Tuyết tuy không nhiều nhưng con đường vô cùng lầy lội khó đi Trịnh Ngôn Khánh phải vô cùng cẩn thận, thà rằng đi đường xa chứ không đi đường tắt, hiện nay Hà Nam không phải là Hà nam của trước kia, đạo phỉ rất nhiều, Trịnh Ngôn Khánh không thể không cẩn thận.
Cũng do vậy mà tốc độ chậm đi rất nhiều.
Đến huyện dịch thuộc Đông Lai quận thì đã qua Đông chí.
Đám người dẫn quân đã mang binh mã cùng với các tông đoàn lên đường từ Lai Châu, thẳng về phía Cát Ti thành mà tập hợp.
Trịnh Tỉnh dĩ nhiên không đợi Trịnh Ngôn Khánh đi cùng, mà cùng với những người dẫn quân đi trước.
Lưu thủ ở huyện Dịch là quan viên nhà Tùy, phó tổng quản thủy quân Chu Pháp, hắn còn có nhiệm vụ tiếp đãi các lộ tông đoàn, rồi sau đó tập kết ở Cát Ti Thành, tuy nói Tùy Dạng Đế ra lệnh chế tạo 300 chiến hạm nhưng lần này quân số của nhà Tùy đã lên tới bảy vạn người.
Thủy thủ ở Giang Hoài đi nam chinh có tới một vạn người.
Ngoài ra còn có ba vạn nỏ thủ được điều động từ Lĩnh Nam tới.
Nghe nói lần này đông chinh, Tùy Dạng Đế dùng binh trên toàn quốc.
Không chỉ tả hữu mười hai vệ binh mã xuất động mà các tộc nhân của các thế gia vọng tộc, thậm chí là cả đệ tử quan lại cũng nhao nhao tham chiến.
Trong đó thái thú của Ninh Việt quận Ninh Trường Chân xuất động đến đây, tuy nhiên hắn không tới huyện Dịch mà tới thẳng Trác quận, nghe lệnh Dương Quảng.
Chu Pháp có tự là Đức Mại là tướng môn xuất thân từ thế gia, cũng là một trong năm cự phú đương thời.
Hắn nhìn thấy Trịnh Ngôn Khánh thì vô cùng nhiệt tình.
Lập tức sai người sắp xếp nơi ở rồi nói với Trịnh Ngôn Khánh:
- Đại tướng quân đã tiến về Sa Ti thành luyện binh trước để ta ở đây nghênh đón mọi người, hiện nay thuyền tiến về Sa Ti thành vẫn chưa trở về, cho nên không có cách nào đưa mọi người đi tập kết được cần phải chờ một lúc.
Mong Trịnh công tử ở bên cạnh chờ đợi, gần đây tông đoàn đến báo danh không ít, khi nào thuyền trở về ta sẽ sắp xếp cho mọi người tới đó tập kết.
Trịnh Ngôn Khánh cũng không thèm để ý ngược lại Trịnh Hoành Nghị trong lòng có phần không phục.
- Tại sao Trịnh Tỉnh lại được đi Sa Ti thành trước?
Trở về chỗ ở, hắn hậm hực phàn nàn:
- Ngôn Khánh ca ca đệ đã nói là tên kia không có hảo ý, chúng ta vất vả luyện ra được tông đoàn hôm nay lại để cho hắn rêu rao là của hắn, đến Sa Ti thành đoạt công.
Trịnh Ngôn Khánh nghe được nhịn không được cười:
- Đoạt công sao?
Hắn ôm Trịnh Hoành Nghị, nói khẽ:
- Hoành Nghị, đệ nhớ kỹ, có đôi khi xông lên trước quá mức chưa hẳn là chuyện tốt.
- Đệ còn nhớ câu chuyện mà ta kể không? Cẩn thận ngẫm lại đi, Khổng Minh tiên sinh dùng mưu xưa nay thường là mưu sau mà động, cho nên đôi khi phải chiếm lĩnh tiên cơ nhưng đôi khi cũng cần phải hậu phát chế nhân, lần này hắn vội vã chém giết thì cứ mặc hắn.
Trịnh Hoành Nghị tuổi so với Trịnh Ngôn Khánh cũng không sai biệt lắm.
Trong hộ tịch hắn còn lớn hơn cả Trịnh Ngôn Khánh một năm.
Nhưng hắn đối với Trịnh Ngôn Khánh luôn luôn vô cùng tín nhiệm, Trịnh Ngôn Khánh đã nói như vậy tuy trong lòng hắn không thấy thoải mái nhưng không hề bực tức.
Ngày hôm sau, Ngôn Khánh luyện mã giáo sau đó trở về phòng định nghỉ ngơi một chút.
Bỗng nhiên Trịnh Hoành Nghị vội vàng chạy tới nói nhỏ:
- Ngôn Khánh, Ngôn Khánh ca ca, lại có tông đoàn tới huyện Dịch, chúng ta mau tới xem náo nhiệt.
Ngôn Khánh đem mã giáo cho Hùng Đại Hải cầm rồi hỏi:
- Là tông đoàn nhà ai tới?
- Nghe nói là Lĩnh Nam Phùng thị.
- Lĩnh Nam Phùng thị?
- ,Ừ nghe nói là tằng tôn tử của Đàm Quốc phu nhân, nhi tử của Tả Võ Vệ Phu tướng quân Phùng Ang, tên kia mang tới một đội ngũ Câu Liêm binh.
Câu Liêm binh?
Trịnh Ngôn Khánh khẽ giật mình lại thêm vài phần hứng thú.
Đàm Quốc phu nhân chính là Tiễn phu nhân đại danh đỉnh đỉnh thời Nam Bắc triều, vị Tiễn phu nhân này một tay an bình Lĩnh Nam, ở thời kỳ Tùy Văn Đế, vị Tiễn Phu nhân này sau khi bình định lại dẫn binh hàng nhà tùy, là một nữ nhân vô cùng truyền kỳ.
Tuy nhiên vào năm Nhân Thọ thứ hai, Đàm Quốc phu nhân tuần tra ở Hải Nam nên bị bệnh truyền nhiễm mà mất, Tùy Văn Đế Dương Kiên vì việc này mà đã không tham dự triều chính mười ngày.
Trịnh Ngôn Khánh đối với Tiễn phu nhất rất coi trọng.
Vì vậy hắn liền nói với Trịnh Hoành Nghị:
- Nếu là hậu nhân của Đàm Quốc phu nhân thì chúng ta không ngại đi nghênh đón một phen, thuận tiện biết một chút về Câu Liêm Binh của Phùng gia uy chấn Lĩnh Nam.
Cái gọi là Câu Liêm binh của Phùng gia cũng không dọa người như trong truyền thuyết.
Nó chỉ là một thanh trường thương có móc câu sắc bén vòng ngang ở đầu mà thôi.
Loại binh khí này đối với kỵ binh có tác dụng khắc địch nhưng với bộ binh thì không sao chống cự nổi.
Tuy nhiên năm đó Tiễn phu nhân dựa vào binh chủng này mà uy chấn Lĩnh Nam, đánh cho thổ dân liêu man không dám sinh lòng.
Trịnh Ngôn Khánh đã nhìn qua trang bị của Liêu man, nói thật là đơn sơ vô cùng.
Cho nên Câu Liêm binh của Phùng gia có thể thắng thổ dân địa phương cũng không có gì là kỳ quái.
Phùng gia này phái đệ tử tới là Phùng Trí Đại, hắn mười tám tuổi, không cao lắm chỉ khoảng 1m70, cường tráng rắn chắc, trên người mặc một bộ khôi giáp màu đen, mái tóc búi lại, trên đó còn cắm một cái lông gà, đi trong đám người vô cùng bắt mắt. Nói tới lông gà đây là phong tục của bọn họ cũng giống như là thế gia đệ tử trung nguyên dùng túi thơm vậy chủ yếu là để trang trí.
Đối với phong tục tập quán của người ta, Trịnh Ngôn Khánh dĩ nhiên cũng không có ý kiến.
Tuy nhiên Trịnh Hoành Nghị thì lại không nhịn được cười hắn không nhịn được mà khẽ nói bên tai của Trịnh Ngôn Khánh:
- Huynh nhìn xem tên kia cắm một cái lông gà trống lớn thật là buồn cười đến chết.
Thanh âm của hắn vốn không phải lớn nhưng mà lỗ tai của tên Phùng Trí Đại kia rất lợi hại.
Hắn đột nhiên ghìm chặt chiến mã lại quay đầu hưng dữ nhìn hai người Trịnh Ngôn Khánh, Trịnh Ngôn Khánh vội vàng bịt kín miệng của Trịnh Hoành Nghị lại, cười cười áy náy.
Phùng Trí Đại hừ một tiếng thúc ngựa rời đi.
- Hoành Nghị, đệ vừa rồi có hơi thất thố rồi... Lĩnh Nam bọn họ dùng lông gà để biểu lộ thân phận, lông gà nghe nói là lông của thần thú phượng hoàng, có tác dụng tránh họa cầu phúc, đệ gây chuyện như vậy không chừng sẽ kết oán với Phùng gia
.
-