Mục lục
Vương Gia Marxism
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

“ A … Hắt xì….”

Xịt xịt….

“ Thằng nào nói xấu sau lưng cậu vậy nhỉ?” San thiếu quệt mũi lẩm bẩm chửi.

“ Hì hì.. Cậu đùa, cái đất Hà Tĩnh ni ai dám nói xấu cậu?”

Tiếng cười như chuông bạc , giọng nói nhỏ nhẹ ngọt như mật rót vào tai. Không phải Tú Linh xinh đẹp rạng ngời trong bộ quần áo gấm xứ Đại Nam thì là ai?

“ Lại xưng Cậu rồi?” San nghiêng đầu quở .

Sau đêm hôm đó, tình cảm giữa hai người ngày càng ấm lên, San thiếu rảnh việc cũng chăm ghé về nhà hơn. Tú Linh thỉnh thoảng cũng tới quân doanh thăm hắn.

San mở lòng tiếp nhận cô gái trẻ này cho nên cả hai thân cận hơn trước nhiều.

“ Linh nhi thích gọi là Cậu? Có vấn đề gì không?” Giọng điệu đầy khiêu khích, hai mắt nheo nheo như muốn “động khẩu”.

“ Được... nhưng ở đây là quân doanh cần nghiêm túc... không được cắn . Em cắn Cậu thâm tím hết người rồi…” đã không thích xưng “anh em“ thì San chiều, xưng “cậu” và “em” nghe cũng dễ thương lắm.

“ Cậu nhớ cẩn thận ấy… đừng sính cường cậy mạnh mà xông lên trước”

Linh nhi đột nhiên trở nên nghiêm túc dặn dò, nàng lo lắng chỉnh lại vạt áo cổ có chút lệch của San rồi cẩn thận dặn dò.

“ Nói chi rứa? Cậu là chỉ huy, phải làm gương...” San nói vậy để trêu đùa Tú Linh thôi, hắn tính vốn sẵn đã rất “ nhây” hay đùa để cho cô bé này phải tức tối, nay gần gũi nhau hơn lại càng đùa nhiều hơn nữa.

“ Không cho xung phong…” Tú Linh chu mỏ giận hờn... đây cũng là giả giận thôi, kiểu như làm nũng thì đúng hơn.

Đã dặn bao lần là trong doanh đừng quá thân mật, giữ tôn nghiêm cho cậu. Vâng dạ xong cũng để đó. Lại còn ôm cậu chặt cứng mới sợ!.

“ Được rồi… không xung phong nữa... buông cậu ra. Quân sĩ đang nhìn..”

“ Kệ bọn hấn, là kẻ dưới … ai dám nhìn”

Lời này cố tình nói lớn giọng khiến cho đám quân sĩ trẻ tuổi đang được phát “cơm chó” vội quay mặt đi nơi khác mà ho hung hắng.

Ôi hình tượng anh minh thần võ của Cậu bay đi đâu rồi.

Phải mau đánh lạc hướng cái con bé hâm dở này thôi…. Đây là con cua , chỉ đi ngang, cực cố chấp, cua tên Tú Linh.

“ À Cậu quên hỏi , nghe dì Kiều nói em đang tự may áo cưới hử, phải may nhanh đó, Cậu về làm lễ cưới to nhất Hà Tĩnh đón em về nhà nữa chứ.”

San thiếu “thành công đánh lạc hướng”… Tú Linh buông hai tay đang ôm hắn mà vân vê vạt áo, hai má đỏ bừng xấu hổ mà lý nhí.

“ Cưới bình thê, đừng rình rang mọi người cười cho”.

“ Bình…” San thiếu cứng họng.

Cậu xin lỗi. Lệnh ông nội khó cãi. Hồ gia với Trần gia em cũng biết rồi... còn vụ chính thê…”

“ Không cần nói… được làm bình thê của Cậu là Linh nhi thoả mãn rồi… Cậu phải cẩn thận, sớm về với Linh nhi…”

Lại ôm…

Dính người…

Còn dính hơn cả con bé Nũn. Chẳng rõ có hợp sanh thần bát tự không mà hai đứa này giống nhau quá...

“Không thấy Dì Kiều đâu nhỉ?” Đánh trống lảng tập hai.

“Dì Kiều , Dì Hoa Đều ở Hà Tĩnh với ... với ... cha ...” Tú Linh to gan gọi Cán Gàn là cha ... nhưng mà cô bé nói nhỏ như muỗi kêu.

San Thiếu hiểu Tú Linh đã thu hết can đảm, nén đi xấu hổ mới xưng hô được như vậy cho nên sẽ không trêu chọc nàng thêm nữa.

Mấy ngày trước Cán Ca chính thức đón Thiên Kiều về làm Dì Ba của Trần gia.

Vốn muốn tổ chức linh đình nhưng Thiên Kiều từ chối, nàng vẫn tự ti thân phận của mình nếu lộ ra sẽ làm Cán Đại Đầu xấu mặt. Vì vậy lễ thành hôn chỉ là ăn uống đạm bạc một bữa thông báo gia đinh trong nhà, cùng lắm mời thêm mấy người họ Hồ.

Thuyết phục mãi không được cho nên Cán Gàn chỉ đành chấp nhận theo ý Kiều Thị, nhưng nói làm nhỏ cũng đến mấy chục mâm, cô dâu có hai. Thị Hoa được bổ xung lễ nạp dâu trước đó chưa làm. Thành ra cuối cùng buổi lễ này cũng long trọng ngoài sức tưởng tượng.

Trùm Thám thì cười không ngậm được miệng. Tự nhiên nhà neo người lại có thêm con dâu khỏe mạnh, tốt tướng nên lão khoái ra mặt ….

Trần Gia lại động thổ, xây thêm Nhị chính Viện bên cạnh Nhất Chính Việt.

Cậu Cả họ Trần sắp cưới vợ cho nên phải có khu ở mới, tách biệt với khu chính viện của Cán Gàn. Do vậy mới động thủ để xây một khu hợp viện mới bên cạnh khu hợp viện bề thế của “anh bố” Cán gàn.

Có điều khu ở của San sẽ xây theo lối kiến trúc Giang Nam… có lẽ điều đó sẽ làm Tú Linh vơi bớt nỗi nhớ nhà. Đây chính là sự quan tâm của San dành cho vợ sắp cưới của mình.

Tiệc vui ngắn chẳng tày gang. Quân vụ cấp bách, “chú rể” chỉ được ở nhà đến ngày thứ tư là phải đi rồi. Kể cũng tội cho hai cô dâu mới.

Cuối ngày 1 tháng 3 năm 1859, Thổ binh Trần gia hầu như tất cả đã tập trung trên 30 chiến hạm cỡ trung, chuẩn bị xuất phát.

Nhưng lúc này tại “Soái hạm”, San thiếu cùng một đám sĩ quan vẫn đang ôn lại một lần cuối chiến lược đánh vào Đà Nẵng.

Trận chiến này họ xác định rõ ràng là một cuộc tấn công chớp nhoáng và không có sự ủng hộ của quân Đại Nam ở Đà Nẵng. Nói chính xác là quân Hà Tĩnh Trần gia sẽ độc chiến một ngàn liên quân Pháp- Tây Ban nha tại khu vực này.

Đây là một kế hoạch táo bạo, mạo hiểm nhưng lại được đồng thuận cao. Bởi lẽ chỉ cần chậm một bước chắc chắn Trần gia quân sẽ nằm dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương. Đến lúc đó bọn họ sẽ bị kiềm chế trong cái thứ gọi là “cố thủ chờ thời cơ” của ông ta.

Quân Trần gia nếu được lệnh phòng thủ dĩ nhiên không thể kháng lệnh tấn công, cho nên Trần gia chỉ có một cơ hội duy nhất. Bí mật tiến về Đà Nẵng, tập kích bất ngờ quân Pháp nơi đây.

Để làm được điều này thì quân Trần gia đã thực sự rất vất vả mới có thể lấy được tình báo về binh lực ở Đã Nẵng. Thậm chí Cán Gàn và San Thiếu đã phải dầy mặt nài nỉ ở phủ Tổng Đốc An – Tĩnh (Võ Trọng Bình mới được tăng lên làm Tổng Đốc) để có những thông tin tương đối về chiến trường từ các báo cáo quân sự đã được gửi về Huế trước đó.

Còn về tình hình thực tế của quân Pháp thì đã có Dương Nghi Thanh lợi dụng thân phận là Hoa Kiều buôn gạo, thuốc – "đồng minh thân cận của người Pháp” mà thám thính tình hình.

Lực lượng viễn chinh của liên quân Pháp- Tây Ban Nha có 16 tàu lớn cùng một số tàu nhỏ từ Singapore hỗ trợ, trong đó có một tàu hơi nước cỡ lớn của Tây Ban Nha mang tên El Cano. Về phía Pháp có những tàu buồm lớn, như Némésis (Nữ thần Báo Ứng), Fusée (Mũi Tên Lửa), Dordogne, Plégeton, Mitraille(Mưa Đạn), Alarme, Dragonne (Rồng Cái), Avalanche (Tuyết Lở), Prigent...

Nhưng lúc này 10 tàu lớn đã rời khỏi Đà Nẵng , chỉ còn lại El Cano, Alarme, Dragonne, Avalanche, Némésis, Fusée. Sáu chiên hạm và một số Ghe – Bàu thu được từ quân Đại Nam, hai xà lan gỗ lớn từ Singapore. Tầm 800 quân bộ binh 250 thủy thủ.

Có thể nói, chỉ nội những tin tức này cũng khiến San rất hài lòng về Dương Nghi Thanh.

Vẫn biết Dương Nghi Thanh trung thành với Dương Tú Linh vì ân nghĩa hắn nhận được từ Dương Tú Thanh. Thằng này làm việc cho San không phải vì trọng thưởng hay gì đó. Nhưng San Thiếu chắc chắn sẽ không quên công sức của nô bộc trung thành nhà vợ này.

Trong số các “tông quốc môn đệ” mà Dương Tú Thanh thu nhận thì chỉ có lác đác vài người phản và đầu hàng Hồng Tú Toàn, phần lớn là chiến đấu đến chết, một bộ phận nhỏ trốn được và nung nấu ý chí báo thù.

Vậy mới có chuyện Thiên Vương Hồng Tú Toàn phải đồ sát hơn 20.000 người của Đông Vương là vậy. Hiếm có đầu hàng, chiến đấu đến chết mới thôi.

Quay lại tình hình chiến trường.

Ở Vịnh Đà Nẵng, giặc Pháp khống chế hoàn toàn trên biển, thuyền Đại Nam đã bị quét sạch hoặc bị bắt giữ.

Sông Hàn chia hai bờ trái phải. Bên phải là bán đảo Sơn Trà. Quân Pháp đã chiếm đóng bãi Tiên Sa và thành An Hải ở cửa ngõ sông Hàn.

Đối diện thành An Hải ở phía bên trái sông Hàn trong nội địa chính là thành Định Hải.

Nhưng thành Định Hải chỉ còn cái xác, quân Pháp đã từng chiếm nơi đây và phá nát mọi công sự trước khi rút về bãi Tiên Sa.

Theo tin báo về, kết hợp đối chiếu trên sa bàn, bán đảo Sơn Trà hoàn toàn nằm trong tay giặc. Thành An Hải cùng các pháo đài Phòng Hải, Trấn Dương, các đồn Nhất, Nhì, Ba, Tư đều bị chiếm giữ và củng cố công sự rất mạnh.

Sau khi giặc Pháp lập được đầu cầu ở Tiên Sa, công binh được lệnh xây dựng các cơ sở cần thiết, như sở chỉ huy, bệnh viện, nhà kho, doanh trại, đường sá, xây pháo đài, làm bến tàu, mở đường sá trong căn cứ v.v. dần dần biến mảnh đất hoang dã dưới chân núi Sơn Trà thành một thành phố nhỏ dã chiến của Pháp.

Để có thể đổ quân dễ dàng tại những nơi địa thế không cho phép tiến quân bằng đường bộ, mà đường thủy thì tàu lớn không vào được, Jauréguiberry cho lắp ráp gấp bốn xà lan bằng gỗ mà các linh kiện được mang theo từ Singapore.

Thậm chí nhờ có vỏ bọc “đồng minh thân cận” thì Nghi Thanh còn biết được khá chính xác số quân Pháp ở các đồn và thời gian hoạt động của chúng, cũng như thông tin về những kẻ hỗ trợ tiếp tay cho giặc.

Có ba nhóm Hoa kiều, một nhóm giáo dân và một nhóm không rõ nguồn gốc.

Về phía bên kia chiến tuyến, quân Đại Nam thì rất đông, nhưng sợ oai vũ khí tây cho nên chỉ đắp chằng chịt luỹ đất, tre, đặt bẫy ở dọc bờ bên phải Sông Hàn ngăn chặn quân Pháp đổ bộ.

Có thể nói là co cụm tiêu cực. Nghi Thanh dĩ nhiên không biết về bố trí quân Đại Nam nhưng mà San thiếu biết rất rõ những bố trí này…

Nói cho vuông là “không chiến thì không phân thắng bại, mà không bại sẽ không phải chịu tội chết.” Quả thực nghĩ đến lại sôi máu.

Đây chính là lý do khiến quân Pháp dám để lại gần ngàn thằng tiêu chảy giữ nhà để đi Gia Định. Bởi chúng biết chỉ huy Đại Nam khiếp nhược, không dám tấn công đâu.

Tuy quân số ít ỏi nhưng bọn Pháp vẫn rất hống hách ngang ngược .

Sau khi Đô Đốc Genouilly đi tàu về phương Nam, ngày 2 tháng 2, Trung Tá Faucon dám đem quân đánh đồn Hải Châu - nhưng bị Thị vệ Hồ Oai cùng các tướng Tôn Thất Thi, Nguyễn Nghĩa chỉ huy quân sĩ đẩy lui, sau khi bắn chìm được ba giang thuyền của Pháp.

Ngày hôm sau, Faucon lại kéo quân phục hận. Đồn Hải Châu lần này bị tấn công ba mặt cùng một lúc với mức độ dữ dội hơn hôm qua. Hai Hiệp quản Nguyễn Tình Lương và Lê Văn Đa bị trúng đạn, chết tại trận, quân sĩ mất tinh thần, hàng ngũ rối loạn. Đề đốc Tống Phước Minh liệu thế giữ không nổi, rút quân về giữ đồn Phước Ninh.

May nhờ Nguyễn Duy đem quân tăng viện kịp thời nên đã đẩy lui được quân Pháp và thu hồi lại đồn Hải Châu. Trong trận này, gần 1000 binh sĩ Đại Nam hy sinh mới giữ vững được phòng tuyến.

Điều nực cười ở đây là 1000 quân Pháp - phân nửa là con bệnh, có thể qua sông đồ sát quân Đại Nam như chỗ không người, trong khi tổng quân chính quy và dân quân Đà Nẵng đã lên đến gần vạn.

Đại Nam không phải bộ lạc nguyên thủy, chiến tích này chỉ có thể có ở thời người Tây Ban nha đánh người thổ dân Nam Mỹ. Đây là Đại Nam, có súng hỏa mai, có pháo, có thuốc nổ có công sự che chắn.

800 thằng giặc qua sông tấn công Đồn Hải Châu thì tổng hành dinh của quân Pháp ở Tiên Sa còn mấy mống? Tại sao không tấn công vào tâm đồn địch?

Cánh quân dùng để đánh thọc sườn của Đại Nam ở các đồn Nại Hiên , Hóa Khê bên đảo Sơn Trà đâu? Sao không đánh thốc lên?

Đây là những câu hỏi không có lời đáp. San thiếu không thể hiểu nổi cách dùng binh kiểu "người giời" của đám quan binh nhà Nguyễn. Đúng là không cách nào hiểu nổi.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK