Dịch quán không chỉ đón tiếp đội xe tiến về Học Cung, còn phải đón tiếp sứ giả đưa tin từ nam chí bắc, cùng các lộ quan viên.
Thân phận của thí sinh dự thi Học Cung tôn quý, nhưng cũng không tôn quý cho lắm.
Dựa theo quy định chế độ, mọi người chỉ được phục vụ cơm canh mộc mạc.
Một đồng môn Y Châu đề nghị tổ chức tiệc tối trong lương đình*, ngâm thơ làm đúng, kết quả bị Kỷ Linh Lang lấy lý do nghiên cứu điển tịch cự tuyệt.
Địch Dật Minh cũng lên tiếng phụ họa, nói cái gì đến Trường An đợi một tháng sẽ đến vòng khảo thí thứ nhất của Học Cung, nhất định phải tranh thủ từng giây nghiên cứu điển tịch.
Địch Dật Minh đã nói như vậy, vị đồng môn kia từ thấy mất mặt, ngượng ngùng nói xin lỗi, mọi người ai về phòng nấy, Lý Ngang cũng về phòng đọc sách.
Hai vòng khảo thí trước tiên của Học Cung, đều thi nội dung thông thường, kinh quyển, thi vấn đáp, thi từ gì gì đó. Cơ sở của hắn ở phương diện này không bằng đồng môn còn lại, tự nhiên nước đến chân mới nhảy.
Nhưng Lý Ngang cũng không đi tìm Trình Cư Tụ để được thiên vị.
Dẫu gì Trình Cư Tụ cũng là hành tuần Học Cung dẫn đội, không tiện công khai dạy bổ túc hoặc tiết lộ đề bài.
Một lý do khác... Trình Cư Tụ đã từng kể, mấy năm qua y không hề đọc điển tịch nho học, trình độ giảm xuống không ít, còn không bằng đi tìm Tống Thiệu Nguyên.
Bởi vậy, trong thời gian mấy ngày kế tiếp, trừ lúc ngủ, Lý Ngang đều đọc sách cả ngày lẫn đêm, cố gắng bổ sung kiến thức, hai mắt thâm quầng như cú vọ.
Mà tình huống của những người khác cũng không khá hơn gì, càng đến gần Trường An, đám học sinh Y Châu này càng bồn chồn —— ngoại trừ Kỷ Linh Lang, gia cảnh quyền quý, khi bé từng cùng phụ thân Kỷ Trì đến Trường An, lần này cũng coi như về nhà.
Đội xe bắc thượng Trường An, tiến suốt hành trình, không ngừng có đội xe khác đến từ châu phủ phương nam gia nhập đồng hành.
Đám người Y Châu cũng được gặp học sinh đến từ các châu phủ khác.
Mọi người gặp nhau đều rất nhiệt tình, không lâu sau bèn xưng hô huynh đệ tỷ muội, đàm luận triết lý nhân sinh cùng thi từ ca phú.
Còn về trong lòng nghĩ như thế nào thì không biết —— dù sao những kẻ gặp trên đường đều là đối thủ cạnh tranh trên đường tiến về Học Cung, bất kỳ ai cũng có thể đoạt đi danh ngạch thuộc về mình.
Đương nhiên, có mặt hành tuần Học Cung, loại mâu thuẫn ngầm này sẽ không để lộ ra.
Ngược lại, tất cả học sinh càng thêm chú trọng lời nói cùng cử chỉ của mình, không dám có hành vi đi quá giới hạn.
Trong bầu không khí phức tạp lại vi diệu, trên trăm cỗ xe ngựa tạo thành đội xe rốt cục tiến vào dịch trạm ngoài thành Trường An.
"Sắp… sắp chết rồi..."
Trong phòng dịch trạm, Lý Ngang đặt kinh chú điển tịch trên tay xuống với đôi mắt đầy quầng thâm.
Rốt cục… rốt cục đọc xong.
Trong khoảng thời gian gấp rút lên đường này, tin tức của Học Cung cũng truyền về.
Năm nay quan chủ khảo vòng khảo thí thứ nhất của Học Cung, là đại nho Vương Ôn Luân của Vương thị gia tộc ở Thái Nguyên.
Thế gia đại tộc của Ngu quốc rất nhiều, trong tất cả thế gia tôn quý, có 5 chi tôn quý nhất.
Theo thứ tự là Thôi thị ở Bác Lăng cùng Thanh Hà.
Lư thị ở Phạm Dương.
Trịnh thị ở Huỳnh Dương.
Vương thị ở Thái Nguyên.
Cùng Lý thị tại Lũng Tây và Triệu Quận.
Vào thời Tùy, mấy chi môn phiệt gia tộc này rất thịnh vượng phát đạt, bằng vào lực ảnh hưởng chính trị khổng lồ, sừng sững không ngã.
Ngay cả trong giai đoạn hỗn loạn vào cuối triều Tùy, các lộ môn phái tu hành cùng phản quân chém giết đến máu chảy thành sông tại Trung Nguyên, cũng không thể ảnh hưởng đến bọn họ.
Trên thực tế, Cao tông Hoàng đế thành lập Ngu quốc, chính là thành viên của Lý thị tại Lũng Tây.
Dù phải núp dưới bóng của Học Cung, sức ảnh hưởng của những gia tộc này không còn lớn như lúc trước, nhưng vẫn có thể liên tục xuất hiện đại quan mới, đại nho thậm chí là giáo sư Học Cung.
Một khi tin tức đại nho Vương Ôn Luân đảm nhiệm giám khảo, tất cả thư tịch do lão viết trên thị trường đã bị thu mua hết, đặc biệt là phiên bản chú giải của lão với các loại điển tịch « Thi », « Thư », « Xuân Thu », lập tức bị tranh mua hết sạch.
Tất cả học sinh đều đang cố gắng hết sức lý giải điển tịch, để không phạm vào sai lầm ở trên trường thi.
"Loại hành vi khiến tất cả học sinh khóc trời đập đất* tranh nhau đọc sách của một người."
Lý Ngang đau đầu vuốt vuốt mi tâm: "Có chút phong cách của Cát Quân*."
"Cát Quân là ai?"
Sài Thúy Kiều tò mò hỏi: "Cũng là đại nho sao?"
"Không, ông ấy là chuyên gia giáo dục vĩ đại có thể khiến hàng triệu học sinh vui vẻ, hạnh phúc, rất được hâm mộ."
Lý Ngang thuận miệng nói, trong lòng thầm than tại sao không có hàng tấn tác phẩm văn học kinh điển trong trí nhớ khi thức tỉnh từ dị giới.
Nhưng Lý Ngang mình cũng biết, cho dù trí nhớ trong dị giới có một đống lớn văn học điển tịch, nên vô dụng thì vẫn vô dụng.
Ngu quốc thái bình hai trăm năm, văn đàn phát triển rất mạnh, nho học đại gia, thi từ danh gia tầng tầng lớp lớp.
Dù có "mượn" một vài bài thơ trong các tác phẩm văn học kinh điển, may mắn dương danh lập vạn, cũng chèo chống không được bao lâu —— Ngu quốc tổ chức tiệc rượu thi hội tấp nập, gần như mỗi yến hội, đều yêu cầu văn nhân ngâm thơ đối câu, hiển lộ tài hoa.
Văn nhân chân chính đều có mười mấy hai mươi mấy năm văn học tích lũy, thỉnh thoảng có hứng thơ thì chép những câu hay, ném vào ống gỗ trên bàn, năm này tháng nọ mới có thể để dành một hai thủ thơ hay.
Một thiếu niên mười bốn tuổi bình thường, không có chút kinh nghiệm sống nào, đột nhiên tạo ra hàng chục kiệt tác với tầm vóc khổng lồ và phong cách rất khác nhau, ai có thể tin? Ai sẽ tin?
Tham dự yến hội, những người khác tùy tiện tìm đồ vật, đề cập đến một chủ đề, yêu cầu chia vần hạn vần, hợp tình hợp cảnh, lâm thời làm thơ.
Thậm chí mấy người một người làm một câu thơ, yêu cầu bằng trắc trật tự, liền thành một khối.
Một khi giữa chừng đáp không được, hoặc đáp không hay, lập tức sẽ bại lộ, bị chỉ trích là tên trộm đạo văn thơ người khác, cả đời đóng vào trụ sỉ nhục, vĩnh viễn không ngóc đầu lên được.
Coi như vận khí tốt, thời gian ngắn không có bại lộ, cứ thế mãi cũng sống yên ổn không được.
Ngươi là một thiếu niên thiên tài có thể ngâm thơ đối từ, thế nào cũng phải giúp thân bằng hảo hữu viết văn chứ?
Biết viết biểu sao?
Biết viết chương sao?
Biết viết truyện ký sự kiện sao?
Biết viết nhân vật ký sao? Biết viết niên phổ không?
Biết viết tang thiếp cho tri kỷ sao?
Đều không viết? Chỉ biết vài bài thơ?
Đây coi là thiên tài gì chứ, chỉ là đồ đạo văn lừa đời lấy tiếng thôi.
Bởi vì đủ loại lo nghĩ, Lý Ngang hoàn toàn có thể chấp nhận rằng tài năng văn chương của mình là tầm thường —— may mắn Học Cung đề xướng kinh thế trí dụng*, làm nhiều nhất không phải ngâm thơ đối câu, mà là những công việc ích nước lợi dân như sửa đường bắc cầu, cải tiến công nghệ, phát triển nông nghiệp, tiêu diệt châu chấu.
Nếu không phải như thế, hắn cũng sẽ không nóng lòng thi vào Học Cung như vậy.
"Thiếu gia, xem xong sách của Vương Ôn Luân, còn phải nhìn thêm đống này nữa."
Sài Thúy Kiều bưng từ dưới đất lên một đống sách: "Đống này là thơ, ngâm phú, truyện ký viết giúp người khác mà Vương Ôn Luân thường làm trên các yến hội.
Đều là sách trong thành Trường An vừa biên soạn lại, phải mất 5 quan tiền một quyển đó."
"A a a a! Phiền chết!"
Lý Ngang nhìn đống sách dày cộm, lại cảm thấy đau đầu.
- Cốc cốc cốc.
Ngay lúc Lý Ngang than thở, ngoài cửa vang lên giọng nói của Trình Cư Tụ: "Nhật Thăng, có trong đó không?"
"Có ạ!"
Lý Ngang nhẹ nhàng thở ra, đi tới mở cửa: "Sao vậy sư huynh?"
"Đồng môn của ta tại Học Cung đến, để nàng giúp huynh xem linh mạch."
.
Chú thích:
*lương đình: đình nghỉ mát
*khốc thiên thường địa: quỳ xuống hét lên trên trời, dập đầu khóc
*Cát Quân: là phó giáo sư và giảng viên chính của Đại học Toán học và Khoa học Máy tính của Đại học Sư phạm Nam Kinh
*kinh thế trí dụng: chỉ học vấn phải có lợi ích với quốc gia. Kinh thế trí dụng xuất hiện vào thời Minh-Thanh, do nhà tư tưởng Vương Phu Chi, Hoàng Tông Hi. Bọn họ cho rằng học tập phải vì cứu dân giúp nước, làm chuyện thực tế, phản đối nguỵ lý học gia chỉ toàn triết lý sáo rỗng, không thực tế