Thật ra ngay lúc này nếu quân Đại Nam quyết liều chết tấn công thì chắc chắn quân Pháp sẽ đại bại, thậm chí bọn hắn không còn sức đánh Gia Định.
Nên nhớ trong 3000 quân Pháp- Tây Ban Nha chỉ có tầm hơn 1000 bộ binh, còn lại đều là hải quân.
Hải quân không thể lên bờ mà phải canh 16 chiến hạm trên biển. Nếu không đủ quân số chiến đấu thì các tàu này dễ bị úp sọt.
Nhưng thực tế thì sao?
1000 bộ binh Tây Dương đủ tung hoành, quẩy bung bét Đại Nam rồi đấy. Dù bọn này không thể thọc sâu vào đất liền nhưng triều đình cũng chẳng dẹp nổi.
Cho nên trong lịch sử mới có nhận định: “Trong giai đoạn kháng chiến đầu tiên này, nhân dân cả ba miền tỏ lòng ái quốc sâu sắc, tỏ lòng can đảm phi thường, hăng hái lập dân quân để chống giặc... Trái lại, võ quan cao cấp không tin vào thắng lợi, sợ vũ khí địch, không dám dùng thế công. Còn đình thần thì ý kiến chia rẽ, phần lớn là do dự và chủ hòa...” Hoàn toàn không phải là vô căn cứ.
Ví như hiện đã là ngày 7 tháng 1 năm 1859, Tết đến nơi rồi. Bọn Tây đã rút phần lớn quân vào Nam, chỉ lưu lại 6 chiến hạm cỡ trung và chừng 1000 thương binh, bị tiêu chảy kiết lị đến oặt cả người – Nhưng quân Đại Nam VẪN ÁN BINH BẤT ĐỘNG. Thử hỏi có dễ điên không?
Thông tin rất nhanh đến tai của Cậu San, bởi vì từ 2 tháng trước hắn đã bố trí thám báo dày đặc ở Cù Lao Chàm.
100 lính của Dương Nghi Thanh đóng giả thương lái bán lương thực cho Pháp, việc thâm nhập vùng chiến sự quá đơn giản. Đám này vốn là người Hoa chạy trốn quân Thái Bình Thiên Quốc truy sát, tàu thuyền nhìn thế nào cũng không phải của Đại Nam, có điều tra cũng chịu không tìm được sơ hở.
Thế là cậu San bán lương thực nhỏ giọt cho bọn Pháp. Không phải cậu thì cũng có đứa khác làm thôi – bán được tiền xong tiện thể thám thính tình hình. Quá tiện.
Thực tế lúc này Nghi Thanh đã tự do vào tận bán đảo Sơn Trà để vận lương thực , thuốc men cho đám khốn Tây Dương. Đồng thời hắn phát hiện có bốn năm nhóm Hoa Kiều, và có cả người Việt đang bí mật hỗ trợ bán lương thực cho Pháp.
Biết tin bọn Pháp rút gần hết, chỉ còn đám thương bệnh binh canh chiến hạm – San dù không muốn cũng phải chửi thề.
Tiên sư, lính đánh bộ chưa tới 1000. Giữ thuyền 200 thằng, còn không đủ người vận hành toàn bộ pháo súng. Các tướng lĩnh như Nguyễn Tri Phương, Phạm Thế Hiển, Đào Trí, Nguyễn Duy… làm phỗng ngoài Đà Nẵng à?
Tất nhiên là “chế độ cố thủ” được bật, kéo dài cả năm trời ròng rã.
Lịch sử vẫn như vậy, chỉ là quân Pháp rời đi đánh Gia Định sớm hơn một tháng mà thôi.
Đau lòng….
Đến giờ thì San thiếu đã hiểu vì sao Cán gàn sau cả năm tham chiến ngoài Đà Nẵng thì khi về đã nảy sinh ý định làm phản rồi.
Vậy mà có sử quan tâng bốc trận này như thắng lợi của triều đình Huế. Thật sự khó hiểu.
Luyện binh cũng gần 3 tháng, quân được vũ trang đầy đủ nhưng cậu Cả vẫn chưa cho Cán ca đi Đà Nẵng. Cậu còn phải chuẩn bị thêm mấy thứ nữa đã.
Nói gì thì nói, phải có pháo mới đánh Pháp được. Quân Trần gia toàn bộ chỉ có chừng 1000 người, ngang ngửa bọn quỷ Tây ngoài Sơn Trà. Súng bắn xa kém hơn, pháo mạnh thì vắng bóng, lấy cái nịt ra mà quần nhau với chúng.
Cậu San có phải thần đâu mà hô biến một cái , quân Pháp quỳ xuống đầu hàng hết thảy?
Pháo là bắt buộc phải có, không cần pháo to, pháo nhỏ đều được nhưng phải hiệu quả.
Thứ cậu nhắm đến là pháo Amstrong 6 pound.
Đây được coi là khẩu pháo đầu tiên trên thế giới có cơ chế nạp đạn sau. Số phận của nó hơi lận đận, hình như còn bị quân đội Anh gạt khỏi danh sách vũ khí chính thức. Nhà thiết kế Amstrong chắc chuẩn bị quay lại chế pháo nạp đầu nòng.
Nói đúng ra cậu cũng chế được pháo. Thép “made in Hương Sơn” có chất lượng hơn hẳn sắt rèn và gang. Pháo Amstrong chế từ sắt rèn, dễ toác nòng nếu bắn nhanh. Cơ mà nếu bắn chậm thì chả khác quái gì các loại pháo nạp đầu nòng khác, chưa nói hiệu quả kém hơn, do hệ thống khóa nòng bị hở gây thất thoát khí nổ. Chắc vậy nên pháo này mới bị loại ra.
Cậu San chỉ nhớ mang máng như vậy cho nên yêu cầu James tập trung tìm pháo cho cậu.
Hay một điều là gã James biết về pháo Amstrong. Ha ha ha… Vậy có trùng hợp không cơ chứ?
Chuyện là như vậy.
Sau khi Mỹ uy hiếp Mạc phủ mở cửa thì bọn Anh – Pháp – Đức cũng nhảy vào đòi dây máu ăn phần. Trong mấy thằng này có đúng Anh Quốc là chịu thiệt. Vì chính thứ pháo “tân tiến” của bọn họ gây ra..
Trận chiến giữa quân Anh và quân phiên trấn Satsuma đã không phân thắng bại được. Tuy nhiên, khi đánh giá tổn thất trên biển, Bộ hải quân Hoàng Gia buộc phải thừa nhận họ là bên bị thiệt nặng hơn.
Trong trận chiến, loại đại bác Armstrong lần đầu tiên được sử dụng. Uy lực xạ kích cự ly xa của nó đã được chứng thực, bắn phá tan tành thành phố Kagoshima, làm câm họng hầu hết các pháo đài ven sông. Có điều... những khẩu đại bác cũng bị tét nòng.
Sau khoảng 20 phát đạn, áp suất của khối khí thoát ra từ thuốc nổ phát xạ bắt đầu làm nứt phần đầu nòng súng. Đột nhiên, hỏa lực của hạm đội Anh quốc yếu đi thấy rõ.
Hạm đội Anh xâm nhập vào cảng Kinko ở Kagoshima, đến nửa sau của trận chiến ấy bắt đầu bị đại bác giữ thành của phiên trấn Satsuma bắn tan nát.
Tư lệnh hạm đội là Trung tướng Cooper đã cấp báo “nhược điểm” của đại bác Armstrong về cho chính phủ Anh.
Cho đến lúc đó, phái cấp tiến trong Bộ Hải quân vẫn ra sức thuyết phục việc đưa vào sử dụng chính thức đại bác kiểu mới. Phái bảo thủ thì đương nhiên phản đối. Bản báo cáo của Cooper đã giúp phe bảo thủ lật kèo.
Về phần Lục Quân Anh thì sao? “Ghét sự tiến bộ như ghét ác quỷ, họ tin rằng chỉ có sự an toàn và vững chắc là thiên thần giữ cho giấc ngủ của họ được yên tĩnh mà thôi” Đây là nhận xét “đầy tâm huyết” của một sĩ quan Anh nói với James. Và tầm những năm 60 của thế kỷ này, Amstrong lại phải quay về sản xuất pháo nạp đầu nòng!
Nước Anh thì muốn lừa bán đại bác lỗi cho phía Mỹ. Nhưng “danh tiếng” của đại bác Amstrong sau trận Satsuma đã be bét. Người Mỹ không điên mà mua. Pháp với Đức lại càng không đời nào xuống tiền.
Tuyệt vời, các anh không mua em mua. Đây là tiếng lòng của San thiếu.
Nhược điểm của đại bác Amstrong đến từ chất liệu chế tạo. Thời này thép Bessemer nguyên bản ở Anh còn kém chưa thể dùng . Đúc pháo một là dùng sắt rèn, hai là gang, ba là đồng. Đào đâu ra thép tốt như nòng súng nhỏ. Quý ông Amstrong chế pháo tốc độ bắn như thế kia thì sắt rèn nào chịu cho nổi.
Nhưng một khi công nghệ luyện kim tiến bộ thì chắc chắn pháo nạp hậu có rãnh khương tuyến sẽ lên ngôi.
Không chỉ pháo, San thiếu còn muốn xúc luôn hệ thống sản xuất pháo cỡ nhỏ của lão Amstrong nữa. Lý do quá đơn giản, một khi lão quay lại chế đại bác kiểu cũ, hệ thống này thành phế thải. Dây chuyền sản xuất pháo trên 24 pound thì San không đủ tiền, mà quá nặng chở không nổi. Nhưng dây chuyền đại bác dưới 12 pound thì lại tuyệt vời. Pháo bộ binh thời này tầm 3-6 pound là dư xài.
“Ngài San yên chí. Cái nào khó tìm chứ pháo Amstrong rất sẵn.” James vỗ ngực cam đoan với cậu Cả.
Sau trận chiến ở Nhật Bản, quân Anh thù ghét pháo Amstrong ra mặt. Giờ chỉ cần liên hệ được với Anh Quốc thì muốn có bao nhiêu sẽ có bấy nhiêu, chỉ là Cậu có đủ tiền không thôi.
Mà San đang thiếu tiền, đầu tư nhiều quá không đủ nữa rồi.
Cả nhà cả cửa bao đời tích góp được tầm 14 vạn, cậu trong sáu tháng tiêu hơn 4 vạn, còn tiêu nữa là ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của nhà, khó mà phát triển được.
Cho nên Cậu Cả muối mặt đi vay bố vợ.
Nói chung lúc ở Nhai Châu (đảo Hải Nam) là Cậu San vay nhạc phụ tương lai 2 vạn rồi.
Hồ Bá Long nghe nói cậu vay tiền mua súng đạn đánh Tây, không nề hà gì mà xuất bạc tại chỗ.
Nói cho cùng nếu so sánh độ giàu có thì Hồ gia vẫn gấp mấy lần Trần gia. Bọn họ gốc kinh thương lại làm ăn lớn xuyên quốc gia. Trần gia nói cho cùng vẫn là “cơ quan an ninh tư nhân” được Hồ gia thuê, các mối làm ăn lúc này của Trần gia cũng là Hồ gia chia cho cùng dẫn mối.
Thôi thì nghèo, sống kiếp chó chui gầm chạn vậy. Cậu San tặc lưỡi… Dù sao giờ vợ nhỏ mới 7-8 tuổi còn lâu mới đón về nhà, không sợ hấn lên mặt với cậu. Mấy năm sau cậu trả hết nợ thì sợ quái gì nữa.
Cho nên cậu vay tiền bố vợ không nhuyễn tay chút nào. Đưa là cầm, đơn giản vậy thôi.