Hai tiếng sau khi Chu Dung Thành rời khỏi, tôi đoán ông ấy đã đến sân bay Trung Nam. Tôi nóng lòng liên lạc với đội trưởng Vương, anh ta nói với tôi rằng đã có chút thay đổi. Để tránh đánh rắn động cỏ, cục thành phố đã không phong tỏa sân bay từ trước. Vì Triệu Long là một tên liều mạng, một khi anh ta thấy mình không chạy thoát, sẽ điên cuồng kéo người khác chết cùng, sẽ tạo ra một tai họa ngầm. Sân bay biển người đông đúc, người chết và bị thương lên đến hàng trăm hàng ngàn là chuyện có thể xảy ra.
Họa vô đơn chí hơn là, tình báo nằm vùng của cục thành phố cài vào là không chính xác. Chu Dung Thành đến sân bay vừa khéo lại đi ngang qua người Triệu Long, ông ấy đã lên chuyến bay hạng nhất đến tỉnh Vân Giang và đã rời đi sớm hơn dự kiến.
Khả năng chống trinh sát của Triệu Long mạnh đến không tưởng, anh ta không phải cảnh sát, không có cơ sở ngầm, cũng không nắm được sự sắp xếp của cảnh sát. Chu Dung Thành phân tích, rất có khả năng Kiều Dĩ Thương đã bí mật giúp anh ta rời khỏi đặc khu, chỉ có ông ta mới trình độ đánh cờ với mình một cách xuất sắc như vậy.
Tôi đã thức trắng đêm, không dám liên lạc với Chu Dung Thành vì sợ sẽ ảnh hưởng đến việc phá án của ông ấy. Bây giờ ông ấy như đèn treo sợi tóc, một chút sai lầm cũng có thể khiến ông ấy rơi vào nguy hiểm, nên tôi chỉ có thể liên tục hỏi thăm đội trưởng Vương. Lúc năm giờ sáng, annh ta nói với tôi rằng Chu Dung Thành đã đến biên giới Vân Giang, tập hợp với cảnh sát chống ma túy ở đó.
Trong suốt chặng đường bị phục kích nguy hiểm nhất, ông ấy vẫn bình an vô sự khiến tôi thở phào nhẹ nhõm. Chỉ cần cảnh sát chống ma túy còn ở đó, đương nhiên sẽ bảo vệ ông ấy như một quan chức cấp cao của đặc khu.
Ba ngày qua, Chu Dung Thành ở Vân Giang tiến triển vô cùng thuận lợi, bắt được rất nhiều tay chân người Myanmar vượt biên tàng giữ ma túy. Điều đó khiến cho Triệu Long bị giảm nhuệ khí, buộc phải liên tục chịu thua. Bản lĩnh của anh ấy tôi biết rất rõ, dù gì thì cũng đã từng nằm vùng ở vùng Tam Giác Vàng, nên sử dụng mưu kế cũng khá trơn tru.
Điều duy nhất tôi nghĩ không ra là phía bên đặc khu sóng yên biển lặng, yên tĩnh một cách đáng sợ. Triệu Long rơi vào vòng vây quét, một khi anh ta bị bắt, đó sẽ là một vấn đề lớn. Một nửa mạng lưới buôn bán ma túy của tỉnh Khánh Lăng đã bị đánh tan tác, Kiều Dĩ Thương sẽ phải đứng mũi chịu sào.
Nhưng ông ta không hề nôn nóng, lại còn tổ chức lễ ký kết với công ty liên doanh. Tôi thấy trên báo ông ta vẫn nói cười rất vui vẻ, sự bình tĩnh vượt quá mức bình thường này, càng khiến tôi không thể nhìn thấu.
Ngày thứ tư, Thảo Vi gọi điện thoại rủ tôi đến Hoành Thành Tham Lang tham gia tiệc trăm ngày của con trai chị em. Tôi có hơi ngạc nhiên, hội chị em đều là tiểu tam, sao sinh con mà vẫn có thể gióng trống khua chiêng bày tiệc như vậy, vợ người ta thì để làm gì?
Tôi hỏi cô ta là ai, cô ấy nói là Ngọc Linh.
Ngọc Linh là người trang điểm cho chị Bối, xuất thân khắc khổ từ bé, vô cùng thông minh lanh lợi. Bất kể là khách hàng nào, chị Bối đều mang cô ta theo. Cô ta có thể cản rượu, cũng rất biết điều chỉnh bầu không khí. Sau đó, cô ta được người ta bao nuôi, hơn một năm qua không hề có tin tức gì, im hơi lặng tiếng làm ra chuyện lớn như vậy.
Thảo Vi nói Lâm Bảo Bối đã tặng quà lên đến sáu con số, e rằng không chơi trội hơn được rồi. Tôi vừa nghĩ đến gương mặt của chị Bối, chắc chắn phải đi cổ vũ rồi.
Tôi hỏi cô ấy trong hội có phải đã bùng nổ hay không. Cô ấy nói không chỉ bùng nổ, mà mấy chị em còn ghen tị, đi đào scandal của cô ta ở khắp nơi, rồi ra sức ném ra ngoài. Nếu bộ phận quan hệ công chúng làm không tốt, cũng khiến Ngọc Linh lãnh đủ.
Thảo Vi chửi con điếm này đúng là mẹ nó may mắn: "Ngọc Linh không phải là con tiểu tam bình thường. Dù không diệt được phòng lớn, nhưng cô ta lại được bố chồng chấp thuận."
Không chỉ được đàn ông yêu thích, mà ngay cả lão già cũng không tha, đúng là quá thủ đoạn. Quy tắc của nhà giàu đời đầu rất cao, chỉ cần nữ ngôi sao bị bóc phốt không thể gả vào nhà giàu đều do không được bố chồng đồng ý.
Tôi bảo tài xế đưa tôi đến trung tâm thương mại, mua một chiếc khóa bằng vàng ròng trị giá 90 triệu, rồi đi thẳng đến Hoành Thành Tham Lang.
Tôi bước vào đại sảnh, nhìn thấy Thảo Vi đang chuẩn bị vào thang máy. Tôi bước nhanh vài bước đuổi theo cô ấy. Cô ấy khoác tay tôi, đào bới nhiều chuyện phía sau của Ngọc Linh, bao gồm cả việc đã từng làm với cậu chủ- đại ca của giới giải trí.
Tôi hỏi cô ấy có thật không, cô ấy nói nhìn trúng nhau ở quán bar bên Hương Cảng, rồi hẹn với nhau chơi một đêm. Cô ta còn lấy đó làm lý lịch cá nhân để khoe khoang, còn ông chủ lớn bên cạnh lại phải vội vã tẩy trắng.
Tôi cười nói cô cũng buồn bực quá rồi đấy.
Cô ấy cong môi: "Nói về vẻ ngoài, còn ai đẹp hơn hai chúng ta chứ. Thủ đoạn của tôi cũng không tệ, chỉ là mệnh tôi khổ mà thôi." Sau khi cửa thang máy được mở ra, một vệ sĩ đã đứng ở hành lang chờ đợi. Anh ta hỏi tên rồi khom người mời tôi vào sảnh của khách VIP, sau đó nói với Thảo Vi đến phòng khách phụ. Thảo Vi quái gở nói thực sự không chịu nổi, con nhỏ trang điểm đó bây giờ cũng biết cách nhìn người chọn món rồi. Cũng không biết là ai ban đầu vừa vào thành phố, cái chó gì cũng không biết, bưng tô mì bò cay ngồi xổm bên cạnh hầm cầu ăn.
Tôi cau mày dùng ánh mắt bảo cô ấy im miệng. Nhiều lời, lớn lối ở địa bàn của người khác thì chả có gì tốt.
Bồi bàn dẫn chúng tôi lần lượt đến hai địa điểm khác nhau. Tôi còn chưa nhìn rõ người bên trong, Ngọc Linh đã lớn tiếng gọi tôi. Tôi theo tiếng gọi nhìn sang, trên tay cô ta đang ôm một đứa bé được quấn trong bộ quần áo màu vàng của hoàng đế. Ba người bảo mẫu, vú em đều đứng ở phía sau quạt cho cô ta, giúp cô ta dùng bữa. Một nhóm vệ sĩ được sắp xếp chỉnh tề, vây quanh cô ta giống như tinh tú vây quanh trăng sáng.
Đây đâu phải đãi tiệc, rõ ràng là lấy đứa trẻ ra làm lý do để nở mày nở mặt đây mà.
Tôi bước tới, đưa khóa vàng cho cô ta, rồi nói vài lời chúc tốt đẹp. Cô ta cũng khách sáo không kém, nói người tới là được rồi, làm những việc vô dụng này chi cho thêm xa lạ.
Bảo mẫu nhận lấy nói cảm ơn, tôi ngồi bên cạnh cô ta trêu đùa đứa trẻ một cách tượng trưng. Máu mủ của nhà giàu có, người ngoài phải biết chừng mực, không thể thực sự đụng vào, đụng vào mà có chuyện gì thì khó mà nói rõ. Nhất là phụ nữ ở trong hội, chớp mắt một cái cũng là thủ đoạn, đề phòng không bao giờ là sai.
Ngọc Linh phàn nàn rằng bố của đứa bé đang đi công tác, không thể chạy về được. Một mình cô ta giữ thể diện cũng không có ý nghĩa gì cho lắm. Nhưng anh ta rất yêu thương đứa bé, nên đã bàn bạc với bố chồng xem phải khen thưởng thế nào.
Cô ta nháy mắt với tôi: "Ít nhất cũng phải cho em vài triệu. Em bị khó sinh, phải mất sáu tiếng đồng hồ mới sinh ra được, chị nhìn thấy chưa?"
Cô ta nhấc bổng đứa trẻ lên: "Sáu kí tám, trắng trẻo, mập mạp. Vợ của ông ấy không chỉ sinh con gái mà còn ốm nhom, tiều tụy, vừa nhìn là biết phúc mỏng. Chị không biết nhà họ cưng đứa cháu trai này thế nào đâu."
Nói xong, cô ta chợt nhớ ra điều gì đó: "Chị Hà, khi nào thì chị sinh con? Em nói cho chị nghe, một khi phụ nữ như chị lấy được một người chồng bản lĩnh, nhất định phải sinh con trai. Có con trai không chắc có thể trói buộc được người đàn ông, nhưng không có con trai thì càng trói không được."
Tôi mỉm cười hỏi lại cô ta rằng phụ nữ như cô ta không thể dựa vào thứ khác để chiếm lấy đàn ông sao.
Cô ta vui vẻ nói có thể. Xinh đẹp, tươi trẻ không phải là thứ tốt nhất sao? Nhưng nó lại không được lâu, ai có thể giữ mãi được thanh xuân? Đàn ông hành động theo thị giác, nếu chuyện đã không làm được thì nên tìm cách khác. Tất cả phụ nữ trên thế giới này đều biết rằng, dùng con cái để giữ đàn ông gắn bó với gia đình là điều đáng buồn, nhưng không phải họ vẫn phải sinh con sao?
Đứa bé trong lòng bật khóc khi cô ta đang nói chuyện, cô ta hoảng sợ vội vàng dỗ dành, vừa dỗ vừa nói với tôi: "Đây là sinh mạng của em, là chỗ dựa của em nửa đời sau. Nếu nó vạn sự đại cát, thì cả đời em không phải lo lắng gì cả. Cho dù quy tắc của nhà giàu là không được ly hôn với vợ, và em không thể đánh lại mấy bà vợ già đó, nhưng em vẫn có một chỗ đứng." Đôi mắt của cô ta chứa đầy khao khát về tương lai, khen ngợi cái bụng của mình không chịu thua kém. Tôi chợt cảm thấy có chút chạnh lòng. Một người phụ nữ, nếu như đến máu thịt của mình cũng không thật lòng yêu thương, chỉ xem nó như một quân cờ để kiếm lấy lợi ích, người phụ nữ như vậy có phải cả đời này sẽ không hiểu được niềm vui nào khác ngoài tiền bạc phải không?
Bữa tiệc trưa tôi không ăn lấy một miếng, chỉ uống vài ly rượu. Rất nhiều quý cô đi đến chúc mừng Ngọc Linh, rất nhanh chiếc bàn đã bị đám người vây quanh đen nghịt. Tôi có chút nghẹt thở, tìm bảo mẫu của Ngọc Linh để chào tạm biệt, nhờ cô ta chào Ngọc Linh thay tôi.
Thảo Vi và một nhóm chị em cười nói huyên náo trong phòng khách phụ. Trên bàn có hơn mười mấy chai rượu, bọn họ đều đã ngà ngà say, càng ngày càng không thể kiểm soát. Tôi cũng không qua đó, mà nhắn cho Thảo Vi một tin, rồi nhanh chóng rời khỏi nhà hàng.
Sau khi tôi bước ra, tài xế hỏi tôi có quay lại biệt thự hay không. Tôi suy nghĩ rất lâu, có chút chống cự sự lạnh lẽo trong ngôi nhà to lớn đó. Tôi bảo anh ta cứ chạy dọc theo con phố này, cuối đường ở đâu thì dừng lại ở đó, đi dạo một chút.
Tài xế biết rằng tôi rất nhớ và lo lắng cho Chu Dung Thành, nên vừa lái xe vừa kể cho tôi nghe vài câu chuyện của ông ấy. Thỉnh thoảng ông ấy quá chén sẽ gọi tên tôi trong xe, từ hai năm trước đã như vậy rồi. Khi đó, bên ngoài cứ nghĩ tình cảm của ông ấy và vợ cũ rất tốt, kể cả tôi cũng nghĩ như vậy. Thậm chí tôi còn không dám nhắc đến, vì sợ sẽ làm tổn thương tình cảm vợ chồng của ông ấy.
Tài xế nói: "Sở thích ăn uống của bà chủ, cục trưởng Chu đều biết. Mặc dù ông ấy rất ít nói, nhưng vài năm nay đều theo sở thích của bà chủ mà ăn thử. Có lẽ cô nghĩ mình đang nhân nhượng cục trưởng Chu, nhưng thực ra cục trưởng Chu cũng đang cố gắng chiều theo ý cô."
Tôi nghe đến nỗi mũi cay cay, quay mặt nhìn cảnh đường phố lướt nhanh bên ngoài cửa sổ, một màn sương mơ hồ bất giác bao phủ trước mắt.
"Tôi có phải là một người phụ nữ tốt không?"
Tài xế giật mình, anh ta nhìn tôi qua kính chiếu hậu: "Cô hỏi tôi sao?"
Tôi không lên tiếng, anh ta cười nói đương nhiên rồi. Nếu không cục trưởng Chu sẽ không thích cô. Nếu ông ấy đã chắc chắn trao cho cô tấm chân tình, thì cô phải xứng đáng.
Tôi kéo kính xe xuống, mặc cho gió thổi vào mặt tôi. Có những điều tôi không biết, khoảnh khắc nghe được thực sự rất đau lòng.
Xe chầm chậm chạy về phía con phố cổ thưa thớt dân cư, không khí cũng trở nên yên tĩnh lạ thường. Tôi nhìn thấy một con phố dài khuất sau những bụi cây, rất khó để tìm một con đường hẹp dài, quanh co như vậy ở thành phố phồn hoa này. Tôi bảo tài xế dừng lại bên đường, đẩy cửa xe, dẫm lên vài cái ổ gà đầy nước mưa trên con dốc thấp, rồi đi sâu vào trong con đường.
Hoang vắng, tĩnh mịch, tang thương.
Hóa ra thành phố nào cũng có một góc bồi hồi bên ngoài sự lộng lẫy. Giống như những thứ vô cùng đẹp đó, màu sắc vô cùng rực rỡ đó, đã tràn ngập cả thế giới này, lấp đầy tầm mắt của mọi người, nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả đều đẹp đẽ, và màu đen không hề tồn tại.
Tôi dừng lại bên ngoài một rạp hát rất cũ, ngẩng đầu nhìn lên bức tường đỏ son cùng những viên gạch ngói xanh dưới ánh nắng yếu ớt.
Cánh cửa gỗ bị khoét vài lỗ xiêu xiêu vẹo vẹo gắn ở khung cửa, dường như không chịu đựng được một cơn gió thổi qua. Bức tường mục nát, cũ kỹ có chút hoang tàn vào tiết trời cuối đông, không khí ẩm ướt không lạnh, nhưng càng đi vào trong lại càng thấy u ám. Đi qua cánh cửa gỗ thứ nhất, cánh cửa hình vòm lợp ngói son thứ hai đã vắt ngang trước mắt.
Băng ghế đá trước cửa phủ đầy sương trắng, chẳng biết là sương mù hay sương cuối mùa. Tôi lấy đầu ngón tay quẹt nhẹ một vòng, giống như nắm lấy một đám mây.
Tôi ngập ngừng hỏi có ai không?
Bên trong có tiếng cọt kẹt, giống như cánh cửa bị đẩy ra. Một ông già đeo kính, mặc hí phục bước ra. Ông ấy nhìn tôi qua lớp kính, hỏi tôi đến nghe hí sao?
Tôi nói phải.
Ông ấy vô cùng vui vẻ dẫn tôi vào trong. Bên trong không tiêu điều giống như bên ngoài. Cách sắp xếp, trang hoàng cũng có chút ý vị. Ông ấy nói với tôi, lượng khách biết đến hí kịch ngày càng ít hơn, địa điểm của rạp hát này rẻ như vậy, nhưng đôi khi một ngày không đón được mười người. Gặp phải thời tiết chán nản thế này, thì càng không có ai.
Tôi tò mò hỏi ông ấy, thế thì phải chi tiêu thế nào.
Ông ấy đẩy kính: "Vẫn có thể góp lại ăn cơm, chúng tôi cũng không phải dựa vào cái này để sống."
Tôi cười đi theo ông ấy vào rạp, đối diện là sân khấu hình chữ nhật cao khoảng bốn mét được trải thảm đỏ. Trên sân khấu có một cô đào trẻ đang hát Việt kịch, bài Trâm Ngọc Bích. Có lẽ là đang tập dượt, nên mái tóc vẫn chưa búi lại, tùy ý xõa sau đầu.
Cô ấy ngâm nga lời bài hát, âm điệu tròn trịa, uyển chuyển, lanh lảnh và xinh đẹp. Lớp phấn son trên mặt không dày, đáy mắt thấp thoáng sương mù, ống tay áo lam hồng đan xen che mất đi nửa khuôn mặt thanh tú, mỹ lệ của cô ấy.
Tôi cũng có thể hát Trâm Ngọc Bích. Lúc trước, quản lý của tôi đã sắp xếp một giáo viên dạy tôi múa và hí khúc. Các quan lớn và thương gia lớn tuổi đều biết một chút về hí khúc. Mỗi thứ tôi đều phải biết một ít, gặp phải khách hàng khó tính, mới có thể phục vụ sở thích của mỗi người. Tôi hát không hay, lại bắt đầu quá trễ nhưng bù lại ngoại hình và thân hình của tôi tốt. Chị Bối đã xem tôi hát hí, chị ấy nói rằng tôi mặc hí phục giống như người bước ra từ trong bức tranh. Dáng vẻ đó có thể mê hoặc linh hồn của đàn ông trên thế giới.
Tôi đứng ở phía dưới theo cô đào hát hai câu, trưởng rạp sửng sốt: "Bà chủ cũng biết hát hí khúc sao?"
Tôi nói không biết nhiều lắm, đã lâu rồi không hát.
Sau khi cô đào hát xong Trâm Ngọc Bích, tôi đột nhiên có chút hứng thú. Tôi mở ví lấy ra một xấp tiền khoảng ba triệu đưa cho trưởng rạp, hỏi ông ấy có thể cho tôi mượn một bộ hí phục để thỏa cơn ghiền được không.
Ông ấy cười, nói không thành vấn đề.
Ông ấy đi phía trước dẫn đường, đưa tôi vào hậu trường và nói với tôi rằng phấn nước và hí phục, tôi đều có thể sử dụng. Tôi vừa ngồi xuống trước gương thì giọng nói của một người đàn ông đột nhiên vang lên từ phía sân khấu: "Ông chủ, ra đây đón khách, pha một ấm trà ngon, hôm nay ông chủ chúng tôi bao rạp."
Danh Sách Chương: