Tôn Trác Phú thấy bị bẽ mặt quá thể, lại tức giận vì khéo quá hóa vụng, ông ta biết Triệu Phi Dương từng đi lính, tính tình bộc trực cứng nhắc, nhưng ông ta làm thương nhân, tất nhiên phải lấy lợi ích làm đầu. Thế nên khi Triệu Bình Truyền tới tìm, ông ta vờ vịt hứa hẹn, một mặt là để nghe ngóng nội tình, hai nữa là chèn ép Trình Phi Dương, không ngờ làm hỏng chuyện.
Đám người xung quanh chưa đợi Tôn Trác Phú nói gì đã xúm vào chửi bới.
- Tên Trình Phi Dương này vênh váo quá rồi ... Ỷ mình có chút tài hoa không coi ai vào mắt nữa à, bảo sao chả làm gì nên hồn.
- Loại người này đầu óc có vấn đề, tổng giám đốc Tôn tốt bụng mới cho cơ hội, chứ phải tôi à, đá đít khỏi cửa ngay.
- Một cái đơn vị sắp chết đến nơi, còn tưởng là mình ghê gớm ... Không biết điều, để tự sinh tự diệt đi.
Tôn Trác Phú mặt âm u, song ông ta cũng bỏ qua nhanh, tiếc thì tiếc đấy, nhưng Đầu tư Sơn Hải cũng đâu thiếu gì hạng mục tốt.
Chỉ là ông ta chẳng thể ngờ rằng mình vì nhất thời tham lam đã bỏ lỡ cái gì.
......... ...........
Phía phòng bao nhà họ Trình, bác cả đang hồi tưởng mấy chuyện thời gian khó để dạy anh em Trình Nhiên phải biết sống tiết kiệm thì thấy Trình Phi Dương về nhanh như thế thì hơi ngạc nhiên:
- Thế nào rồi? Sao cậu lại về nhanh như thế?
- Không có gì đâu anh, chúng ta tiếp tục.
Trình Phi Dương cười đáp:
Bác hai và dì út không nghĩ nhiều, nhưng bác cá biết chuyện không ổn rồi, Từ Lan hiểu tính chồng cũng trầm mặc.
Trời tối dần, buổi tụ hội gia đình cũng kết thúc.
Mọi người từ vườn hoa đi ra, tản bộ trong nhà hàng kiểu viên lâm nói cười rôm rả, gió hồ thổi lồng lộng hết sức dễ chịu, lúc này đèn đường đã bật lên, nhà hàng vô cùng huyên náo, thi thoảng lại vang lên tiếng mời rượu náo động.
Cả nhà đi men theo con đường nhỏ ra cổng, mấy anh em Trình Nhiên đi cuối, vừa vặn nhìn thấy ở một nhã phòng thấp thoáng sau giả sơn và khóm trúc, mấy người ăn mặc sang trọng đang nhiệt tình tiễn hai người đi, y nhận ra trung niên nam nhân và thư ký đi chiếc xe Cherokee kia.
Trung niên nam nhân tạm biệt mấy người kia, vừa quay người thì thấy Trình Nhiên, hơi gật đầu một cái.
Trình Nhiên cũng khẽ vẫy tay.
Hai người giao lưu rất ngắn, không ai chú ý tới.
Về tới nhà Trình Nhiên trốn ngay vào phòng, y nhận ra cha mẹ khác thường rồi, thế nên y lại phải lần nữa làm Conan, không bao lâu sau quả nhiên nghe thấy tiếng mẹ ở phòng khách hỏi cha y khi đi mời rượu đã xảy ra chuyện gì.
Rốt cuộc chuyện vẫn phát triển theo xu thế kiếp trước, chỉ là giờ Trình Nhiên biết thêm cha không có được đầu tư của Đầu tư Sơn Hải là do có kẻ bên trong nội bộ giờ trò, chính là đám người Triệu Bình Truyền.
Trình Nhiên thực sự không hiểu nổi, vì sao là đồng nghiệp là hàng xóm sống trong cùng tiểu khu mười mấy năm, mâu thuẫn lại tới mức này, không chịu được khi thấy người ta hơn mình.
Có lẽ là do hoàn cảnh chung của xã hội, trước kia vốn ai cũng như ai thôi, đều làm công ăn lương, mọi người sàn sàn như nhau cả, chẳng so bì mấy, lại thêm công ty làm ăn tốt, bát cơm đảm bảo, mọi người bình tâm mà sống.
Nhưng mấy năm gần đây công ty khó khăn liên miên, một số người nhanh chân nhanh mắt nhảy ra ngoài, điều kiện vọt hẳn lên, ví dụ như cha Liễu Anh, trong khi người khác còn đạp xe đạp, bắt xe bus đi làm thì người ta đã làm ông chủ lớn lái xe hơi .
Ghen tỵ không? Có chứ!
Ngoài kia đã đành đi, nhưng chuyện đó xảy ra ngay trước tầm mắt, cúi đầu ngẩng đầu thấy nhau, một người phong quang, đại khái kích thích người khác, một khi vết nứt xuất hiện thì nó chỉ ngày một lan rộng ...
Nói chung những người trong đơn vị cũng đáng thương, căn nguyên là do cách làm ăn bao cấp năm xưa của đơn vị, đơn vị bao hết, từ nhà ở tới học tập của con cái nhân viên, đâm ra vòng tròn sinh hoạt của họ nhỏ, đối nội còn có chút bản lĩnh, đối ngoại thì không ăn được ai.
Thời đó xã hội tiến bộ chậm, một nhà máy làm phích nước nóng, công nhân cả đời có thể sống bằng một nghề, khi đó chất lượng sản phẩm đúng là rất tốt. Trình Nhiên thậm chí còn nhớ, trong nhà có nhiều món đồ tuổi còn nhiều hơn y, tuy thiết kế và tính năng chẳng thể so với thời đại mới, nhưng mà dùng bền bỉ.
Rồi theo cùng đất nước mở cửa, xã hội phát triển nhanh hơn, thứ cũ kỹ bị thứ mới mẻ thay thế, quốc xĩ liên tục thua lỗ quy mô lớn, phá sản vô số kể rồi đến lòng người cũng thay đổi theo.
Những năm tháng đơn thuần không bao giờ quay lại nữa.
Làn sóng thời đại mới mỗi ngày một mạnh, lan ngày một rộng, nhiều mặt của nhân tính lộ ra, tham ô hủ bại, tự tư tự lợi, có người vứt bỏ tôn nghiêm đi nhặt rác, có người không chịu nổi đả kích gói bánh bao hạ độc cả nhà ...
Từ Lan khuyên nhủ chồng:
- Thôi thì vậy cũng tốt, em thấy Đầu tư Sơn Hải quá thiển cẩn chỉ nhìn vào lợi ích trước mắt như vậy, có khi chẳng được vài năm rồi đi vào vết xe đổ của Hoa Thông.
- Anh cũng nghĩ thế.
Trình Phi Dương buồn phiền, hắn muốn sáng tạo ra tương lai lớn, không đơn thuần vì muốn tồn tại mà tìm tới Đầu tư Sơn Hải:
Trình Nhiên hết sức tán đồng với lời của mẹ, nghe điều kiện phía Đầu tư Sơn Hải đưa ra thì không phải là nhà đầu tư có tầm nhìn, nếu cha mà đồng ý với yêu cầu của Tôn Trác Phú thì đừng hòng có ngày ngóc đầu lên được.
Vốn Trình Nhiên còn hi vọng cha mình có được đầu tư, như vậy sẽ giảm bớt rất nhiều lịch trình phấn đấu của cha, có thêm nhiều tinh lực chuyên tâm vào kỹ thuật, để có thể đi xa hơn. Nhưng với tình huống thế này, Trình Nhiên thấy rằng từ chối Đầu tư Sơn Hải cũng chẳng có gì phải tiếc.
Vả lại Trình Nhiên càng thích thái độ mà cha thể hiện ra, loại dũng khí không thỏa hiệp đó.
Đó mới là cha y, chứ không giống nhiều năm sau bị mài hết góc cạnh, phải sống cầu toàn.
Phải nhẫn nhịn làm chuyện mình không thích, có lẽ duy trì được gia đình, nuôi con tiếp tục đi học, song bản thân không còn tự tin, không còn tiến thủ. Đối với bản thân là tổn thất lớn nhất, chỉ là cuộc là thế đấy, mười chuyện hết tám chín chẳng vừa ý, đầy bất đắc dĩ.
Xem ra cha lúc này không có vấn đề, thứ cản bước lớn nhất chính là mình rồi, vậy thì để mình tiếp thêm tinh thần và dũng khí cho cha đi.
Trình Nhiên không nghe trộm nữa, quay về bàn học mở sách ra, tiếp tục ôn tập tới tận khuya.
Sơn Hải là vùng nắng nhiều mà mưa cũng chẳng ít, tuần mới gặp hai ngày mưa liên tiếp, còn là mưa như trút, thế là vẽ báo tường phải hoãn lại, mưa tới tối thứ ba mới ngớt.
Du Hiểu đại khái từ bỏ hi vọng rồi, biết có thời gian ở riêng cùng Khương Hồng Thược chẳng khác gì nằm mơ, nói là trong nhà vẫn còn màu nước mua trước kia, đợi mai mang tới.
Chiều thứ 4 tan học, hai đứa lại ra tường văn hóa, Du Hiểu sách theo một cái túi lớn, toàn là màu nước đã dùng, nhiều tuýp màu nghiến gãy răng mà chẳng nặn ra được tí màu nào, nhiều cái thì đã khô, dù pha nước vào có lẽ còn miễn cưỡng dùng được, nhưng trong màu có nhiều cục nhỏ, vẽ lên còn gì là đẹp nữa.
Du Hiểu vẫn còn mím môi mím lợi nặn màu ra:
- Trước kia quên đậy nắp làm màu bị vón ... Đều tại mẹ tao, mẹ tao bỏ cái túi này ra ban công, ngày ngày phơi nắng mới khô thế này.
Nỗ lực cuối cùng chẳng đi tới đâu, Du Hiểu cáu kỉnh ném tuýp màu đi:
- Lại lãng phí một ngày.
Gần đây các lớp cũng bắt tay vào làm báo tường rồi, ngày ngày đều thấy báo tường lớp khác thay đổi, đôi khi là nam nữ cùng làm, nô đùa vui vẻ, quay lại nhìn mình và Trình Nhiên, hai thằng con trai chui vào một góc, nhìn thế nào cũng thấy lạnh gáy .... Thôi, chả bằng làm xong sớm, xéo sớm.