Mục lục
Vương Gia Marxism
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Tự Đức hỏi qua một hồi lại cúi xuống đọc báo cáo từ kho Vĩnh Bảo, hai mươi năm ròng rã “nhập hàng” mỗi năm tầm 10 vạn cân ( 60 tấn, 1 cân xấp xỉ 604 gram) khi này đã có tới tầm 200 vạn cân than đá, cộng thêm mỏ mới 7 năm trước phát hiện mỗi năm 5 vạn cân tức là thêm 35 vạn cân. Trong số này triều đình dùng chưa đến 5-6 vạn cân, căn bản là dùng lúc ban đầu thử luyện thép , cuối cùng ra thép kém chất lượng cho nên bỏ xó.

Thứ quỉ này cho không cũng chẳng ai thèm. Mùa đông ở Đại Nam không khắc nghiệt như phương Bắc, nhu cầu sưởi ấm không lớn. Có điều chở đống này đi Trung Quốc bán thì quá là “một tiền gà ba tiền thóc”, thu không bù nổi chi.

Thật ra than mỡ cũng không quá vô dụng, Đơn cử những phương án luyện kim mà than mỡ không trực tiếp tiếp xúc cùng quặng hay phối liệu thì vẫn dùng được. Ví dụ dùng nồi kim loại để nung chảy gang, đồng, thiếc, kẽm – lưu huỳnh trong than mỡ bị ngăn bởi lớp thành nồi nên chất lượng không ảnh hưởng.

Nhưng than mỡ tuyệt đối không thể dùng cho hệ thống lò nung quặng hay các bể rèn, khi mà kim loại tiếp xúc trực tiếp chúng.

Có nhiều nghiên cứu khảo cổ nói người Hoa Hạ đã dùng than đá từ thời này thời kia để luyện kim các thứ. Nhưng xin hiểu đúng bản chất là họ dùng để đốt nồi nung gang, đồng, chì… - chứ luyện thép thì quên đi thôi.

Mãi đến khi người Châu Âu nghĩ ra việc nung than cốc thì than đá lúc bấy giờ mới trực tiếp lên ngôi, được đùng cho luyện kim một cách chính thức.

Tương tự như vậy, than đá ở Đại Nam có thể dùng cho nấu đồng đúc tiền hay nấu gang. Nhưng nhà Nguyễn không có dùng vì khói độc quá nhiều, thợ thủ công chịu không nổi. Ai cũng nghĩ than đá “gây chất lượng kém” cho sản phẩm cho nên chúng càng bị tẩy chay.

Vì sao người phương Bắc vẫn cố dùng than đá nấu gang đồng, thiếc. Còn người Đại Nam thì mãi đến thế kỷ 19 vẫn chưa ứng dụng rộng rãi thứ này?

Đơn giản vì liên quan đến việc thiếu thốn chất đốt. Trung Quốc đông dân , mùa đông lạnh lẽo lại có băng tuyết , nhu cầu nguyên liệu đốt cực lớn. Đồng bằng Hà Nam – Hà Bắc thì tốt đấy nhưng nguyên liệu củi gỗ từ lâu đã khan hiếm, vận chuyển từ các khu vực Xuyên Thục hay Lưỡng Quảng đều bất tiện. Cho nên vì nhiều phía áp lực khiến bọn họ phải tận dụng than đá thôi.

Còn về Đại Nam, khái niệm lò sưởi không có, lạnh lắm thì ngồi bếp một chút, dùng đun nấu hàng ngày thì than củi là quá đủ. Rừng cây lúc này vẫn bạt ngàn, gỗ quý hiếm thì còn phải tìm chứ còn gỗ để đốt than thì không cần nghĩ. Cho nên một khi than mỡ chưa thành than cốc thì thua xa than gỗ về mọi mặt. Chính vì bị coi là “vô dụng” nên người Đại Nam mới nói không với than đá thời gian dài như vậy.

Tự Đức lúc này đang lẩm bẩm tính toán, lần này thu vào Nội Khố bao nhiêu.

“ Giá than gộ (gỗ) lúc ni bao nhiêu?” Tự Đức cũng là một ông vua có đạo, có quyết tâm muốn thay đổi tình hình đất nước. Nhưng nói thật tài văn chương hay sự hiếu thảo của ông ta thì khá được, còn về các mặt khác chưa hẳn đã là một vị quân chủ hợp cách. Tính cách của ông hướng nội, không muốn nói là hơi tự kỷ và thiếu quyết đoán. Gặp sự thì chỉ toàn than vãn. Nói chung ông ta thuộc trường phái đạo đức tốt, chuyên hô khẩu hiệu mà không phải kiểu người hành động trực tiếp.

“ Bẩm Vua , triều đình lúc này đang mua than vào để luyện sắt, đồng giá 6 tiền nhỏ 2 cân, như vậy giá than đá bán cho Trần Suất Đội bằng giá ni.” Tên thái giám đúng là tận tình ‘công việc’.

Nói thật thái giám Nguyễn Viên Khải đang đánh đu trên dây thăng bằng, ngã một cái là chết thẳng cẳng luôn không cần nghĩ.

Thái giám là những người thân cận nhất của vua và biết rất rõ về đời tư của vua. Vì vậy, để tránh sự lộng quyền của các thái giám trong cung cấm, nhà Nguyễn đã sử dụng hệ thống thái giám trong cung vào những việc sai vặt chứ nhất định không cho can dự vào triều chính. Bởi lẽ trước đó, nhà Nguyễn đã rút ra được một bài học về sự lạm quyền của cận thần thái giám Lê Văn Duyệt thời Nguyễn sơ.

Lê Văn Duyệt là một thái giám được ở chỗ màn trướng của Nguyễn Vương (sau này là vua Gia Long), là người có công rất lớn trong việc khôi phục lại giang sơn của nhà Nguyễn. Về sau Lê Văn Duyệt với chức vụ Tổng trấn đã quyết định nhiều việc quan trọng ở vùng Gia Định - Đồng Nai ngoài ý muốn của vua. Điều đó đã làm cho một số vị vua đầu triều Nguyễn lấy làm khó chịu và hết sức bất bình, đặc biệt là vua Minh Mạng.

Do thái giám Lê Văn Duyệt có những can gián trong việc muốn đưa Hoàng tử Anh, cháu nội của dòng chính nối ngôi Vua Gia Long và tỏ ra không thuận tình về việc lên ngôi của Vua Minh Mạng là con thứ. Vì vậy mà Vua Minh Mạng đã có nhiều ác cảm với họ Lê. Việc Vua Minh Mạng ra chỉ dụ là nhằm hạn chế các ưu đãi đối với thái giám vốn dĩ trước đó họ được hưởng. Bên cạnh đó, chỉ dụ còn hạ bệ các thái giám xuống địa vị của những kẻ hầu hạ.

Trong tờ dụ này, Vua Minh Mạng nói rõ là từ rày về sau, thái giám không được có một danh tước gì mà trong bất kỳ trường hợp nào họ cũng không thể được tiến cử vào hệ thống quan lại. Vua Minh Mạng cũng đã nhắc lại trong tờ dụ là chức vụ của các thái giám chỉ để chuyển giao các mệnh lệnh và họ không được dính dáng đến bất cứ trường hợp nào trong việc cai trị của triều đình.

Cho nên thái giám Khải đang phải căng não để hầu vua nói chuyện, sao cho không phạm sự nhưng vẫn phải nói giúp được cho “quý nhân”. Công việc này cần hết sức khéo léo và tinh tế, không phải người bình thường có thể làm được.

Tức là Thái Giám hầu cận Tự Đức lúc này được coi như một cái “máy nhớ”, chuyên nhắc thông tin cho Vua nhưng lại không được đưa ra bất kể ý kiến hay nhận định nào. Trong trường hợp đó muốn giúp “cố chủ” rất khó khăn và nguy hiểm.

Nhưng nguy hiểm cũng phải làm bởi lẽ lần này “cố chủ” ra tay quá hào phóng.

Viên Khải không nể mặt Võ Đô Đốc cũng phải nể mặt rương tài vật chuyển thẳng về nhà hắn ở làng Thủy Phù. Thậm chí em trai của hắn cũng được Cậu San mang theo “kiếm ăn”, từ nay cả nhà hắn khả năng bay cao bay nhanh rất nhiều.

Thái giám thời Nguyễn sau Minh Mạng không quyền không thế, nhìn như không tác dụng chi ngoài công việc vặt cùng theo dõi , phục vụ việc sủng hạnh của Vua với các phi tần. Người người coi thường bọn hắn, nhưng Cậu San thì không hề, dựa theo các thông tin có được, cậu bí mật đến nhà của Viên Khải tặng quà. Cũng không yêu cầu Viên Khải làm chi, chỉ tặng quà cùng mang em trai Viên Khởi của hắn đi kiếm cơm. Vậy là đủ rồi, nếu Viên Khải thông minh sẽ biết phải làm gì, còn nếu Viên Khải ngu dốt thì coi như Cậu đầu tư nhầm một lần có sao đâu.

Nhưng cậu cược đúng, Viên Khải thông minh, làm việc rất được. Tuy không có nói rõ là vua nên như thế này như thế kia với Trần gia, cũng không thể hiện thái độ bênh vực gì Trần gia, nhưng những thứ thông tin hắn nói ra nửa bôi xấu, nửa tô hồng, khiến người nghe rất quan tâm. Chỉ cần Tự Đức có chú ý thì coi như “công việc” của Viên Khải là hoàn thành.

Thật ra thái giám thời này rất cực, phương pháp kiếm tiền thêm của bọn họ chỉ dựa vào việc chăm quản lý việc tình dục của Vua. Bọn họ chỉ có "mánh khóe" để có thể "tiếp thị" với nhà vua nên chọn phi tần nào. Do đó, nhiều thái giám hay được các bà đút lót quà bánh để được vua "sủng ái" nhiều lần. Có nhiều bà do khinh thường thái giám nên suốt cả cuộc đời ở trong cung cấm vẫn không một lần được thấy mặt vua…

Mấy thứ quà bánh, ít tiền vụn của các bà làm sao bù lại một lần đập tiền xém đè chết cả nhà của Viên Khải. Cho nên hắn “ làm việc” hết sức nghiêm túc và cẩn thận cho “cố chủ” San đấy.

“ Như vậy tính ra Trẫm có bao nhiêu vào ... Nội khố ni?” Tự Đức lúc này hơi nghiêng đầu mà hỏi.

Thái giám thân cận ông ta không chỉ có tác dụng “máy nhớ’ mà còn có tác dụng “máy tính”.

“ Bẩm Vua. Tính ra ở Vĩnh Bảo Khố có 220 vạn cân than, tính ra sẽ có 110 vạn đồng, tính ra là hơn 5000 quan một chút...” Viên Khải máy tính siêu cấp nhẩm ngay ra con số.

“ Trung thần, cha con nhà ni trung thần, thằng cha xin đi Đà Nẵng đánh trận là trung quân ái quốc, giúp trẫm san sẻ gánh nặng ngoại xâm. Thằng con nhỏ không có đi đánh trận được thì giúp Trẫm san sẻ gánh nặng kinh tế… xuất thân tuy thương nhân kém cỏi nhưng lại có lòng lo lắng quốc gia của Trẫm.. rất tốt” nghe tới 5 ngàn lượng bạc trắng thì Tự Đức gán luôn danh trung thần cho hai cha con không ngần ngại gì.

“ Vâng thưa Vua. Minh quân ắt có trung thần ạ. Nhưng Trần Quang Cán chức chỉ Phó Quản Cơ tòng lục phẩm võ quan, binh được mấy người khả năng giúp Đà Nẵng hữu hạn. Có lòng không có sức” Viên Khải đây là chê bai Quang Cán, ý nói hắn võ quan bé nhỏ lo sao được quốc gia đại sự.

“ Hồ nháo, trung thần của Trẫm sao có thể chỉ là Phó Quản Cơ? Thằng con Võ Cử mới đỗ đạt làm Suất Đội tạm thời chưa động vội. Nhưng thằng Cha ni trung dũng có thừa. Tăng hắn lên Chánh Quản Cơ chánh ngũ phẩm thống lính ngàn binh. Để hắn đi Đà Nẵng giúp Trẫm. Trẫm tin tưởng đám trung dũng võ tướng kiểu ni mới làm nên việc lớn” Tự Đức vỗ bàn lần nữa quát mắng Viên Khải.

Ý tứ là hoạn quan như mi biết cái chi về trung dũng võ tướng mà nhận xét xấu người ta. Đúng là hoạn quan không phải nam nhân mà. Nói xấu cả võ quan của Trẫm.

Đôi khi nghệ thuật nói chuyện là vậy, nói nâng, nói tâng bốc sẽ bị người Vua nghi ngờ ngậm tiền nói chuyện, chê bai hợp lý tác dụng lại diệu không thể tưởng.

“ Dạ Dạ.. nô tỳ là Hoạn Quan không hiểu được võ tướng trung kiên. Nô tỳ lỡ lời tội đáng muôn phạt. Có dịp gặp gỡ thì nô tỳ sẽ xin lỗi Trần Chánh Quản Cơ. “ Viên Khải khoanh tay cúi gập người vâng vâng dạ dạ xưng tội.

“ Thôi bỏ đi. Nhà mi không hiểu quốc gia đại sự, phạm chút không sao, cũng không phải thực có ý coi thường Trần Quản Cơ…” Tự Đức phất tay coi như xong chuyện, nói chung thì Tự Đức vẫn là người bao dung.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK