• Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Chuyện là thế, sau đó thì An Nam sinh sống tại nhà giáo sư Bảo Sơn. Từ việc ăn mặc, cho tới phép tắc, hòa nhập với thời đại, điều một tay giáo sư Sơn chỉ bảo. Ông không có gia đình nên xem An Nam như một người thân thuộc. Sách vở nhà Bảo Sơn như một thư viện, nên An Nam học hỏi thêm, do tư chất thông minh không làm khó được anh ta, chẳng mấy chốc mà đã hơn 3 năm trôi qua.

Cho đến khi xảy ra sự cố ở bí mật hầm mộ Cung Phi Ngọc Đô, sa chân vào nơi chứa quan tài vàng Chế Bồng Nga, đụng độ Xà Nhị Mao. Mất tích trong lòng Hồ Tây.

Giáo sư Bảo Sơn thấy tìm kiếm cả nửa ngày không tìm thấy tông tích, tưởng An Nam chết không thấy xác cùng Xà Vương, đang lúc xem ra lực bất tòng tâm. Thì nghe mọi người xôn xao, tìm thấy một thanh niên nổi lên gần bờ hồ nên kéo hắn ta lên. Thân hình đầy thương tích, miệng cứ kêu tên: “Thầy Bảo Sơn... Bảo Sơn”

Mấy hôm sau cơ quan công an liên hệ với Bảo Sơn lên nhận người thân trong bệnh viện Bạch Mai.Thế là cùng nhau về lại nhà Bảo Sơn tại Đà Lạt .

Căn phòng bí mật của giáo sư Bảo Sơn chứa nhiều thứ cổ vật quý giá, đa số là thời kỳ đồ đồng. Sở dĩ Bảo Sơn thích sưu tầm cổ vật đồng không phải là không có lí do. Thời kỳ nguyên sơ cho đến nay, đồng vốn là sản vật quý thời kỳ xã hội cổ đại, kỹ thuật đúc đồ đồng càng ngày càng hoàn thiện, cho đến lúc kỹ thuật của những người thợ phương Nam đạt đến trình độ tinh xảo hiếm thấy, đó cũng là thước đo cho sự phồn thịnh của một vương triều. Khi một công thần có công với Triều Đình, còn được vua ban thưởng cho phiến đồng làm phần thưởng, sau đó dùng đồng đúc ra những đồ vật quý giá. Biểu đạt cho sự phát triển của nghề đồng xưa là những chiếc Trống đồng, Chiêng đồng, Bình nước, Ly, Chén, Bát, rất tinh tế tạo thành một văn hóa không thể thiếu trong cuộc sống người Việt xưa.

Hôm nay hai thầy trò Bảo Sơn và An Nam đang ngồi uống trà thưởng vật, giáo sư Bảo Sơn đang nói cho An Nam nghe về xuất xứ của một chiếc Trống đồng Đông Sơn. Thì chuông điện thoại reo vang, đầu dây bên kia tiếng nói vội vàng, lí nhí như sợ người kề bên nghe thấy: “Xin lỗi có phải giáo sư Bảo Sơn ko ah?. Tôi là người được Hắc Công giới thiệu với ông ...”

Nghe đến tên Hắc Công, biết ngay người kia chắc là tay buôn bán cổ vật, nếu không là phường trộm cắp, dù sao cũng là người do Hắc Công giới thiệu, mà quy tắc đặt ra cho lão ái nam ái nữ thân quen chắc biết là không tiếp bọn trộm cắp, chỉ còn lại người muốn bán cổ vật nên nói: “Đúng vậy... là tôi đây. Anh cần gặp tôi có chuyện gì ?”

“Là tôi muốn bán một cổ vật?”

“Cổ vật gì, anh nói tôi nghe xem. “

Đầu dây bên kia ấp úng, nói nhỏ: “Thuyền Bát Nhã”

Bảo Sơn vừa nghe nói đến cái tên liền phì cười: “Anh đây biết giỡn thật... Theo tôi biết Thuyền Bát Nhã là bên Phật Giáo. Chiếc thuyền này không có đáy, đại diện cho trí tuệ, được Đức Phật Quán Âm đưa con người từ bên sanh tử qua niết bàn, từ khổ đau sang bờ hạnh phúc. Chỉ là truyền thuyết, nó không có thật... nói vậy anh biết là tôi cũng biết đôi chút, đúng không?”

Chưa nói dứt lời, bên kia đã tắt máy, giáo sư Sơn cười mỉa mai: “Lại gặp bọn tào lao, hết chuyện đùa rồi chắc”

Tiếng kêu bíp trong điện thoại vang lên, thông báo một tấm hình gửi sang máy Bảo Sơn. Trong hình là một chiếc lá sen thon dài như mái chèo thuyền bằng vàng dài hơn một thước, trên thân chạm một dòng chữ nổi ánh sáng trắng, Bảo Sơn khẽ đọc: “Yết đế - yết đế - ba la yết đế - ba la tăng yết đế - bồ đề tát bà ha”.

Bảo Sơn chưa kịp nhìn kĩ thì An Nam đứng phất dậy lấy điện thoại trong tay Bảo Sơn, ánh mắt tỏ vẻ thích thú: “Là nó rồi, đây là một câu thần chú trong Văn quán Bát nhã, có nghĩa là “Đi qua, đi qua, qua bờ kia, qua đến bờ kia, vui thay” một câu chú thất truyền không phải ai cũng biết nó.”

“Đúng là nó, cậu nghĩ sao? Chẳng lẽ đây là thật sao?. Bảo Sơn phân vân.

Dòng tin nhắn tiếp theo xuất hiện: “Nếu có thiện chí, xin đến địa chỉ sau, Kim Ngưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội... Huy “chùa” SĐT”

Chỉ thấy An Nam gật đầu tỏ vẻ đồng ý.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK