- Không biết bao giờ Vân hầu khải trình về kinh?
- Về kinh?
Vân Diệp đang lơ mơ làng màng tỉnh lại ngay, bảo thị nữ dâng trà, mới viên quan kia ngồi xuống, hỏi:
- Chưa thỉnh giáo tôn tính đại danh thiên sứ, Vân Diệp thất lễ rồi.
- Không dám, không dám, Vân hầu khách khí quá, hạ quan là lễ bộ viên ngoại lang Thôi Hạo, tới Lĩnh Nam nửa năm rồi.
Nghe tên này kể khổ, Vân Diệp cười:
- Trên biển phong ba không ngừng, chuyện ngoài dự liệu liên tiếp phát sinh, hải tặc, bão tố, gió lốc không phải thứ sức người kháng cự lại, lần này còn gặp phải cả núi lửa dưới đáy biển phun, thiếu chút nữa thành tro rồi, cho nên không về đúng dự định, phiền thiên sứ đợi lâu.
- Có điều biển tuy nguy hiểm, nhưng thu hoạch rất lớn, mang về không ít hương liệu, thiên sứ về mang theo vài cân, dỗ dành già trẻ trong nhà.
Có hương liệu tất nhiên Thôi Hạo tươi hơn hớn, Vân hầu nói mấy cân là khách sáo, nếu có trăm cân mang về, cũng đáng đợi ở Lĩnh Nam nửa năm.
- Viên ngoại lang có biết lần này bệ hạ chiếu ta vào kinh vì chuyện gì không?
Nếu đã bắt về kinh, vậy phải hỏi chuyện gì, không thể cho hương liệu miễn phí.
- Vân hầu có điều chưa biết, ý chỉ không phải do bệ hạ phát, mà do Phòng tướng lưu thủ kinh sư thông qua tam tỉnh, được nương nương đồng ý mới phát ra.
Vân Diệp đứng bật dậy, nổi giận quát:
- Phòng Huyền Linh tài đức gì mà phát chiếu thứ? Bệ hạ đâu? Thái tử đâu?
Thôi Hạo bị động tác của Vân Diệp làm hoảng hồn đổ cả chén trà, vội vàng giải thích:
- Vân hầu chớ hoảng, bệ hạ đi Cao Ly, chuẩn bị bình định nơi này, lệnh thái tử điện hạ vận lương, nương nương giám quốc, Phòng tướng phò tá, nên Phòng tướng mới có thể dùng ngự bảo.
Vân Diệp ngồi xuống, bất kỳ trong kinh có chuyện gì, đợi tới khi mình về thì chuyện đã qua một năm rồi, hoàng đế xuất chinh không biết có thành công không, dù sao trên lịch sử Lý Nhị thua cực thảm, giờ có thuốc nổ và dầu, chẳng biết có thay đổi được không?
- Thủy sư Lĩnh Nam đâu?
Hiện Vân Diệp không có ấn tín thủy sư, tất nhiên không biết thủy sư đi đâu:
- Bẩm Vân hầu, khi bệ hạ xuất chinh gần như mang hết kho Thường Bình, nên thủy sư Lĩnh Nam đang đi khắp nơi vận lương bù lại.
Toi rồi, chuyến này Lý Nhị nổi hứng bất ngờ đi đánh Cao Ly, nhất định thê thảm trở về, nói không chừng hiện đã về rồi, chỉ cần là người Quan Trung, có ai không thương tâm vì Đường thái tông ba lần xuất chinh Cao Ly, ba lần chiến bại quay về, bởi vì ba lần này không phải do tướng sĩ không anh dũng, không phải do lương thảo không đủ, mà là do có kẻ ngáng chân đằng sau, ba điều kiện thiên thời, địa lợi, nhân hòa đều không có.
Hoàng đế muốn dùng chiến tranh để di chuyển mâu thuẫn trong nước là hành động thông minh, nhưng Đại Đường vừa mới hòa bình, mọi người đều muốn hưởng thụ một phen, thực sự chẳng mấy hứng thú với Cao Ly, tất nhiên là trừ tỳ nữ và nô lệ, nếu hoàng đế giương khẩu hiệu đi cướp nô lệ, Vân Diệp đảm bảo ông ta sẽ chiến thắng trở về.
Vì đám người đánh nhau giỏi nhất Đại Đường hiện một là hải tặc của Vân Diệp, còn lại là đám buôn nô lệ, đám khốn kiếp này vốn là phủ binh Đại Đường, từ khi Lý Nhị quyết định dưới cấp đội chính mà trên bốn mươi tuổi phải rời phủ binh, ngành nghề bạo lực của Đại Đường cực hưng thịnh, tiêu cục khắp nơi, trước kia mở tiêu cục phải tìm mọi cách quan hệ với lục lâm, để có thể bình an đi qua địa phận của người ta.
Hiện tiêu cục bắt đầu có tổ chức, có dự mưu đi kiếm chuyện với đạo phỉ, khi làm phủ binh phải tự trang bị vũ khí áo giáp, không thể vứt ở nhà cho rỉ sét được, đạo tặc thì ngày càng ít, không đi cướp nữa, phí bảo tiêu sụt giảm, để đạo tặc cướp của mình, toàn bộ đi trêu chọc chúng, may mắn trừ được đạo phỉ, tiền tài bất nghĩa thuộc về mình, còn có tiền thưởng của quan phủ.
Bọn buôn nô lệ là sinh ra sau khi Hầu Quân Tập đánh hạ toàn bộ thảo nguyên, triều đình không hạn chế huân quý sở hữu mục trường ở thảo nguyên nữa, mục trường của Vân gia là hình mẫu, mỗi năm không ngừng có cừu dê đưa về Trường An, không biết bao người thèm khát.
Nhưng ai chăn cừu, chăn ra sao? Chả lẽ gia chủ tự cầm roi đi chăn? Thế là nghề buôn nô lệ ứng vận sinh ra, khắp nơi từ Cao Ly, Hãn Hải, cao nguyên, Thổ Cốc Hồn đều có nhân khẩu mất tích.
Pháp luật Đại Đường rất thất đức, đám buôn nô lệ chỉ cần nộp đủ thuế thì người mang về là hàng hóa, mà thuế là thuế trâu ngựa.
Vân Diệp không muốn nghĩ tới chuyện Lý Nhị xuất chinh, cả năm rồi, dù đánh nhau thành thế nào thì mình chẳng làm gì được.
Lý An Lan lần nữa trang điểm xong ra phòng khách, chuẩn bị báo thù Vân Diệp, vừa rồi bị y đánh rất đau, mông đỏ cả rồi, nhưng thấy Vân Diệp ngồi đờ đẫn trên ghế lẩm bẩm cái gì đó, lén đi tới gần mới nghe rõ.
- Vội cái gì chứ, hai con sói đánh nhau, nếu hổ nhảy vảo, nói không chừng chúng ngừng chiến quay lại cùng cắn hổ. Ông đánh Cao Ly cũng phải mang thủy sư Lĩnh Nam theo chứ, có mỗi lục quân thì ông phải tốn bao công mới hạ được?
- Đợi tới khi ông đánh đến Bình Nhưỡng thì mùa đông xuống, ông chỉ còn đường lui binh, đúng là chuốc khổ vào thân, không biết làm thế càng cổ vũ Thừa Càn lấn tới sao?
- Phong thiện Thái Sơn là kế hoạch tốt kéo đổ hào tộc Sơn Đông, sao lại muốn dùng cuộc chiến Liêu Đông khốc liệt để kéo đổ Sơn Đông? Sinh ra một tên Vương Bạc chưa đủ, muốn có tên Lý Bạc nữa à?
Lý An Lan nói nhỏ:
- Phu quân, chàng không coi trọng chuyến xuất binh này của phụ hoàng à?
- Quá gấp, người am hiểu Cao Ly nhất là ta và Trương Kiệm đều không có mặt, bệ hạ dù có Bách Kỵ ty thì vẫn rất xa lạ với Liêu Đông, khí hậu và tiếp tế đường xa sẽ có vấn đề.
- Phụ hoàng nói, cửu doanh đã định, chỉ thiếu một góc, cho nên ai nói cũng không nghe, nhất quyết đông chinh, Ngụy Trưng vất vả khuyên can, nói sẽ dẫm vào vết xe đổ của Tùy Dương đế, bị phụ hoàng biếm quan, phải rời kinh về nhà hối lỗi. Chử Toại Lương khuyên can cũng bị phụ hoàng mắng giữa triều, phu quân à, xin chàng, đừng nói chuyện này nữa, khi thiếp biết phụ hoàng đánh Cao Ly, rất lo, cũng mừng, mừng là chàng ra biển rồi, không liên quan nữa.
- Nếu như chàng hứng trí, thiếp cùng chàng về ngủ cũng được, chỉ cần đừng nghĩ tới chuyện đánh trận, Thừa Càn ở Sơn Đông, động tĩnh không rõ, nhà chúng ta đừng xen vào.
Câu cuối cùng Lý An Lan nói chém đinh chặt sắt, khoác tay Vân Diệp kéo về phòng ngủ:
- Được được, không nghĩ nữa, nàng đi làm cho ta bát mỳ ăn, nhớ, bát phải to, ớt phải nhiều, nếu như ta ăn thoải mái, có khi quên chuyện này, nghỉ ngơi một hồi rồi đem nàng về Ung Châu, xem xem nàng có sinh được đứa nữa không?
Vân Diệp vỗ lưng Lý An Lan nói:
- Thêm một bát nữa, yêu cầu giống bát trên, tốt nhất thêm hai nhánh tỏi.
Giọng Lý Thái từ cổng vòm truyền vào, vừa rồi Vân Diệp nói hơi to, bị hắn nghe thấy.
Lý An Lan thẹn đỏ dừ mặt, trừng mắt với Vân Diệp một cái đi ra ngoài cửa, thuận tiện cho Lý Thái một cước, Lý Thái ôm chân la toáng lên:
- Đệ chỉ nghe thấy chuyện mỳ, còn về sinh con không nghe thấy.
Kết quả cái chân còn lại cũng gặp nạn.
***