Trên đời chỉ có Tiêu Lâm mới có thể bình tĩnh như vậy, đao kề bên cổ rồi còn nhàn nhã coi như chưa có chuyện gì xảy ra.
Nếu không phải công chúa Đại Đồng tâm tư tinh tế, bây giờ bà Tiêu còn không biết chuyện gì.
Công chúa Đại Đồng hiền huệ thục đức, một lòng lo lắng chuyện của Tiêu Lâm và Thi Si, nàng ta nào biết Tiêu Lâm đã làm một việc khác càng đáng lo hơn.
Phủ nha cấp trên của phủ nha Ám Uyên là Nội sử phủ quản lý toàn bộ kinh thành.
Nội sử phủ quản lý toàn bộ kinh thành, phụ trách cai trị vùng kinh thành, đương nhiên Ám Uyên cũng thuộc quyền quản lý của bọn họ.
Người quản lý Nội sử phủ không phải ai khác mà là Thừa tướng, một trong Tam công. Ông ta là cha của Chu vương phi, cũng là nhạc phụ của Ngụy giám quốc.
Ở Đại Ngụy, quyền lực của Thừa tướng đã đạt tới đỉnh cao.
Mật thư của Hoàng đế là Lục thượng: Thượng y, Thượng thực, Thượng quan, Thượng tịch, Thượng dục và Thượng thư.
Mật thư xử của Thừa tướng thì gồm Thập tam tào: Tây tào, Đông tào, Hộ tào, Từ tào, Binh tào,... mười ba bộ môn, quản lý việc bổ nhiệm miễn nhiệm, thăng giáng chức của tất cả quan lại, mọi tấu chương của quan phủ, quân dịch, vận chuyển toàn quốc,...
Thập tam tào hỗ trợ Thừa tướng xử lý các công việc toàn quốc, trong đó tào thứ mười ba tên là Hoàng Các, tương đương tổng vụ xử của Thập tam tào.
Mười hai tào còn lại tổng hợp mọi chuyện cho Hoàng Các, sau đó Hoàng Các sẽ chỉnh lý ổn thỏa, báo cáo cho Thừa tướng hằng ngày.
Hoàng Các là tổng vụ xử, cũng quản lý trực tiếp Nội sử phủ.
Vì vậy, Thừa tướng cũng là sự tồn tại rất lớn giống như Tần phủ. Cửu khanh thuộc sự quản lý của Thừa tướng, cho dù Tiêu gia có bạn cũ cũng không có nhiều tác dụng.
Tiêu Lâm giết quan binh, phóng hỏa thiêu Ám Uyên, làm kinh động đến Nội sử phủ.
Người đứng đầu Nội sử phủ họ Chu, vào triều làm quan nhiều năm, nổi tiếng kinh nghiệm dày dặn.
Chu nội xử không có thực quyền, chuyện nào cũng do Thừa tướng làm chủ, nhưng chuyện hôm nay ông ta lại không báo cáo cho Thừa tướng.
Tiêu Lâm là rể Tân gia, lại được Thi Si chiêu mộ, Chu nội sử là người chỉ mong yên ổn, không muốn đắc tội với Tân phủ, cũng không muốn đắc tội Thi Sỉ.
“Đại nhân, Ám Uyên thành ra thế này, chuyện này cũng không dẹp yên được nữa”, thuộc hạ giậm chân, sốt ruột nói.
“Không dẹp yên được cũng phải dẹp! Một nơi tập trung nô lệ Côn Luân mà thôi, có gì không quản lý được? Quan hệ triều đình rắc rối phức tạp, giữ mạng quan trọng hơn!”, Chu nội sử càng giậm chân mạnh hơn. Tần phủ ăn chay hay sao?
Tần Bát Phương là người trừ Hoàng đế ra thì không nể mặt ai hết.
Dù ông ta có là thuộc hạ của Thừa tướng cũng không dám đắc tội với Tân lão tướng quân.
Huống hồ còn có Thi Sỉ?
“Đại nhân, giấy không gói được lửa, Tiêu Lâm tàn sát quan binh, Thừa tướng trách tội xuống thì...”.
“Giết Tiêu Lâm, Thi Si cũng sẽ trách tội ta! Tính tình của Vương gia không phải ngươi không biết”.
Trong lúc người của Nội sử phủ đang rối rắm, mệnh lệnh đã được đưa xuống.
Hoàng Các hạ lệnh, kẻ làm loạn Ám Uyên xử quyết ngay là được.
Chu nội sử sợ nhữn cả chân, Hoàng Các gài tai mắt vào Nội sử phủ rồi sao? Bọn họ vừa nhận được tin, còn chưa trình báo lên trên, Hoàng Các đã biết xảy ra chuyện gì rồi?
Chu nội sử lập tức im miệng, nói không chừng những lời ông ta vừa nói, Hoàng Các đều đã biết rõ.
“Giết thì giết!”, Chu nội sử giậm chân, hét lên bên tai thuộc hạ: “Ngươi đi! Ta cho ngươi lệnh bài điều binh đi!”.
“Hả?”, thuộc hạ sửng sốt, chuyện mà Chu nội sử không tham gia đều không phải chuyện tốt. Người làm lão đại không đi mà sai thuộc hạ đi, trừ để gánh tội thì có thể vì cái gì?
“Hả cái gì? Ngươi đến Ám Uyên trước, nhưng đi chậm thôi”.
Chu nội sử quay người lại, sốt ruột nói với một thuộc hạ khác. Ông ta kéo người đó qua, sợ người đó không nghe được, lại sợ có người khác nghe thấy: “Mau giả trang đi thông báo cho Tần phủ, nói là Tiêu Lâm gặp đại nạn ập tới! Nghiêm trọng thế nào thì nói lại thế đó! Nhớ rõ, không được để bất cứ ai nhận ra ngươi là người của Nội sử phủ”.