Mục lục
Năm Đó Giáp Sắt Động Đế Vương
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.


Thật ra phong thưởng của Địch Kỳ Dã sở dĩ kinh người, thuần tuý là bởi nó quá mức phong phú, mà không phải vì Cố Liệt bạc đãi những công thần khác.
Ngày đó Cố Liệt giận mắng Lục Dực, nói hắn không xứng phong Hầu, nhưng kỳ thật cũng chỉ là không xứng phong “Hầu” mà thôi, phải biết rằng ba đẳng tước vị đứng đầu Vương Công Hầu đều là siêu phẩm, còn cao hơn một đẳng so với Chính nhất phẩm.

Hơn nữa là thực phong, thực phong nghĩa là cần phải ban cho đất phong.
Cố Liệt vừa mới chinh phục thiên hạ, có nhiều tiền lệ phân phong (1) thất bại, công thần mưu nghịch ở phía trước như thế, Đại Sở tuyệt đối không có khả năng lại thi hành phân phong, chia cắt quốc thổ thưởng cho công thần.
Cho nên, ngoại trừ Địch Kỳ Dã ra, bất luận là gia thần Sở Cố hay võ tướng ngoại lai, đều được cấp bổng lộc cực kỳ phong phú, mức thấp nhất cũng vẫn cao hơn bổng lộc hàng năm của quan viên Chính nhất phẩm Đại Sở.
Hơn nữa, Cố Liệt dựa theo công lao lớn nhỏ, hư phong (2) cho bọn họ ba đẳng tước vị “Khai quốc quận Hầu”, “Khai quốc huyện Hầu”, “Khai quốc hương Hầu”.

Tuy rằng ba đẳng tước vị này kém xa Hầu vị của Địch Kỳ Dã, nhưng dù sao cũng là huân tước quý tộc.
Mà những phong thưởng này đều không tính vào thực chức, công thần vào triều đảm nhận thực chức, có một chế độ bổng lộc hàng năm khác.
Ví dụ như Khương Dương từ chối phong thưởng Hầu vị, hiện giờ hắn là Thừa tướng Đại sở, quan cư nhất phẩm, như vậy ngoài bổng lộc hàng năm của công thần được luận công ban thưởng, hắn còn có thể nhận một phần bổng lộc hàng năm của Chính nhất phẩm.
Lại ví dụ như Chúc Bắc Hà cũng từ chối tước vị “Khai quốc quận Hầu”, hắn thụ phong Đại lý tự khanh, trừ bổng lộc hàng năm của công thần, còn có thể nhận một phần bổng lộc hàng năm của Chính tam phẩm.
Đối với hậu đại của công thần, Cố Liệt còn hứa hẹn chế độ ấm cử (3), chỉ cần có năng lực, không lo con cháu không có chức quan để làm.
Bởi vậy, phong thưởng Cố Liệt dành cho công thần, kỳ thật là vô cùng hào phóng.
Có thể ức chế dã tâm xưng Vương xưng Hầu của công thần, những gia thưởng phong phú này cũng là nguyên nhân quan trọng.

Trừ điều này, thêm nữa là do bản thân Cố Liệt chính là một trong những công thần lớn nhất trong việc đánh hạ giang sơn, có được danh vọng cá nhân cực cao, lại là vị Vương duy nhất trong lòng người Sở, dưới thế cục hiện thời, tuyệt đối không có khả năng bị thay thế.
Như vậy từ những điều này, lại càng nổi bật hơn sự kinh người trong những ban thưởng mà Địch Kỳ Dã đạt được.
Rất nhiều người đều đang suy đoán thâm ý của Cố Liệt đằng sau hành động này.
Đầu tiên là “Định Quốc Hầu”, hai chữ Định Quốc này, đã dùng rất tiền vô cổ nhân hậu vô lai giả rồi, tiền triều không phải không có công thần đánh hạ nửa giang sơn, nhưng có thể sử dụng đến hai chữ Định Quốc, không hề có lấy một người.


Đạo lý rất đơn giản, ngươi định quốc, thì Đế Vương để làm gì? Một võ tướng như ngươi định quốc, thì văn thần để làm gì?
Hơn nữa, trong quá trình phong thưởng công thần, Cố Liệt cất nhắc văn thần rất rõ ràng, không để cho võ tướng độc đại, duy độc một Địch Kỳ Dã đánh vỡ cân bằng.
Riêng điều này đã đủ kỳ quái, càng kỳ quái chính là, Cố Liệt còn phá lệ cho Địch Kỳ Dã đất phong, phong còn không phải chỗ khác, mà là quê quán Vân Mộng Trạch của chính Cố Liệt.

Lại còn không phải chỉ cho Địch Kỳ Dã hưởng thụ mỗi thuế phú của đất phong, mà là viết rành mạch trên văn bản rằng “hưởng điền địa thuế phú trú quân Vân Mộng Trạch”.
Đây là khái niệm gì? Đây là tương đương với nói mấy vạn tinh binh đi theo Địch Kỳ Dã căn bản sẽ không bị đánh tan nhập vào biên chế, phân về Đại đô đốc phủ quản lý quân đội — hệ thống do Binh Bộ quản hạt của Đại Sở hiện giờ, mà Cố Liệt sẽ trực tiếp giúp Địch Kỳ Dã nuôi tinh binh ở Vân Mộng Trạch, đi làm bạn với tinh binh Thuỷ sư của chính hắn.
Nhưng, cùng lúc đó, Cố Liệt cũng không cho Địch Kỳ Dã quyền lợi chân chính quản lý Vân Mộng Trạch, cho nên tuy rằng Vân Mộng Trạch là đất phong của Địch Kỳ Dã, nhưng không phải “quốc trong quốc gia” theo ý nghĩa truyền thống, Địch Kỳ Dã cũng không khống chế quyền quản lý hành chính của Vân Mộng Trạch.
Đây rốt cuộc là đề phòng Địch Kỳ Dã, hay là không đề phòng Địch Kỳ Dã? Làm người xem không rõ.
Thứ hai, Cố Liệt còn gia phong Địch Kỳ Dã thành thái phó của Thái tử.
Chức quan này tồn tại từ Tiên Tần, nhưng đã trở thành chức suông từ lâu, thuộc về một trong tam công (4), phần lớn là mỹ danh Đế Vương thưởng cho thần tử, không có ý nghĩa gì thực tế.
Nhưng thái phó Thái tử mà Cố Liệt gia phong cho Địch Kỳ Dã, lại là Chính nhất phẩm, còn ban trụ Đông Cung, đây hoàn toàn đã không còn là chức suông, mà là thực chức chân chân chính chính, không chỉ giáo dưỡng vương tử, hơn nữa còn hoàn toàn có tư cách thượng triều quản lý.
Cho dù mọi người đều từng nghe nói bát quái Địch Kỳ Dã là cữu cữu của tiểu vương tử, nhưng Địch Kỳ Dã đã là công thần lớn như vậy, lại cho hắn một thực chức Chính nhất phẩm, vậy Cố Liệt còn làm sao bài xích hắn ra ngoài chính sự được?
Cũng không thể nào nói, Cố Liệt đã tín nhiệm Địch Kỳ Dã đến tận mức này chứ?
Nhưng, cùng lúc, chuyện ban trụ Đông Cung, lại rất đáng suy ngẫm.
Làm Địch Kỳ Dã ở Đông Cung, chẳng khác nào nhất cử nhất động của Địch Kỳ Dã đều nằm dưới sự giám thị của Cố Liệt, đừng nói mưu nghịch, chỉ là mỗi tiếng nói cử động, đều đã phải dè chừng vạn phần, hơi đi sai bước nhầm chút, lập tức sẽ bị tóm được nhược điểm.
Cho nên, không ít người cho rằng, điểm ban trụ Đông Cung này, mới là mấu chốt đồ cùng chuỷ kiến (5) sau này.
Mang theo băn khoăn như vậy, mặc dù triều đình Đại Sở còn chưa hoàn toàn tổ kiến thành hình, nhưng việc đứng thành hàng, mọi người không sai biệt lắm đã chọn cho mình chỗ đứng rõ ràng.
Công thần Đại Sở, cơ bản có thể chia thành hai tập đoàn lớn, một là tập đoàn gia thần Sở Cố, hai là tập đoàn võ tướng ngoại lai, người trước lấy Khương Dương cầm đầu, người sau lấy Địch Kỳ Dã cầm đầu, nhưng nội bộ hai tập đoàn này cũng không phải bền chắc như sắt.
Tập đoàn gia thần Sở Cố, có phân chia văn võ.
Gia thần có năm họ lớn, Khương Tả Chung Chúc Trang, trong đó Khương Tả là võ tướng thế gia, Chúc Trang là văn thần thế gia, Chung gia có thể nói là văn võ song toàn, cũng có thể nói là hai loại đều tương đối bình thường.

Hiện tại, đứng đầu văn thần lại là Khương Dương, xuất thân từ Khương gia.
Trước mắt giữa gia thần cũng không có mâu thuẫn quá mức rõ ràng, hãy còn coi như đoàn kết.
Đối lập với bên này, tập đoàn võ tướng ngoại lai, có thể nói là chia năm xẻ bảy.
Trong công thần võ tướng ngoại lai, đại khái có thể chia thành ba loại, là hàng tướng Tín Châu, hàng tướng Thục Châu, và chủ động đến gia nhập.
Tín Châu mất đi Ngao Qua, thế lực không bằng như xưa.
Công thần lớn nhất trong số hàng tướng Thục Châu không thể nghi ngờ là Lục Dực, nhưng Lục Dực còn có một thân phận người Sở, bởi vậy hai vị hàng tướng Thục Châu khác cũng không qua lại quá nhiều với hắn.
Võ tướng ngoại lai chủ động đến gia nhập Sở quân, ngoại trừ Địch Kỳ Dã chẳng thân với ai, công thần lớn nhất chính là Nhan Pháp Cổ tả hữu phùng nguyên (6).
Nhưng sau khi Nhan Pháp Cổ báo xong thù cho nữ nhi, đã vào trạng thái vô dục vô cầu, thậm chí muốn phát triển nghề phụ thành nghề chính, nói với Cố Liệt muốn đi quản lý Khâm Thiên Giám, trông cậy vào hắn đi dẫn dắt võ tướng ngoại lai tranh quyền đoạt thế, còn không bằng tự mình tới cho nhanh.
Cho nên hiện tại triều cục nhìn qua rõ rõ ràng ràng, nhưng kỳ thật có chút xu hướng hỗn độn khó hiểu, chúng thần đến cùng là đứng thành hàng như thế nào, còn phải chậm rãi quan sát sau khi khai triều.
Cũng may thời gian sung túc, sau khi Sở Vương đăng cơ xưng đế, mọi người sẽ phải lên đường dời về đô thành Trung Châu, chính thức bắt đầu dùng Sở đô.
Kế hoạch ban đầu là tạm cư ở hoàng cung Yến Triều, chờ xây xong hoàng cung Trung Châu rồi dọn qua.

Nhưng Cố Liệt cho rằng các tuyến đường công văn, báo tin, vv… giữa địa phương và trung ương đều chưa thành lập, so với việc lãng phí thời gian trước tiên lập một cái ở Yến đô rồi lại sửa về Sở đô, còn không bằng trực tiếp đến Sở đô làm một lượt từ đầu tới đuôi.
Thật ra điều Khương Dương băn khoăn là chuyện hoàng cung Trung Châu còn chưa xây xong, nhưng nếu Cố Liệt không thèm để ý mấy thứ bên lề đó, vậy chúng thần dĩ nhiên sẽ nghe theo.
*
Tiết lạnh mùa xuân dần tan đi là lúc, Cố Liệt đăng cơ xưng đế tại hoàng cung tiền triều, niên hiệu Sở Sơ, định đô Thuận Thiên Phủ Trung Châu.
Hai mươi ba tháng tư Sở Sơ.
Kim điện hoàng cung tiền triều.
Cố Liệt thân mặc long bào, mũ miện rủ chuỗi ngọc, từ từ bước tới trong tiếng chung, khánh, cầm. (7)

Địch Kỳ Dã và Khương Dương một trái một phải, chỉ huy quần thần quỳ xuống nghênh đón, cùng hô cung nghênh.
Địch Kỳ Dã nhìn người ấy bước lên kim giai, ngồi trên long ỷ.
Hắn ngạo thị thiên hạ, không giận tự uy, rõ ràng là Đế Vương hoả phượng sát thần của người Sở, lại giống như một pho tượng băng chạm Long Thần.
“Bình thân.”
Quần thần cùng hô vạn tuế, dập đầu tạ lễ.
Khương Dương cao giọng đọc bức biểu báo cho thiên địa sơn hà vạn dân, đến đây tuyên bố, Đại Sở lập quốc.
Quần thần một lần nữa quỳ xuống, cung chúc vạn tuế, cung chúc Đại Sở.
Cố Liệt hạ chỉ định niên hiệu, định đô, ban yến.
Quần thần lại quỳ, tạ ban.
Đêm hôm đó, tất cả công thần đều cùng uống rượu cười đùa giống như người một nhà, có người nhớ tới đồng liêu cùng nhau đánh giặc nhưng lại không thể đi tới ngày tháng thái bình này mà bật khóc, có người nhớ tới huyết hải thâm thù với Yến Triều rồi mắng to, có người nghĩ tới về sau rốt cuộc không cần đánh giặc nữa mừng rơi nước mắt, còn có người chỉ là mang theo tươi cười trầm mặc uống rượu.
Yến tiệc qua đi, chén đĩa bề bộn, các đại tướng quân đại quan nhân, không ít người đều say nằm bệt sau án, bắt đầu ngáy ngủ.
Trong bình rượu của Cố Liệt là nước trắng, hắn tỉnh táo nhìn hết thảy.
Cố Chiêu đã được người hầu đưa về điện ngủ từ lâu.
Địch Kỳ Dã đã sớm không biết đi đằng nào.
Cố Liệt lắc đầu cười cười, đứng dậy, phân phó người hầu chăm sóc công thần uống say cẩn thận, sau đó, không để đội lễ nghi tôi tớ đi theo mình, chậm rãi đi tới kim điện.
Hắn muốn đến nơi đó chờ một người.
Đây đại khái, gọi là ôm cây đợi thỏ.
Vẫn là kim loan bảo điện đó, vẫn là túc kim long ỷ đó, vẫn là đã huỳnh thạch lạnh lạnh băng băng đó.
Thảm đỏ vui mừng của ban ngày đã dọn đi, vì Cố Liệt đã lên kế hoạch thiêu huỷ nơi này, cho nên phàm là đồ vật còn có thể dùng, còn hữu dụng, còn đáng giá, đều sẽ bị mang đi.
Ngày đó Địch Kỳ Dã nghe hắn thương thảo với Khương Dương xong, cảm thán không có hảo ý cho lắm: “Ngài thật đúng là cần kiệm chăm lo việc nhà.”
Hiện giờ Cố Liệt nghĩ lại, cũng bình thường, dễ nghe hơn câu “ai bảo ngài keo kiệt” của Địch Kỳ Dã kiếp trước nhiều.
Đá huỳnh thạch tím thẫm bán trong suốt dưới ánh mặt trời, nay ở dưới ánh trăng, là hồ nước sâu không thấy đáy.
Cố Liệt đi lên kim giai, ngồi trên long ỷ nơi đó, yên lặng suy tư thế cục triều đình.
Không biết đợi bao lâu, con bạch hạc nọ cuối cùng đã vượt nước bay tới.

“Cố Liệt.”
Lần này Cố Liệt trực tiếp quy định bào phục màu trắng cho Địch Quốc Hầu, một thân xiêm y đơn giản gọn gàng, thêu chìm hoa văn lưu vân bằng chỉ vàng, đỡ phải bách quan lúc nào cũng tố Định Quốc Hầu ăn mặc không phù hợp với quy chế.
Bổ tử bạch hạc Chính nhất phẩm cũng rất thích hợp. (8)
Cố Liệt nhìn người từ đầu đến chân đều do một tay mình chọn mua này.
Lòng hắn trào dâng yêu thích, cũng sinh ra đói khát.
“Địch Kỳ Dã.”
———————————————————————–
Chú thích:
(1) Phân phong: phân đất phong hầu
(2) Hư phong: ngược với thực phong, phong tước vị ảo
(3) Ấm cử: một dạng chế độ ưu tiên tuyển dụng ấy =))
(4) Tam công: Thái sư, thái phó, thái bảo; quan phụ tá của hoàng đế, chức vị cao, không quy định số người, không có nhiệm vụ chuyên trách, thực tế là chức suông 
(5) Đồ cùng chuỷ kiến: tương tự cháy nhà ra mặt chuột, đến cuối cùng mới lộ ra bản chất, ý đồ thật sự
(6) Tả hữu phùng nguyên: là một thành ngữ xuất phát từ thiên Lâu Lan Hạ trong sách Mạnh Tử.

Câu nói này nguyên gốc là “tư chi thâm, tắc thủ chi tả hữu phùng nguyên”, diễn tả ý nghĩa Công phu đã đạt đến mức độ sâu chắc, mọi việc đều thuận theo lòng muốn mà hành xử, nghĩ đâu làm đúng đó, chẳng gặp trở ngại gì
(7) Chung khánh: các loại nhạc cụ cổ, ‘chung’ là chuông đồng, ‘khánh’ là đá


(8) Bổ tử: một mảnh vải hình vuông đính ở ngực và lưng áo trên phẩm phục của các quan trong triều
———————————————————————–
Tặng hết cả đất, cả tiền, cả quân ở quê cho vợ, nghe giống tặng sính lễ không =))))))).

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK