Đồng hồ đã chỉ một giờ sáng, cô đã ngủ được 40 phút rồi.
Trên tóc Trần Thương còn bị dính vài hạt tuyết, anh cởi áo khoác ra rồi treo lên, đứng bên lò sưởi một lúc để xua tan hơi lạnh trong cơ thể.
Thấy An Du đang ngửa cổ nhìn anh, mắt mũi đỏ hoe, anh lại gần còn nhìn thấy vệt nước mắt đọng lại của cô.
Trần Thương lấy tờ khăn giấy giúp cô lau đi rồi nói: “Khóc gì chứ?”
Cơn sốt dữ dội đang giày vò khiến An Du chỉ khẽ động một chút cũng khó chịu, sự đau thương đến cực điểm trong giấc mộng và sự bế tắc với thân thể yếu ớt bị phóng đại vô hạn, cô không đáp mà hỏi: “Anh quay lại làm gì?”
Anh lấy cặp nhiệt kế vừa mua tại tiệm thuốc ra đo nhiệt độ cơ thể cô, là 38,7 độ.
Sau khi Trần Thương nghiên cứu giấy hướng dẫn của vài loại thuốc trị cảm sốt xong, anh bèn chọn ra ống Ibuprofen, mở nắp và lắc đều rồi đổ ra cốc nói: “Chỉ có trẻ em mới có thể dùng, dựa theo tỷ lệ gấp đôi thể trọng để uống.”
Anh luôn phớt lờ đi câu hỏi của cô, An Du có chút không vui nói: “Anh đi rồi thì đừng có quay lại nữa!”
Những câu nói giận dỗi được thốt ra từ cổ họng đau đớn, nghe giống như đang nhõng nhẽo vậy.
Trần Thương cau mày, lại không nhịn được mà cười nói: “Sao em bệnh mà vẫn có thể hung hăng như vậy chứ?”
Anh mang ly nước kề sát miệng cô, dung dịch màu cam nhạt, mùi vị đã được điều chế qua nên dễ uống hơn.
“Anh chê tôi đanh đá thì anh quay lại làm gì?”
An Du cũng không biết bản thân mình muốn nghe câu trả lời như nào mới ưng bụng, cứ cắn chặt lý do sao đi rồi còn quay về mà hỏi tới, nhất quyết tìm câu trả lời rõ ràng mới thôi, bướng bỉnh quay sang chỗ khác không thèm uống thuốc.
“Ngọt đấy!” Trần Thương kẹp lấy cô ép cô uống, bất đắc dĩ đáp: “Là do tôi muốn tìm chút khổ để chịu, như vậy có được chưa?”
“Ibuprofen này nửa tiếng sau sẽ có hiệu lực, ra mồ hôi rồi em sẽ không thấy khó chịu nữa.”
Anh lấy hai cái gối kê sau lưng cô, đem cái khăn lông của khách sạn choàng lên cổ An Du, rồi đút cháo cho cô.
Trần Thương múc một muỗng, làn khói từ tô cháo bốc lên nghi ngút, anh cẩn thận thổi nguội, đôi mày mềm mại của anh nhu hoà đi rất nhiều.
“Chúng ta…” Đôi mắt cô bỗng dưng hơi cay cay, giọng nói trầm lại, cô hỏi anh: “Thật sự chúng ta… chưa từng quen biết nhau sao?”
“Ừm.” Trên mặt Trần Thương không một chút dao động, đút cô ăn một muỗng: “Đúng thật là không quen biết cho lắm, em lại nghĩ gì nữa rồi?”
“Không biết nữa…”
Giấc mơ là những lời nhắn nhủ trong vô thức đan xen nhau, cái để lại cho cô chỉ là tâm trạng và những dấu chấm hỏi lúc đó. Khi mở mắt tỉnh dậy, những hình ảnh đó như chiếc diều bị đứt dây, biến mất không thấy nữa.
Trông An Du thật ủ rũ, cô thử ghép lại câu từ: “Hảo lệ hữu… là cái gì vậy?”
(Hảo lệ hữu là chocopie đồng nghĩa với tình bạn tốt).
Chiếc thìa chợt run lên rồi rớt xuống chén, Trần Thương nheo mắt, lại đút cô thêm thìa cháo, cười nói: “Là một loại bánh ngọt phổ biến.”
“Tôi biết là nó rồi.” An Du nuốt ngụm cháo, cau mày: “Ý tôi nói là…”
Ý nghĩa của loại bánh này tựa hồ như từng được cô ban tặng lại chính tay cô hủy hoại nó đi.
Mùi vị thanh đạm của rau xanh cháo trắng lăn xuống cổ họng, mười mấy muỗng cộng thêm tác dụng của thuốc trước đó, trán của An Du bắt đầu lấm tấm mồ hôi, thân thể cô dần giảm đi sự nặng nề và cảm thấy thoải mái hơn hẳn.
Cô yên lặng mặc cho Trần Thương đút cô ăn, trước khi miếng cháo cuối cùng vào bụng, An Du nhai nó thật chậm.
Trần Thương lau sạch mồ hôi trên mặt và cổ cô, dịu dàng nói: “Ngủ thêm tí đi, đánh một giấc thì sẽ khỏe ngay thôi.”
Anh giúp cô kéo lại chăn rồi đứng dậy.
Dáng vẻ cô bệnh lần trước là như nào cô cũng quên mất rồi, hình như nằm trên giường ba ngày mới khỏe hẳn, nhưng hiện giờ cô lại không muốn mình khỏe nhanh như vậy.
“Anh phải đi rồi sao?” An Du hỏi.
Một khi sức đề kháng của con người trở nên thấp xuống thì sẽ giống như con nít dễ dàng bị dụ dỗ, tham lam đến nỗi cái gì cũng muốn giữ lại.
Trần Thương cười rồi nói: “Em muốn tôi đi thì tôi sẽ đi.”
Ánh mắt hai người nhìn nhau vài giây, trong phòng cũng yên tĩnh theo.
Cuốn sách da dày mang tên hai chữ “Lựa Chọn” đó, An Du lia mắt di chuyển xuống tầng thấp nhất của kệ sách, nơi đó chất đống những câu truyện trẻ em đầy màu sắc.
Cô nói: “Tôi không ngủ được, muốn nghe kể chuyện cơ.”
Khách sạn hiện giờ chỉ còn lại phòng vip dành cho trẻ em, nhìn xa một chút chính là tòa tháp hình chóp của khu vui chơi sáng rực, chi bằng trẻ con một chút để trở về 20 năm trước.
“Tôi sẽ không kể.” Đôi mày tuyệt đẹp của Trần Thương lập tức cau thành ba hàng, khóe môi biếng nhác nói: “Em bao nhiêu tuổi rồi, còn muốn nghe truyện mới chịu ngủ sao?”
“Oaa… Tôi muốn nghe mà…” An Du giả khóc, tay chỉ chỉ qua kệ sách phía cuối giường nói: “Anh không biết kể thì có thể tùy ý lấy cuốn nào đọc tôi nghe cũng được.”
“Đại tiểu thư, sao em lại khó hầu hạ đến thế chứ?” Trần Thương lắc đầu, bèn tùy tiện lấy đại một cuốn truyện tranh bìa mỏng của trẻ em.
Anh đọc câu đầu tiên: “Thỏ con đã đến lúc đi ngủ, nhưng nó vẫn ôm chặt lấy lỗ tai của thỏ mẹ không buông…”
“Anh đây là chào cờ hát quốc ca sao?” An Du ngắt lời anh, bất mãn khi thấy anh không kể truyện theo kịch bản: “Anh ngồi xuống mà kể chứ, đứng cao như vậy, tôi ngước lên nhìn mỏi cổ lắm đấy.”
“Lắm chuyện thật.” Trần Thương mỉm cười nói tiếp: “Đọc truyện chỉ cần nghe tiếng là được.”
Anh ngồi lên sofa cạnh giường tiếp tục đọc: “Nó muốn thỏ mẹ nghe rõ những gì nó nói, nó bảo rằng: ‘Mami, đoán xem con yêu mẹ biết nhường nào.’
Thỏ mẹ nói: ‘Ồ, cái này thì mẹ không thể đoán ra rồi.’”
An Du vẫn có ý kiến: “Anh như vậy khác gì đang đọc di chúc cho người già đang hấp hối chứ: ” Cô vỗ vỗ cạnh giường nói tiếp: “… Anh lên đây mà đọc.”
Trần Thương thở dài làm theo: “Như này được chưa?”
“Phải nằm cả người đặt lên giường như vậy nè, rồi tựa vào đây.”
An Du nâng người dựa vào thành giường, chừa một chỗ trống cho anh nằm lên.
Trần Thương vừa làm theo những gì cô nói, trên phần bụng tức thì có thêm một quả đầu. An Du gối lên bụng anh, cuộn người trong chăn bông rồi co người lại, giống tư thế của một đứa trẻ vậy, tóc tai rũ rượi vương trên áo lông của anh và đồ ngủ của cô.
Trần Thương bật cười, đôi mắt nheo lại: “Em không có gối để nằm sao?”
“Em là muốn gối vào đây đấy, đọc nhanh đi.” An Du chếch đầu ra sau đối mặt với anh.
Trần Thương xoa đầu cô, tiếp tục đọc: “Thỏ con nói là: ‘Nhiều như này này’, nó đưa tay ra diễn tả, giang tay rộng hết mức có thể.”
“Vòng tay thỏ mẹ rộng hơn rất nhiều, ‘Mẹ yêu con nhiều thế này đây,’. Ồ, đây quả thật là nhỏ hơn mẹ rất nhiều đấy, thỏ con chợt nghĩ.”
***
Truyện tranh chủ yếu là hình ảnh, mỗi bức ảnh đều chỉ vỏn vẹn vài câu đối thoại, Trần Thương đọc được vài trang, tiếng giấy sột soạt ma sát lấy nhau đan xen với giọng của anh.
Âm thanh máy móc đọc những câu nói ngây ngô vốn dĩ không thể nào lưu loát.
Trần Thương không khoa trương mô phỏng theo âm điệu trong truyện, chỉ là bình thản tường thuật lại, giọng nói của anh dịu dàng như nước, từng giọt từng giọt rót vào tai rồi đi thẳng vào tim.
Anh càng đọc càng nhỏ giọng: “Nó liền đứng dậy, nhướng chân lên tới tận cành cây, sau đó lớn giọng nhìn thỏ mẹ nói: ‘Mami mami, con yêu mẹ, con yêu mẹ, yêu mẹ nhiều đến tận ngón chân con.’”
“Thỏ mẹ liền bế thỏ con lên, vượt qua đỉnh đầu nói: ‘Mẹ yêu con, luôn yêu con đến tận ngón chân mẹ.’
‘Mami mami, con nhảy cao chừng nào thì con yêu mẹ nhiều chừng đấy’, thỏ con vừa cười vừa nhảy lên nhảy xuống.
‘Mẹ nhảy cao chừng nào thì cũng yêu con chừng đấy’, thỏ mẹ cũng cười và nhảy theo, nó nhảy rất cao, lỗ tai sắp đụng phải cành cây rồi.”
***
“Con thỏ con này hạnh phúc thật.” An Du xoay người, xoay tới hướng đối diện mặt anh, hỏi: “Tại sao những câu chuyện ấm áp như vậy đều là nói về con thỏ, mà không phải là hồ ly hay là hổ vậy?”
Cô dùng tay kéo lấy cuốn truyện tranh nhìn sơ qua, hai chú thỏ một lớn một nhỏ màu hạt dẻ, động thái hoạt bát sinh động.
An Du tự hỏi tự đáp: “Bởi vì đa số mọi người đều có ấn tượng với con thỏ là đáng yêu, hiền lành, thuần khiết.”
“Đây là có thành kiến!” Cô có chút phẫn nộ: “Dựa vào cái gì mà hồ ly tượng trưng cho sự gian xảo, hổ thì tượng trưng cho sự hung ác chứ? Bộ chúng nó không xứng đáng có được ấn tượng tốt sao?”
An Du nhìn Trần Thương nói: “Đem hai con thỏ này đổi qua thành hồ ly đi.”
“Sao mà em nghe truyện cũng có thể nổi giận được vậy, cứ quan trọng hóa vấn đề lên để làm gì?” Trần Thương lại cười, giúp cô kéo những sợi tóc đang vướng trên cổ ra: “Trong truyện để là thỏ, không sửa được.”
An Du chớp chớp đôi mắt xinh đẹp vô tội đó, rướn người lên dựa tai mình sát vào ngực anh. Cô nghe được tiếng đập thình thịch của nhịp tim.
“Được thôi, anh đọc tiếp đi.”
Cạnh giường vừa hay có một con thỏ bông, đôi tai và miệng đều ỉu xìu, An Du cầm nó lên, nói chuyện với nó: “Mày hạnh phúc như thế, tại sao còn buồn hiu vậy?”
Cô ấu trĩ đến nỗi bẻ tai con thỏ lên, bông gòn trong tai thỏ dày nên khá nặng, bẻ lên rồi nó lại gập xuống, sau mấy lần đều như vậy cô liền bỏ cuộc, sau đó ôm con thỏ vào lòng.
Giọng nói của Trần Thương tựa hồ như càng lúc càng xa, anh ngáp một hơi dài vì thật sự quá buồn ngủ rồi, không còn nghĩ ngợi được gì nữa. Anh nhìn xa xăm vào màn đêm tối, trong lòng chợt nghĩ: không có gì xa xôi hơn bầu trời đen mờ mịt nhỉ.
An Du cũng ngáp theo một hơi.
“‘Mami, con yêu mẹ đến tận nơi mặt trăng.’ Nói rồi, chú thỏ con nhanh chóng nhắm mắt chìm vào giấc ngủ.”
An Du cũng nhắm mắt, tứ chi cũng thả lỏng và ngủ thiếp đi mất.
“‘Ồ, đây đúng là xa thật đấy.’ Thỏ mẹ nói tiếp: ‘Rất rất là xa.’”
“Thỏ mẹ đem thỏ con bế lên cái giường đan bằng lá cây. Nó cúi đầu, hôn nhẹ lên chú thỏ con, chúc nó ngủ ngon. Sau đó liền nằm bên cạnh chú thỏ, mỉm cười nhẹ nhàng nói: ‘Mẹ yêu con từ đây cho đến tận cung trăng, từ cung trăng ngược trở về.’”
Giọng kể của Trần Thương nhỏ dần, cơ hồ không còn nghe được câu cuối cùng đó là gì nữa.
An Du cũng hơi hạ sốt rồi, Trần Thương đặt môi mình lên trán cô, giống đang thăm dò nhiệt độ vậy.
Ngũ quan tinh tế mềm mại nhất hiện đang du ngoạn khắp mặt cô, từ trán hướng xuống mặt, mũi, môi rồi đến cằm.
Cái cảm giác vừa mát vừa mềm, khiến An Du thấy thoải mái lắm, cô mơ hồ hỏi: “… Cuốn truyện vừa nãy có tên là gì vậy?”
Trần Thương đóng quyển truyện lại, những trang giấy vỗ vào nhau thật nhẹ.
Anh trả lời: “<Đoán xem tôi yêu bạn đến nhường nào>?”