“A, thật là đông đúc.”
“Rốt cuộc cũng đến tết Đoan Ngọ.”
Màn đêm buông xuống, xung quanh những con đường của thành Y Châu này được giăng đầy đèn hoa lộng lẫy, Lý Ngang và Sài Thuý Kiều chầm chậm dạo bộ bên bờ sông.
Giữa đường có một chỗ tụ tập người xem khá động đúc, có một nhóm nam nhân mặc áo hồng, đội mũ hồng đang biểu diễn. Bọn hắn dùng một thứ có hình dáng trông rất giống rồng được tạo ra bởi những khung dài kết lại với nhau rồi khéo léo kết vải hoa lên bên trên tạo hình thành một chiếc xe rồng sặc sỡ, những người đi trước sẽ giơ cao và hạ thấp rồng làm đủ loại tư thế đẹp mắt.
Đây là Tân Lương xã, cũng chính là cửa hàng gạo của hội xã Long Xa.
Những hội xã của người dân của Ngu quốc đầy đủ mọi chủng loại, mỗi thành thị đều có xã gạo, cửa hàng gấm vóc và cửa hàng vàng bạc vân vân.
Phía sau Tân Lương xã là xe rồng của tửu xã, ngoại trừ tạo hình bên ngoài giống nhau thì ở vị trí bốn chiếc long trảo có thêm 4 chiếc đèn lồng hình bầu rượu trông sống động vô cùng.
Hơn mười chiếc xe rồng biểu diễn kết hợp với tiếng nhạc vui tươi náo nhiệt đã dẫn tới nhiều người dân ở phía bắc sông Y Thủy di chuyển dần lên hướng nam tụ tập.
“Lão Trương, ta muốn mua hai cái bánh bao chiên.”
Lý Ngang dừng lại trước một quầy bán đồ ăn, móc tiền ra mua hai cái bánh bao chiên rắc vừng.
Bánh làm từ gạo nếp, nặn thành hình tròn, rải hạt vừng lên trên, cho vào nồi chiên giòn, ăn ngon y hệt như bữa sáng ở trường trong trí nhớ của Lý Ngang.
Có truyền thuyết rằng ăn bánh bao chiên là tập tục từ rất lâu rồi, Nữ Oa vì vá trời nên suy nhược, người trên mặt đất kính yêu nữ Oa, mỗi nhà đều làm một chiếc bánh bao chiên làm từ bột mì, đặt nó trên mái nhà với ý nghĩa vá trời.
“Đây có thể coi là món ăn chính thống nhất, qua ngàn năm mà cách làm thủ công không có chút nào thay đổi, nguyên liệu cũng vậy.”
Lý Ngang thưởng thức chiếc bánh bao chiên đựng trong túi giấy, liếc mắt nhìn sang vẻ mặt u uất với đôi mắt ngập nước như bị bắt nạt của Sài Thuý Kiều mà thầm cười.
Tiểu nha đầu này chung quy vẫn là đánh giá quá cao cái dạ dày của bản thân, cơm tối ăn quá nhiều bánh chưng thiếu điều no quá không đi nổi, đến giờ vẫn muốn ăn nhưng mà cái dạ dày không thể chứa thêm nữa.
“Ai bảo nha đầu muội tối nay ăn nhiều như vậy.”
Lý Ngang cười, quay lại mua thêm 4 chiếc nữa, vừa đi vừa thản nhiên nói: “Bây giờ chưa được ăn, khi nào quay về ta sẽ chiên lại cho muội.”
“Thiếu gia thật tốt quá đi.”
Sài Thuý Kiều nghe vậy bỗng tươi tỉnh hẳn lên, đột nhiên bước đi nhanh hơn, vừa đi vừa vung vẩy hai nắm tay nhỏ nhỏ, miệng không tự chủ được phát ra âm thanh vui vẻ.
Lý Ngang không hiểu ra sao: “Muội làm gì vậy?”
“Bước nhanh hơn cho dễ tiêu hoá.”
Sài Thuý Kiều ở trước mặt Lý Ngang nhảy tới nhảy lui, qua một lúc thì lại thấy mệt mỏi, vịn vào cây liễu bên bờ sông yếu ớt nói: “Vận động nhiều với mệt thế này, có khả năng giống với Marathon gì đó mà thiếu gia huynh nói ấy.”
“Marathon cái gì, muội như này giống con ngựa tiêu chảy ấy.”
Lý Ngang vừa bất đắc dĩ vừa buồn cười gõ một cái vào trán của tiểu nha đầu, sau đấy theo ánh mắt của Sài Thuý Kiều nhìn xuống dòng sông bên dưới.
Truyên sông chạy không ít thuyền hoa, mỗi một con thuyền đều treo đèn lồng, có thể nghe thấy từ bên trong truyền đến tiếng đàn sáo, ca hát ăn uống linh đình.
Phía sau truyền đến tiếng cười của một đám trẻ con trong trẻo như chuông bạc, một đám hài tử chui qua những khe hở của chiếc xe rồng, trên cổ đeo cái vòng làm từ những sợi dây đỏ xâu vào vài cái vỏ trứng vịt.
Chúng đi tìm cỏ chơi với nhau, một trò chơi dân gian quen thuộc, hai bên cầm mỗi người một đoạn cỏ xong mắc vào nhau, kéo mạnh, cỏ ai còn lành thì thắng, bị đứt là thua.
Ngàn năm sau cũng như vậy.
Nhìn nhà nhà thắp đèn dầu sáng trưng, trong đầu Lý Ngang bỗng xuất hiện từng đoạn ký ức mờ nhạt, từ đấy lại nảy sinh những tình cảm phức tạp khó nói.
Vui sướng, sầu bi, thương cảm cùng với cô độc…
Ngàn năm chia cách, đồ ăn giống nhau, ngày hội giống nhau, phong tục giống nhau. Tận đáy lòng hắn cất giấu ngàn lời muốn nói, ngàn câu hỏi nhưng chợt hắn nhật ra chẳng tìm thấy bất luận ai để mà nói hết.
“Thiếu gia, huynh làm sau vậy?”
“Không có gì, đi lên phía trước xem thuyền rồng thôi.”
Lý Ngang cười vẫy vẫy tay, thu hồi ánh mắt, cùng Sài Thuý Kiều tiếp tục tiến về phía trước.
Nhờ kỹ thuật rèn chảo sắt, chiết xuất dầu thực vật cùng cả tiến việc trồng gia vị của Học Cung, Lý Ngang trông thấy rất nhiều loại đồ ăn vặt giống hệt quà vặt của các thế hệ sau này.
Mực chiên, gà chiên, hạt dẻ xào, thịt xiên que…
Bất quá so với những đồ ăn vặt thông thường thì giá đắt hơn một chút.
Không chỉ là đắt thêm vì bán trong lễ hội, mà còn là do gia vị được thêm vào.
Lý Ngang còn mười mấy quan tiền trong nhà, rốt cuộc cũng được trải nghiệm một phen ăn đồ ăn vặt thoả thích, mua mười mấy túi đồ ăn vặt, cầm trên tay không đủ, tìm chủ quán xin một sợi dây nhỏ, xuyên qua từng gói đồ ăn rồi mang theo bên mình.
Cả hai đi qua một hàng trang sức, Lý Ngang quét mắt qua cây trâm cũ kĩ trên đầu Sài Thuý Kiều, đáy lòng khẽ động, dừng bước lại, chỉ vào một cây trâm cày tóc được thiết kế khá xinh đẹp làm từ đồng, hỏi người phụ nữ ngồi sau quầy hàng trang sức: “Lão phu nhân, cây trâm này bán thế nào?”
Cơ hồ cùng một lúc, một ngón tay nhỏ nhắn cũng chỉ hướng cây trâm cài tóc.
Lý Ngang quay đầu nhìn lại, chỉ thấy người cùng nhìn trúng cây trâm này là một tiểu nữ hài tầm 9 tuổi, bên cạnh nàng còn có một vị mỹ phụ ăn mặc quần áo bình thường khoảng 30 tuổi, nhìn qua hình như là đang mang thai.
Lý Ngang chắp tay: “Tiểu cô nương là mua cho bản thân đeo có phải không?”
“Không phải.”
Tiểu nữ hài đứng gần lại cạnh mẹ mình: “Mẹ ta từ lâu rồi không mua đồ trang sức, ta tích góp được 100 đồng, muốn mua cho mẹ của ta.”
Lý Ngang gật gật đầu: “Ra là như vậy.”
Mẫu thân của tiểu nữ hài mỉm cười: “Tiểu lang quân muốn mua tặng cho người trong lòng sao?”
“Không phải, là mua cho tiểu nha hoàn của nhà ta.”
Lý Ngang cười ha ha khoát tay áo, Sài Thuý Kiều đứng một bên không hiểu tại sao bĩu môi, thở phì phò nhìn lên trời.
Lời của mẫu thân của tiểu nữ hài còn chưa dứt, đám người phía sau bỗng vang lên tiếng kinh hỉ: “Lý đại phu?”
Lý Ngang quay đầu nhìn lại, chỉ thấy tam đệ của Sa Đức(người được hắn rút con giun Guinea ra khỏi người) cùng với mấy tiểu nhị vẻ mặt vui mừng chạy đến.
Bọn họ đều mặc trang phục nửa tay áo, trên áo thêu lên danh tự hiệu buôn, vừa nhìn là biết muốn tham gia thi hội thuyền rồng.
“Ra là Sa Tam Lang.”
Lý Ngang chắp tay: “Đại ca ngươi đã khá hơn chút nào chưa?”
“Tốt hơn nhiều, về nhà rốt cuộc không váng đầu, nôn mửa tiêu chảy gì nữa. Hôm nay bọn ta cũng nghe lời dặn của đại phu, không cho hắn uống rượu hùng hoàng.”
Sa Đức tam đệ trả lời nói: “Hôm nay ta mang theo mấy người giúp việc tới đua thuyền rồng, vì đại ca ta mà lấy chút phúc khí.”
Lý Ngang cười cười gật đầu: “Vậy chúc các ngươi kỳ khai đắc thắng.”
“Lý… đại phu?”
Người phụ nữ cùng tiểu hài tử ngạc nhiên chớp chớp mắt: “Tiểu lang quân là đại phu?”
“Đương nhiên! Bảo An Đường Lý tiểu đại phu, là đại phu tốt nhất Y Châu, không, là đại phu tốt nhất toàn tỉnh Giang Nam này.”
Lý Ngang còn chưa kịp giới thiệu, Sa Đức tam đệ bên cạnh liên tục nói: “Tính mệnh đại ca ta là do vị tiểu đại phu này lôi từ quỷ môn quan trở về.
Còn có mấy trăm quân mã đau mắt và mấy trăm người bị gãy xương cũng đều một tay Lý y sư đây chữa khỏi.
Lý tiểu đại phu, khẩu hiệu quảng cáo của Bảo An Đường là như thế nào?
Nơi nào đủ khả năng chữa bách bệnh? Tới bờ tây sông Y Thủy tìm Bảo An Đường.
Ta đây cũng không phải thổi phồng loè người qua đường, chỉ là đơn thuần kính phục y thuật cao siêu của Lý tiểu đại phu đây mà thôi."