Mục lục
Vương Gia Marxism
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Thiên Hương Lầu một đêm đổi chủ.

Bà chủ Mục Thiên Kiều biến mất. Con gái Tú Ninh cũng không tại. Lúc này quản lý là tú bà mới người Cao Ly nghệ danh theo ngôn ngữ Đại Nam đó là Lý Y Cơ.

Thiên Hương Lầu lại mở cửa đón khách bình thường. Có điều số lượng các cô nương giảm trông thấy, có lẽ phải 3 phần.

Về phần Tri phủ Nhượng không thấy có động tĩnh gì về chuyện này. Có người chứng kiến đêm hôm đó đích thân San thiếu dẫn theo một đám thân binh đến tận cổng phủ Tri phủ đại nhân, đưa một bức thư rồi rời đi.

Hai dì cháu Tú Linh-Thiên Kiều nơi nào? Vụ hỗn loạn đêm đó kết thúc ra sao? Lý do lão Nhượng ngậm bồ hòn làm ngọt là gì? Tất cả đều là mê đề mà người ngoài không biết được.

Có điều Đông Sương Phòng cạnh chính viện nhà họ Trần lại đón hai vị khách xinh đẹp tá túc. Nghe nói một người tên Vương Tiểu Kiều, một người tên Dương Tiểu Linh. Chẳng hiểu sao nữa. Cha con Cán “Gàn” – San “Khùng” chơi bài “kim ốc tàng kiều, tính nuôi hàng tuyển để thịt hay gì đây?

Khụ khụ… Thực ra cũng có ý đó. Nhưng chỉ phụ thôi. Cậu San đang rất rất đau đầu.

Thứ nhất, đưa hai ẻm về chính viện là việc bất đắc dĩ. Thời gian này cậu quá bận xử lý chuyện bên ngoài, không thể đảm bảo an toàn cho hai dì cháu được. Vậy thì đành phải nhét vào Trần gia thôi. Thế là nhân lực “coi” chính viện từ 25 tăng lên 40 mống. Thậm chí có không dưới 5 tay súng “Colt 6” bố trí các góc canh gác, 15 nỏ thủ sẵn sàng phóng tên ngay khi có biến. Đám còn lại dùng đao thuẫn cũng toàn là những kẻ thân thủ mạnh nhất ở Trần gia.

Quân nhà này dùng chính là kiểu nỏ phương Tây thời trung cổ, sức mạnh lên tới 600 lbs (khoảng 272 kg). Cái này chính tay San thiếu vẽ mẫu để đám công tượng “mới chuyển hộ khẩu” chế tạo. Gom thợ Nghệ An chưa đủ, hắn còn vớt thêm 200 hộ công tượng Hà Tĩnh từ chỗ Võ Trọng Ninh. Thế là số “công nhân kỹ thuật cao” Đại Nam trong tay San thiếu lên đến gần 800 người. Thật là khủng bố!

Muốn làm như hắn cũng chẳng đơn giản đâu. Không có tài lực mạnh, không đủ ruộng cho người nhà thợ thuyền canh tác thì đừng nghĩ. Tự dưng nuôi nhiều nhân công như vậy mà không có phương án sản xuất kiếm lời thì chỉ có toang.

Đừng khinh thường các loại vũ khí cổ như cung nỏ. Ví như nỏ Genoa phiên bản nâng cấp của Trần gia lúc này đọ với hỏa khí Tây Dương thì không có cửa. Nhưng nó lại ác mộng đối với các thế lực nội địa. Và nó sẽ càng củng cố mạnh mẽ “địa vị xã hội đen” của Trần gia ở Hà Tĩnh. Như đã nói thì nỏ này rất mạnh, tầm xa lên tới 60m, sức xuyên thấu cao. Nhất là qua tay thợ “xịn” của Đại Nam chế lại thì càng bá đạo.

Có ai thắc mắc sao hai dì cháu Dương Tú Linh lại được bảo kê nghiêm ngặt cỡ đó không?

Bữa đó lúc cậu San bóp cổ con Linh suýt chết, hai đứa rốt cuộc cũng phải cúi đầu chịu phép, hoàn toàn khuất phục. Dì Kiều mới đầu phải chối quanh vì ả sợ nếu khai kẻ giết Trẩu thì chắc chắn bị Thiên Địa Hội trả thù.

San thiếu cũng cảm thấy đau đầu. Sự việc liên quan đến Cán Gàn bị kích động tạo phản càng đào càng bung bét, vũng nước rất sâu.

Chuyện là Trẩu và đồng bọn phát hiện Hồ Văn gặp đồng bọn ở Thiên Hương Lầu. Tất nhiên Trẩu đóng giả khách làng chơi theo vào để giám thị hay nghe lén. Nhưng mấy thằng này vẫn còn quá non.

Như “dân có nghề” là phải tách ra, mỗi lần chỉ vào một khứa để tránh bị để ý. Đằng này 4 lần đối tượng đi nhà thổ, thì đủ 4 lần có mặt thằng Trẩu lù lù ngồi ở phòng bên cạnh.

Một hai lần có thể là trùng hợp , ba bốn lần thì đó là cố ý.

Trẩu bị lộ rồi. Có mấy tay sát thủ đến gặp Thiên Kiều yêu cầu theo dõi và bắn tin khi Trẩu quay lại Thiên Hương Lầu. Theo như ả thuật lại thì bọn này là “dân chuyên”, các ám hiệu đều là kiểu của người phương Bắc.

Ả không dám trái lệnh. Vì ngay cả các hảo thủ của Đông Vương đang có mặt cũng không phải đối thủ của chúng. Bọn này mạnh thật sự, không phải dạng vừa đâu.

Kết quả là Trẩu bị cho một vé “đi mò tôm” dưới sông Rành Cái, khá gần Thiên Hương Lầu.

Vương Thiên Kiều chỉ đoán mò về thân phận của đám sát thủ thôi. Còn về chính xác là Thiên Địa Hội hay nhóm nào ở phương Bắc thì nàng không thể khẳng định.

Đến đây manh mối đứt đoạn.

San thiếu đành phải chuyển hướng sang tri phủ Nhượng. Nhưng suốt mấy ngày theo dõi, lão chả có biểu hiện bất thường nào, ngoài mấy bằng chứng tham ô hay hối lộ. Đó chẳng phải là tội quái gì, vì thời điểm này 10 quan đến 9 ông “ăn bẩn làm láo”. Mà việc bắt tham quan không phải trách nhiệm của cậu San.

Vậy nên cậu rơi vào bế tắc, chỉ đành ra sức bảo vệ hai dì cháu này thôi.

Mấy ngày nay người lo lắng nhất , bạc đầu bạc tóc ở Trần gia lại là Thị Hoa.

Cậu đã giải thích hai người lạ chỉ ở nhờ một thời gian, nhưng thị không tin lắm.

Ai đời ở nhờ mà vào hẳn Đông Sương Phòng khu chính viện?

Đó là nơi dành cho vợ ba lão gia kia mà. Thêm vào đó, hai người con gái xưng dì cháu này một lớn trạc tuổi Thị Hoa, một nhỏ tầm ngang tuổi cậu chủ nhỏ. Đều rất xinh đẹp. Cho nên thị cảm thấy quả này không đơn giản.

Thị Hoa hiện giờ đang càng ngày càng “oách”. Cậu Cả tin dùng, dạy cho cả nàng và quản gia Báo cách tính toán, ghi sổ sách kiểu mới, rất thuận tiện và chính xác. Kể từ đó nàng nhanh chóng nắm vững cách quản lý chi tiêu xuất nhập đồ trong trang. Cậu Cả còn khen đấy.

Đặc biệt Thị Hoa còn là người đọc sách cho Cậu Cả, mỗi lần cậu về nhà đều triệu thị vào dạy chữ nữa.

Cả nhà ai cũng hiểu thị giờ là “thân tín” bậc nhất của cậu, vị trí Bà Hai là chắc như ăn bắp rồi. Lúc này nàng bước chân đến đâu là có kẻ cúi đầu thưa Bà Hai đến đó. Địa vị đúng là tăng ngàn vạn trượng.

Nhưng thị Hoa lúc này cảm thấy áp lực cùng uy hiếp lắm. Cô gái trẻ tuổi thì không lo, khả năng cao là người của Cậu. Nhưng mà cô gái lớn tuổi kia thì thực rất dễ lọt vào mắt Ông. Thị Hoa tự tin lắm sắc đẹp của mình nhưng mà vẫn thấy thua kém cô gái tên Kiều kia một chút, Kiều thị trắng hơn nàng, dáng vóc cũng đẹp hơn... ôi... lo lắng quá đi.

Nếu Cậu Cả mà nghe thấy tiếng lòng của Thị Hoa chắc sẽ mắng luôn là đàn bà lắm chuyện ghen tuông. Cậu thà dùng Thị Hoa ngờ nghệch một chút cũng không dùng hải tặc người Hoa làm thân tín. Cậu chưa điên.

Những ngày này Cậu bận lắm, không ở Hương Sơn thì cũng phóng ngựa đi tới quân doanh ở bên Lạc Giang. Câu nói ngựa không ngừng vó chính là đây. Cậu cả họ Trần hai tháng qua cưỡi ngựa nhiều đến nỗi kỹ thuật tăng mấy bậc thang rồi.

Người dân Hà Tĩnh dọc tuyến đường Hương Sơn-Lạc Giang đã quen hình ảnh một đám mấy chục kỵ mã gào thét chạy trên đường cái khiến bụi mù nhấc cao mấy trượng rồi.

Nói chung Cậu Cả họ Trần hơi khùng khùng ai cũng biết, giữa trưa nắng kéo gia đinh đi đua ngựa âu cũng không cần nghĩ quá nhiều.

Mặc kệ thế gian bỉ bôi, San thiếu chẳng quan tâm, hắn có quá nhiều việc phải làm. Bởi lần này tình hình không ổn rồi. “Anh bố gàn dở” chả hiểu cắn bả gì mà sống chết đến Nghệ An xin thày dâng tấu lên triều đình Huế, cho phép hắn dẫn một đạo binh vào Đà Nẵng trợ chiến.

Nơi này Pháp có hơn 3000 quân, đã quần nhau với quân Đại Nam cũng 3 tháng có lẻ rồi. Tình thế cấp bách lắm, đã mấy huyện bị ngoại bang xâm chiếm.

San thiếu còn lạ gì tính “đại ca” Cán nữa. Qua mấy tháng tiếp xúc gần, thì cậu Cả càng hiểu người này hơn. Dù mang tiếng là trùm giang hồ, buôn lậu chém người chèn ép bang phái không thiếu việc xấu hắn từng nhúng tay - nhưng Cán Đại Đầu tuyệt nhiên không đụng tới người dân lương thiện, thậm chí đối với hương thân phụ lão hắn còn rất tôn trọng. Ví như đắp cầu sửa đường, xây dựng trường học các kiểu, hắn không bao giờ tiếc công tiếc của đóng góp..

Cán ca cũng buôn thứ độc hại như “nàng tiên nâu”, nhưng đặc biệt không tuồn vào đất Hà Tĩnh hay bất cứ chỗ nào là đất Đại Nam. Còn hắn đi đâu bán thì tự đi mà đoán…

Tức là con người Cán Gàn tràn ngập mâu thuẫn, có ngang tàng của người trong giang hồ. Nhưng không thiếu cử chỉ hiệp nghĩa, lại càng ảo tưởng và ám ảnh về anh hùng cứu nước giúp dân. Chuyện xấu cũng làm, mà chuyện tốt lưu danh sử sách cũng muốn góp mặt.

Thương nhân xã hội đen, lại mê mẩn cố sự các danh nhân lịch sử. Tính theo đường văn nhân kiểu như Nguyễn Trãi mà không đủ trình. Thế là quay xe/ rẽ ngang sang luyện võ đánh giặc học theo Hưng Đạo Đại Vương. Lòng ôm mộng tưởng một tay mỗ gánh vác giang sơn trở thành anh hùng dân tộc.

Cho nên việc Cán Gàn không thèm tìm hiểu tình hình triều đình Huế, mà chuẩn bị mang ngàn con em gia tộc đi tham chiến ở Đà Nẵng thì cũng thường thôi. Cậu Cả đoán được, nếu không làm vậy thì đã không phải Cán Gàn rồi.

Điều mà Cậu Cả lo nhất đó là triều đình Huế lúc này quá nát. Mà Cán Gàn thời điểm hiện tại rất là tin tưởng triều đình, thậm chí có thể nói là ngu trung. Vẫn ảo tưởng sẽ có một ngày hắn có thể giúp triều đình vén làn mây đen đang che phủ.

Màn đối thoại Cán “Gàn” và Hồ Văn thì San đã nghe rõ. Lại thêm nhiều lần tâm sự mỏng cùng “anh bố” thì San thiếu càng chắc chắn điều này. Cán Gàn thực ra đang “ngáo đá” là triều đình vẫn tốt đẹp, vẫn có thể cứu chữa.

Vấn đề là nếu lần này đi Đà Nẵng thật sự tham chiến với bọn Pháp, tận mắt chứng kiến triều đình Huế làm việc thì hắn có bị vỡ mộng không? Liệu đây có phải là nguyên nhân chính khiến sau đó Cán “đại ca” sau khi trở về Hà Tĩnh nung nấu ý đồ tạo phản?.

Không ai dám chắc , nhưng San Thiếu dám tin đây hẳn là một trong những nguyên nhân không nhỏ khiến Cán ca của hắn làm ẩu. Khởi nghĩa Cờ Vàng, sau đó là kéo cả Trần gia xuống hố.

Điều hắn còn sợ hơn nữa đó là nếu ngàn đệ tử Trần gia – Hà Tĩnh thương vong thảm trọng, đến lúc đó Cán ca nổi tính trượng nghĩa, thì càng hận triều đình hơn.

Khi đó San thiếu cũng không thể cản Cán làm bậy, cơn gàn của lão mà lên thì có giời mới kéo lại được.

Vì vậy những ngày qua San thiếu là chạy đôn chạy đáo chuẩn bị cho Cán gàn xuất binh.

Cản không nổi rồi.

Thầy Bình đã gửi công văn lên triều đình. Chỉ ít ngày thôi có thư trả lời thì Cán Gàn sẽ nằng nặc đòi đi đánh Tây ngay.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK