớn, không phải vẫn rất thông minh hiếu thuận sao. Cha mẹ Tống Đại Sơn đi sớm, Tống Thiêm Tài khi còn nhỏ không ai trông nom, đều là Trần Quế Chi một tay coi sóc. Ban đầu mỗi khi ra ngoài làm việc bà đều giao Tống Thiêm Tài cho Tống Tiến Bảo ở nhà trông. Nhưng Tống Tiến Bảo dù sao cũng là bé trai, bướng bỉnh không cẩn thận, có mấy lần không để ý, không phải làm Tống Thiêm Tài bị ngã thì chính là Tống Thiêm Tài bị bỏng. Trần Quế Chi xót con, về sau ra ngoài đều mang theo, treo Tống Thiêm Tài lên thân cây, cứ làm một lúc lại ngước lên nhìn một cái.

Tống Thiêm Tài chưa từng lớn tiếng với hai lão Tống gia bao giờ, Trần Quế Chi thấy Tống Thiêm Tài có chút không vui, tuy rằng không hiểu lắm vì sao Tống Thiêm Tài lại phản đối việc này như vậy. Nhưng ngẫm lại Tống Thiêm Tài ngày thường yêu thương Tiểu Bảo đến vậy, lại nhiều năm đèn sách, có một số việc cực kì chú ý, bà cũng bèn không tiếp tục kiên trì. Bế Tống Tiểu Bảo, Trần Quế Chi nói với Tống Thiêm Tài: "Được rồi, được rồi, ngươi xem trẻ con trong thôn này đứa nào lại chưa từng bị treo lên, nếu cứ nuông chiều con cái như ngươi thì công việc ở ruộng làm sao mà xong nổi." Tuy là oán trách, nhưng Trần Quế Chi vẫn không có ý định làm trái ý Tống Thiêm Tài.

Tống Thiêm Tài nhìn một vòng, ông trời nhiều ngày không mưa, ruộng lại không thể thiếu nước, hầu như nhà nào cũng phát động toàn bộ già trẻ trai gái đi tưới nước. Có rất nhiều nhà đều treo trẻ nhỏ lên cây như Trần Quế Chi, Tống Thiêm Tài nhìn một vòng, trong lòng ê ẩm.

Cũng là lúc này, Tống Thiêm Tài mới chân chính cảm nhận được nỗi vất vả gian nan của người nhà nông. Muốn sống thật thể diện thì trước tiên phải lấp đầy bụng, bụng còn chưa no, cứ kiên trì mấy cái đâu đâu sẽ có vẻ buồn cười. Tống Thiêm Tài không có đại bản lĩnh cứu khổ cứu nạn, nhưng lại nghĩ phải tận hết mọi khả năng dành cho người nhà những gì tốt nhất.

Hắn nhìn Trần Quế Chi nói: "Nương, ngươi đưa Tiểu Bảo về nhà chờ chúng ta đi, đừng để phơi nắng như vậy đến lúc bị cảm thì toi. Đợi lát nữa ta sẽ bảo cha trở về, cha mẹ ở nhà nấu cơm, trông chừng Tiểu Bảo là được, những chuyện khác đã có con trai ở đây rồi."

Chờ sau khi Trần Quế Chi trở về, Tống Thiêm Tài nhìn thoáng qua Triệu Ngôn Tu, trong lòng cực kì mâu thuẫn. Hắn biết Triệu Ngôn Tu nhất định sẽ không trở về, nhưng lại xót y phải làm việc vất vả. Ngẫm nghĩ, rồi lại cứng rắn một phen, hắn và Triệu Ngôn Tu sẽ là người nhà cả đời, lúc này khách khí mới là làm tổn thương đến tấm lòng của Triệu Ngôn Tu, quá xa lạ. Nếu đã coi Triệu Ngôn Tu như người một nhà, tốt xấu gì đương nhiên cũng phải cùng nhau gánh vác.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK