“Đoàn công tác hải ngoại” về đến bến cảng Sông Lạc. Đây chính doanh trại thủy binh do San thiếu chỉ huy. Có điều chủ tướng như hắn đáng chém.
Chẳng mấy khi thấy mặt hắn ở đây, nếu triều đình biết hẳn sẽ cách chức trị tội ngay tắp lự.
Thực ra triều đình hiện quản lý các nơi rất lỏng lẻo. Trừ khi các quan viên có tư thù đi soi nhau báo cáo thôi. Vào doanh trại không thấy chủ tướng cũng chẳng có gì to tát. Chuyện“thường ngày ở huyện” rồi.
Nhưng hôm nay trại Sông Lạc người đông như kiến.Toàn là người nhà họ Trần với họ Hồ. Thậm chí hai gia chủ đời trước lên núi tu cũng mò xuống xem náo nhiệt.
Lại chuyện gì không biết?
Thằng San hấn lại đốt tiền, lại còn rất nhiều là đằng khác.
Tháng trước miệng còn leo lẻo hứa đến cuối năm không đụng đến tiền, xoen xoét như đúng rồi. Thế mà bẵng đi mấy ngày, đã lại bê luôn trụ sở bên Hương Cảng ném vào cái gì mà ngân hàng Anh Quốc.
Chơi với bọn Tây mũi lõ mắt xanh thì chỉ có thiệt, “kinh nghiệm bao đời” người Đại Nam đúc kết rồi.
Chưa hết, còn cái tàu hơi nước nữa chứ. Làm sao mà mua được? Có phải hàng giả không? Nhỡ hỏng thì thế nào?
Phen này chắc cậu cả bị đè ra đánh tuốt xác mất.
Lạ một điều là đám đại lão đang tụ tập kia mặt mày hớn hở như trảy hội – chẳng có vẻ gì là đi hỏi tội hết.
Lần này nữ quyến cũng ra cùng, thậm chí có “vợ nhí chưa cưới” của cậu cả nữa. Muốn hắn xấu mặt hay gì đây?
“ Thằng San ở mô, thuyền hơi nước chộ mô?” Một lão trọc đầu mặt mũi “hơi hiền từ”, da nhăn nheo, không có râu sốt ruột túm lấy thằng Bẩu mà hỏi.
“Bẩm cụ. Thuyền cậu San ở ngoài khơi. Nước chỗ ni thấp quá thuyền không vô được. Chỉ có cách dùng thuyền nhỏ chở hàng ra ngoài nớ thôi ạ.” Bẩu đáp một hơi, trời mùa đông mà hắn mồ hôi đầm đìa – chắc cũng đang phải è cổ tham gia đội nạo vét lòng sông mới lập.
“Thế thì lên ghe thôi! Chờ cấy chi nựa?” Một lão trọc khác phương phi như Di Lặc cất lời, giọng đầy quả quyết
“Đúng đúng! Lên ghe!” lão gầy đồng tình luôn.
Vậy là cả đám người của hai họ lố nhố trèo lên một cái ghe bầu hăm hở ra khơi.
Lão gầy và lão mập còn ai vào đây ngoài Trùm Thám với Hồ Trương. Hai ông bạn già cùng cảnh góa vợ khi đến cái tuổi “tri thiên mệnh”. Một ngày lão Trương chán đời muốn đi tu, thế là hỏi “chiến hữu” có đi cùng cho vui không. Chả hiểu vui nỗi gì, ai dè Trùm Thám khét tiếng đồng ý luôn mới sợ. Công nhận gàn dở. Hai lão tự xây chùa tự tu trên một ngọn núi nhỏ ở phia Tây Hà Tĩnh. Một năm chắc đảo về nhà đôi lần. Hai cái nhà này đúng lạ hết phần người khác.
“Cha mạ ơi, tàu Tây to hỉ?” Lão Trùm Thám thấy tàu ĐỊnh Hải từ đằng xa thì trầm trồ không ngớt.
“Bậy. Tàu Đại Nam của hai nhà chúng ta chứ.” Lão Trương bên cạnh sờ sờ râu quai nón đính chính.
“ Có lý… thằng San lần ni làm được đại sự” Cụ Trùm Thám hể hả.
“ Hấn làm cả đống đại sự rồi mà mấy đứa nhóc ni nhìn không thấu…” Lão Trương hùa theo.
“ Cha, hấn tiêu hết 1/4 tiền của hai nhà cộng lại rồi đó” Cán gàn bực dọc nhắc nhở.
“ Tiêu chính xác.” Lão Hồ gật gù.
“ Quá hợp lý.” Trùm Thám nhất trí.
Cán Gàn , Long Béo , Thương Đại Bàn, Hổ Tiểu Bàn cạn lời , con hư tại mẹ, cháu hư tại cả ông nội ông ngoại.
“Chiều cháu như ri thì dạy mần răng?” Tiếng lòng của đời thứ hai.
Đời ba không quan tâm, trong mắt bọn hắn anh San thật vĩ đại, sàn sàn tuổi nhau mà anh San đã “ làm đại sự” , mua súng đánh Tây, mua thuyền lớn, giành địa bàn với giang hồ Hương Cảng, mở cả “hãng buôn” với người Tây.
Trong mắt chúng thì anh San chính là thần tượng trong thần tượng. Hôm qua người lớn cãi nhau ỏm tỏi thì bọn trẻ mới biết “sự tích”.
“ Diệu Hương, chồng tương lai của mi ghê gớm hỉ?” Mấy đứa nhỏ quay qua con bé Hương mà nói chuyện.
“ Ừ hấn ghê gớm sau này mới đưa tau đi chơi nhiều nơi được” Loli Hương biết quái gì việc cưới chồng là như thế nào, nghĩ trong đầu có chồng lại là anh họ cưới về là ở chung nhà ăn chung mâm chơi chung với nhau ấy.
San thiếu mà ở đây chắc là khóc một dòng sông mất.
Đám trẻ đùa nhau tíu tít cả lên nhưng không đứa nào được đứng cạnh lan can thuyền cả.
“Bị dở người à mà cả đám mò ra đây” Đứng trên boong tàu Định Hải, San thiếu hạ ống nhòm lẩm bẩm.
Rảnh không có việc gì làm, giữa mùa lạnh đem cả họ ra biển hứng gió Đông Bắc? Bệnh gàn là có thể lây, Hắn chắc chắn điều đó.
Thực ra tàu này chạy sông Lạc được. Vì đây là kiểu tàu Barque chở hàng, có động cơ ăn mớn nước không sâu. Guồng xoay hai bên hông lại rất khó bị kẹt. Thậm chí lúc cần có thể lao thẳng vào bờ cát thoải, chờ thuỷ triều lên có thể lùi ngược ra khơi.
San vẫn chọn giải pháp an toàn do tính cẩn thận. Khúc sông này chưa thăm dò, ít nạo vét. Cả nhà cả cửa có mỗi cái thuyền cũ làm cần câu cơm. Cho thuyền lớn vào mà lỡ đụng đá ngầm thủng tàu thì khóc tiếng Mán. Nếu có sự cố chưa chắc thợ Đại Nam sửa nổi loại thuyền khung sắt rèn bọc gỗ này. Chờ sau này có đủ máy móc, cậu chế hẳn tầu khung thép cho chúng lác mắt.
“Thả thang dây! Thả thang dây!…” Thằng Tuất đang lăng xăng chỉ đạo thủy thủ đoàn đưa mọi người lên thuyền.
Trùm Thám tuổi cao mà thân thủ vẫn xịn lắm, lão vịn thang leo phăm phăm không cần dây bảo hộ. Bạn chí cốt của lão thì chịu. Cả đám người phải mắm môi mắm lợi kéo lão Trương lên đúng nghĩa, dây thừng quấn quanh eo, chân giả vờ đạp thang cho có thôi. Các con lão là Bá Long, Bá Thương, Bá Hổ cũng gặp cảnh tương tự. Chỉ có Cán gàn leo dây như đạp đất bằng. Nam nhân Trần gia thì nhiêu đây là muỗi, một thân bản lĩnh mà không leo nổi cái thang dây thì đánh đấm cái gì.
Đám trẻ con và phụ nữ thì được ưu tiên ngồi rọ để kéo lên tàu.
“ Anh họ ….” Diệu Hương kêu lên sung sướng… người kéo cô bé lên là San thiếu chứ ai.
Tư tưởng San khá thoải mái. Hắn có rất nhiều chuyện cần làm ở thế giới này, yêu đương cưới xin chỉ là phụ. Với hắn thì cưới ai cũng như nhau hết. Hắn càng không có ý kiến với Diệu Hương. Chờ cô bé đủ lớn và vẫn muốn theo hắn thì tính tiếp. Còn nếu giữa hai người chỉ có tình cảm anh em thuần túy, San cũng không do dự làm trái với ước hẹn giữa hai nhà.
Nói tóm lại là không quan tâm, tuỳ duyên đi. Hắn nhẹ nhàng bồng “vợ nhí” đặt lên boong tàu…
“ Ngoan , chờ lát anh họ có quà cho mi, để anh họ kéo con Nũn lên đã”
Nũn sáu tuổi rồi, cũng được tham gia chuyến hải trình này… Con bé này được cái khoẻ, vẫn chưa có dấu hiệu say sóng… Nó đang chờ tới lượt. Phía trên thanh cẩu gỗ chuyên để móc hàng chuyển hàng lúc này lại để chuyển nữ quyến hai họ lên tàu.
“ Anh San … anh San…”
Con Nũn nhìn thấy anh trai trên cao kéo mình thì sướng đến rụng tim… hò hét loạn lên…
“ Đừng nhảy loạn, túm vào dây kẻo ngã. Ngồi yên lên đây anh cho quà.”
San thấy con bé kích động quá mức nên phải cảnh báo.
Kiều thị và Dương Tú Linh cũng có mặt. Cả hai là thân gái giang hồ, sức chiến đấu hạng bét nhưng leo trèo vẫn được. Bọn họ không phiền người mà tự buộc vạt váy leo dây rất … sành điệu, trước ánh mắt ao ước của cả đám phụ nữ.
“ Ây da... đối thủ của Linh Nhi ‘nặng ký’ nha” Thiên Kiều nháy cháu gái nhìn con bé đang bám càng cậu San.
Hai nữ “ở nhờ” Trần gia một đoạn cũng quen nhiều rồi. Vì phải chạy trốn địch nhân nên thiếu nhất là cảm giác an toàn. Các thiên kim tiểu thư rốt cuộc cũng chỉ là những phụ nữ khốn khổ vật lộn trong thế đạo vô thường này thôi. Và không nghi ngờ gì cả, Trần gia cho họ cảm giác an toàn không nơi nào có.
Thời gian 5 tháng cũng đủ để hai dì cháu bắt đầu có tình cảm với mọi người trong nhà. Tuy bố con nhà San không hề đả động, nhưng trong suy nghĩ của người thời này, hai người đã là người của Trần gia.
“ Xì… hắn đầu gỗ, biết gì đâu “ Tú Linh bĩu môi xì mạnh.
Tú Linh cũng có thiện cảm với San – một gã “khá quân tử”, cũng “ưa nhìn”, là người tốt nhưng “đầu gỗ”. Nhưng thời gian tiếp xúc chưa đủ lâu để biến thành cái gì mà yêu đương nam nữ. Cơ bản nàng không được quyền lựa chọn và không có lựa chọn nào tốt hơn hiện tại.
Kể cũng lạ, thấy con bé tám tuổi Diệu Hương bám lấy San như cái đuôi thì nàng lại thấy chua chua… khó chịu… (GRML: ghen rồi mà lại =)) )
Hai dì cháu Kiều thị lúc này khá lúng túng. Bề ngoài họ vẫn là khách của Trần gia. Nhưng thực tế ai cũng ngầm hiểu, chỉ là chưa nói ra mà thôi. Bước cuối cùng để thành “chính thức” chẳng biết khi nào mới đạt được…thật khó xử…
Đúng lúc này một giọng nói ấm áp cất lên.
“ Con dâu … cháu dâu… lại đây lão nhờ ….” Toàn trường ngưng lại một chút, khi thấy Trùm Thám đang vẫy hai người đứng hơi tách biệt so với người khác.