Sau bảy bảy ngày quy thuận triều đình, quân phản loạn lại tạo phản lần nữa.
Chiêu Vũ đế nổi trận lôi đình, xưa nay cầm quyền không quả quyết, ấy vậy kẻ bị đời sau phê phán như đàn bà như lão lại lập tức hạ chỉ chém Dương Việt.
Lần này không cần ai tới khuyên can nữa, mà lão đã lệnh những binh lính đang chờ phân phó dẹp quân phản loạn ở Lạc Dương phải nhanh chóng chạy tới đất Thục, tiêu diệt Bảo Vân Dũng.
Sao Bảo Vân Dũng chịu nằm im chờ chết chứ, đất Thục đã bị bọn chúng cướp bóc đến không còn gì. Theo như suy đoán của Yến Tư Không thì bọn chúng sẽ đi thuyền xuôi sông Trường Giang xuống, rồi đoạt Nhị Thành trong vòng bảy ngày, đội ngũ quân phản loạn lớn mạnh liên tục, thời điểm đến Quỳ Châu nhất định đã thành một đám năm chục ngàn người.
Vị trí Quỳ Châu hiểm yếu, nằm ở thượng lưu sông vùng Kinh Châu. Nếu nói muốn được thiên hạ phải được Kinh Châu thì muốn được Kinh Châu phải được Quỳ Châu, một khi quân phản loạn chiếm lĩnh Quỳ Châu, tuyến đường chính và thượng lưu sông vận chuyển lương thực đến Kinh Châu sẽ tràn đầy nguy hiểm, nạn giặc không dừng lại ở một đám người ô hợp nữa, mà thật sự có thể xưng vương một phương.
Quỳ Châu không phải đất dễ công, nhưng Bảo Vân Dũng không còn lựa chọn tốt hơn. Nếu đường này không thông thì chờ đến khi quân diệt phản loạn Lạc Dương đánh tới, bao vây trước sau, bọn chúng hẳn phải chết không thể nghi ngờ, con đường sống duy nhất ngày hôm nay chính là chiếm đóng thành Quỳ Châu, theo hiểm lấy thủ, tất có anh tài nhiều nơi đến cậy nhờ.
Đổi lại trước kia, dân binh năm chục ngàn tuyệt đối không công nổi Quỳ Châu thành kiên lương đủ, nhưng giờ Quỳ Châu cũng gặp nạn tuyết, lương thảo túng thiếu, lòng người bàng hoàng, Bảo Vân Dũng không vội công thành mà để binh lính bên mình hôm nào cũng hô đầu hàng dưới thành Quỳ Châu, khuyên bọn họ đầu hàng, gia nhập quân khởi nghĩa, cùng mưu đồ nghiệp lớn.
Nhưng tâm trí thủ vệ Quỳ Châu vẫn cứng cỏi, không bị ảnh hưởng.
Lúc hai quân giằng co, vùng xa kinh thành ngàn dặm lại xảy ra một chuyện nhỏ.
Khi tìm vui ở các Đinh Lan, Chu Mịch Tinh lại ghen tuông, gây chiến với một tên nam nhân. Nam nhân kia uống đến say mèm, miệng nói càn nói bậy, bảo rằng Lương vương đang chuẩn bị hợp tác với quân phản loạn, vào kinh thành rồi, sẽ làm thịt lão già phủ doãn Thuận Thiên nhà ngươi đầu tiên.
Trêи đường bị mang đến nha môn, nam nhân kia lại chạy trốn không còn tăm hơi, nhưng lời của hắn đã gây nên một trận sóng không nhỏ. Bởi vì hủy bỏ quà mừng tuổi, cắt giảm bổng lộc và điều tra nghiêm ngặt chuyện chiếm đoạt ruộng đất của bách tính, bọn phượng tử long tôn hưởng vinh hoa hai trăm năm chỉ dám giận không dám nói gì, trêи phố đồn đãi Chiêu Vũ đế muốn mượn nạn tuyết để tước phiên, bọn vương gia tên nào cũng biết mình gặp nguy, mà trong đó Lương vương có thế lực nhất, lại đang thầm chiêu binh mãi mã.
Đất thanh lâu là nơi tốt xấu lẫn lộn, có kẻ ôm bí mật ra vào là chuyện bình thường, chỉ là, nam nhân này say khướt trái lại khiến người ta cho rằng rượu vào lời ra, để rồi càng thêm tin tưởng.
Tin tức lan truyền nhanh chóng, trong vài ngày thôi đã truyền khắp cả triều đình, cuối cùng được biến tấu thành Lương vương ý đồ mưu phản, muốn xuất binh từ Kinh Châu để hợp tác với Bảo Vân Dung bao vây trước sau Quỳ Châu.
Chiếm được Nhị Thành cũng có nghĩa là đã hoàn toàn mở cánh cửa để tràn xuống theo dòng Giang Nam, Kim Lăng trong tầm tay. Nếu Kim Lăng mất thì giang sơn Đại Thịnh sẽ chia làm hai. Người trong thiên hạ sớm đã oán giận Chiêu Vũ đế lười chấp chính mấy chục năm trời, Lương vương mà xưng đế ở Kim Lăng thì chẳng lo không ai trở giáo diệt quân mình.
Chuyện này nghiêm trọng hơn chuyện bách tính tạo phản nhiều. Như lời của Nhan Tử Liêm, nửa đêm Chiêu Vũ đế triệu kiến trọng thần để cùng thương nghị đối sách, người gầy đi không ít.
Chuyện lớn như thế mà Nhan Tử Liêm vẫn biết đến đoạn nào phải ngưng, Yến Tư Không muốn dò la thêm lại không hỏi được chuyện gì, y chỉ mang vẻ mặt lo lắng nói, năm gần đây Đại Thịnh lận đận, nếu ý trời đã vậy thì sức người khó thành.
Nhưng trong lòng Yến Tư Không lại hát ngược giọng, y không tin trời, nếu trời có mắt thì cớ nào khiến nhân gian chịu nhiều cảnh tàn khốc như vậy, y chỉ tin chính y.
Sau mầy ngày đồn đãi khắp nơi, Lục khoa đô cấp sự trung có đặc quyền "nghe tiếng tấu chuyện", được dùng chức giám quan để phê phán vua tôi con dân, một trong số họ tên Tưởng Linh đã trịnh trọng dâng sớ, nói rằng Lương vương toan tính mưu phản, khuyên Chiêu Vũ đế tước phiên.
Nhiều ngày yên lặng, hoàng đế cũng tốt, triều thần cũng được, sợ rằng đều đang ở đây chờ một người bước ra nói hai chữ "tước phiên".
Hai chữ này nặng nề, hung hiểm, không thể lắm lời. Hoàng đế không được chủ động nói tước phiên, vì làm vậy là làm trái di chí của tổ tông, đại thần cũng không dám chủ động nói tước phiên, vì ai nói kẻ đó có thể là Triệu Thác thứ hai.
Bởi vì chủ động tước phiên nên Triệu Thác mới tước thành loạn bảy nước, cuối cùng bị xử tử để nguôi ngoai cơn giận đế vương.
Nhưng dù cho triều đình có thối nát thế nào đi nữa thì cũng nhất định có người không quản sinh tử dám nói thẳng. Tuy Triều Thác chết nhưng xếp vào sử xanh vẫn là lớp trí thức hiểu biết, mang lý tưởng cao thượng để lưu danh thiên cổ, chứ không bàn về cái chết của ông.
Chiêu Vũ đế vờ giận, phạt Tưởng Linh mười trượng.
Một chục này không là gì cả nhưng lại khích lệ quan viên sâu sắc, khiến họ thay nhau góp lời, nếu kẻ làm quan được thưởng trượng thì vô luận là đánh chết hay đánh tàn phế cũng là chuyện rạng danh tổ tông, bởi vì dám bất chấp hoàng uy chính là bằng chứng hy sinh tỏ lòng trung thành.
Mấy ngày ngắn ngủi, hai chữ "tước phiên" vốn cực kỳ cấm kỵ lại được bàn tán ầm ĩ nơi trần thế.
Cuối cùng không ai nói rõ được, là Chiêu Vũ đế nghe tin Lương vương muốn phản mới tước phiên hay là Lương vương nghe đồn Chiêu Vũ đế tước phiên nên mới phản, hai người vốn là một kẻ không ý định tước, một người không có lòng phản, nay lại thành đâm lao phải theo lao.
Yến Tư Không ung dung nấp trong bóng tối, khoanh tay ngồi nhìn tình hình đang tiến triển nhanh chóng theo kế hoạch mình. Mà mỗi lần nghĩ đến Cát Chung sẽ trải qua hành hạ như thế nào là y lại cảm thấy vui thích cực kỳ, nếu chỉ muốn lấy mạng đám tặc chó má này thì vài tên thích khách là đủ rồi, nhưng y muốn không chỉ là mạng bọn chúng, mà y muốn bọn chúng thân bại danh liệt, chết thảm theo cách đau khổ nhất.
----------------------------------------
Tuyết xuân chưa tan, Quỳ Châu đã truyền tới cấp báo, hộ vệ Quỳ Châu bị gian tế ám sát rồi mở cửa thành ra, Bảo Vân Dũng chiếm đóng được Quỳ Châu không tốn một binh một chốt nào, khi hai chục ngàn quân dẹp phản loạn từ Lạc Dương đến Quỳ Châu thì đã "đầu tường thay cờ đại tướng".
Mặc dù Lương vương không hợp tác vây Quỳ Châu như trong tin đồn, nhưng Quỳ Châu thất thủ đã thành sự thật. Dựa vào hai chục ngàn binh mã mà muốn đánh bại mấy chục ngàn người đóng giữ thành cao, chẳng khác nào muốn lên trời.
Trêи dưới triều đình bàng hoàng, ai cũng biết nguy cơ lần này không còn bình thường nữa, hơi lơ là chỉ sợ rằng Kim Lăng lại thêm một hoàng đế. Nếu Lương vương xưng đế còn được, chứ để một tên giặc cỏ hèn mọn lên ngôi, thiên hạ sẽ phải đổi họ.
Chiêu Vũ đế hạ chỉ, lệnh Phiêu Kỵ Đại tướng quân Địch Phong làm chủ soái, xoay sở binh mã từ vùng Lạc Dương, Hồ Quảng, rồi phối hợp với quân dẹp phản loạn ở Lạc Dương, đánh tan phản tặc, không diệt không về.
Lấy danh nghĩa tiêu diệt đến xin binh mã ở Hồ Quảng, thực chất chủ yếu ở Kinh Châu.
Giao binh mã tức tước phiên, không giao binh mã là rõ ý làm phản. Kế một hòn đá hạ hai con chim này có thể soi ra bộ mặt thật của Lương vương, cũng "nhắn nhủ" cho những vương gia khác đang yên lặng theo dõi kỳ biến.
Cuối cùng thì Lương vương cũng bị dồn đến vách đá.