Lý Dục Thần cầm một cây đũa lên, gõ khẽ vào chiếc ly.
Tiếng động này vang lên trong trẻo như tiếng chuông chùa.
Áp lực trên người sư phụ Vinh lập tức giảm bớt.
Ông ta thở phào nhẹ nhõm, tiếp tục giễu cợt nói: “Bà ấy muốn gì thì ông sẽ cho nấy à? Nếu bà ấy nói muốn hái trăng trên trời thì ông có hái nổi không? Chậc, nói khoác thì ai chẳng nói được!”
Liễu Kim Sinh nhìn về phía Lý Dục Thần, sắc mặt thay đổi.
“A Mai, nếu như bà không chịu về với tôi thì tôi buộc lòng phải công khai một số chuyện”, Liễu Kim Sinh nói.
“Không cần ông nói, để tôi tự nói luôn”, chị Mai cười khẩy một tiếng, nhìn về phía ba vị đảo chủ đảo Cửu Long Trữ Phượng Toàn: “Mười mấy năm trước, đồ đảo Cửu Long bị mất là do tôi lấy. Lúc đó, tôi giận chuyện Liễu Kim Sinh làm nên cố ý đổ tội cho ông ta”.
“Gì cơ?”, Trữ Phượng Toàn kinh hãi, vừa mừng vừa giận: “Bà mau nói đi, bà giấu Hỏa Long châu ở đâu?”
Lý Dục Thần nghe thấy ba chữ “Hỏa Long châu” bất giác nhíu mày.
Anh đã nhìn thấy hạt châu mà chị Mai ăn trộm rồi, nó chỉ là nhân ngư đan, chị Mai gọi nó là Mỹ Nhân châu, rõ ràng không phải là Hỏa Long châu mà Trữ Phượng Toàn nói.
Anh lập tức hiểu ra, chị Mai mới là người bị Liễu Kim Sinh vu oan giá họa.
Chị Mai không biết điểm khác nhau giữa Hỏa Long châu và Mỹ Nhân châu.
Lúc trước khi đi ăn trộm hạt châu, chị Mai chỉ biết trên đảo Cửu Long có một viên bảo châu nhưng không biết cụ thể nó là gì, ăn trộm xong, phát hiện nó có tác dụng duy trì sắc đẹp nên đặt tên nó là “Mỹ Nhân châu”.
Sau khi Lý Dục Thần nhìn thấy, anh mới biết đó là yêu đan của người cá.
Chị Mai tưởng Hỏa Long châu mà Trữ Phượng Toàn nói chính là Mỹ Nhân châu nên không giải thích gì. Hơn nữa, với tính tình của chị Mai thì dù bây giờ có biết Hỏa Long châu khác Mỹ Nhân châu, chị Mai cũng sẽ không nói gì.
“Mau trả Hỏa Long châu đây!”, Trữ Phượng Toàn quát.
Liễu Kim Sinh đạt được mục đích bèn đứng ra làm người giảng hòa, ông ta nói: “Đảo chủ Trữ chớ nóng giận. Tất cả là tại hồi trẻ nông nổi, có ai chưa từng làm dăm ba chuyện hoang đường đâu chứ! Chuyện này cũng tại tôi, A Mai ăn trộm đồ là vì tôi nên nhiều năm qua tôi chịu nỗi oan này nhưng chưa bao giờ giải thích”.
Trữ Phượng Toàn chắp tay với Liễu Kim Sinh: “Hóa ra là hiểu lầm, những năm qua, đảo Cửu Long đã nhiều lần đắc tội nhà họ Liễu của thành phố Dũng, xin Liễu Tông Sư chớ trách”.
Liễu Kim Sinh cười nói: “Nếu tôi trách thì hôm nay đã không mời đảo chủ Trữ tới đây. Chuyện này đã được nói ra rồi, xin đảo chủ Trữ cho tôi chút thời gian để tôi khuyên nhủ A Mai, trả đồ lại cho ông”.
Sau đó, ông ta nhìn về phía Nhất Chi Mai, gọi một tiếng: “A Mai…”
Liễu Kim Sinh nói như vậy, đương nhiên Trữ Phượng Toàn phải nể mặt, không nói thêm gì nữa, chỉ đứng qua một bên chờ.
Lúc đầu, chị Mai vốn đã định trả Mỹ Nhân châu lại cho đảo Cửu Long nhưng lời Liễu Kim Sinh nói khiến bà ta tức giận nên ngoảnh mặt đi không nhìn ông ta, cũng không nói tiếng nào.
Liễu Kim Sinh giữ vững phong độ của bậc Tông Sư, thong thả nói: “A Mai, bà về nhà họ Liễu với tôi đi, tôi cũng có một phần lỗi trong chuyện này, chúng ta hãy cùng nhau gánh vác”.