Mục lục
Đường Nhân Đích Xan Trác
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Tiện thể mình nói vài câu về vấn đề này.

Cơ bản chiếu - chỉ là hai loại, đôi khi cách gọi khác đi chút

Chiếu lệnh: Văn bản hành chính chính thức, có quy định khắt khe hành văn, có tính công khai, tính bắt buộc. Phát ra chiếu lệnh có quy trình nghiêm ngặt, bí thư giám soạn chiếu, hoàng đế đóng dấu, tiếp đó phải thông qua tể tướng rồi, tam tỉnh, lục bộ, đóng ba trăm cái dấu rồi phát ra mới gọi là hoàn chỉnh, thể hiện đồng thuận trên xuống dưới.

Loại chiếu lệnh công khai này khi thường là phải ăn mặc sạch sẽ, lập bàn cúng, quỳ xuống mặt dán xuống đất, mông chỏng lên trời để nhận.

Chiếu bắt đầu từ thời Tần, tất nhiên là Thủy hoàng đế đưa ra.

Ý chỉ: Riêng tư hơn, hoàng đế ra chỉ lệnh trực tiếp người nhận, không thông qua ai hết, viết xong sai ai đó đưa đi là được.

Khi nhận chỉ không phải lúc nào cũng cần dùng nghi lễ tiếp nhận, đôi khi dấm dúi nhét vào túi, về nhà tự mở ra mà xem.

Về tính giá trị pháp luật ngang nhau, ý nghĩa khác nhau.

Ví dụ hoàng đế thăng chức cho ông A, ra chiếu chỉ thừa tướng đóng dấu, lại bộ ký duyệt, lưỡng đài cũng ok, tức là ông A vượt qua khảo sát tổ chức, được tin tưởng của cấp trên, được thầy yêu bạn mến.

Khi tiếp chỉ có báo trước để chuẩn bị tiếp chỉ, mời ba họ tới xem, ăn mặc đẹp, lúc đó nhận chiếu nó cũng mát mặt.

Trường hợp 2, hoàng đế muốn thăng chức cho ông A, song quần thần phản đối, hoàng đế vẫn hạ chỉ, kệ quần thần. Ông A vẫn thăng chức như thường.

Nhưng mọi người cũng thấy tính chất nó khác, A không được lòng trên dưới, dễ mang tiếng nịnh thần tiến thân không qua đường đáng hoàng, làm việc gì cũng không thuận lợi, người ta gây khó dễ, không thể nào mỗi lần không làm được việc lại chạy đi xin ý chỉ hoàng đế.

Tất nhiên đôi khi trường hợp khẩn, hoàng đế không thể đợi đóng 300 con dấu thì hạ chỉ gấp, nhưng về sau vẫn ra chiếu lệnh kia bù đắp lại, nếu không vẫn là không danh chính ngôn thuận.

Cũng có lúc ý chỉ giá trị hơn chiếu lệnh.

Ví dụ hoàng đế thưởng cho ông A 500 cân bột mỳ ( loại ăn không phải hít đâu nhé), tiếp tục do bí thư giám soạn chỉ, đóng dấu chi chít từ đầu tới đít rồi phát cho đại thần.

Mặt khác hoàng đế hạ chỉ thưởng, sai thái giám khiêng thẳng tới 500 cân bột mỳ.

Trường hợp 2 rõ ràng thể hiện sự thân cận hơn trường hợp 1 làm theo phép công.

Có thể kháng chỉ hay chiếu lệnh không?

Nếu hoàng đế ra chiếu lệnh giết cả nhà mà đóng 300 con dấu thì chết chắc rồi, không ai cản nổi. Vì trước đó chắc chắn phải thông qua xét xử đủ kiểu.

Nếu hoàng đế hạ chỉ giết người, đại thần không tán đồng có thể cầu xin hoàng đế đổi ý, trường hợp này không tính là kháng chỉ, mà có thể coi là khuyên gián, tùy hứng của hoàng đế.

Lần Vân Sơ ngăn Tiết Nhân Quý giết người ở Trường An là trường hợp này.

(*) Mình nói theo cách đơn giản dễ hiểu nhất thôi nhé, thực ra nó rườm rà hơn nhiều.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK