• Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Vốn dĩ Hắc Công là cái tên không phải chính thức mà do người đời đặt cho hắn. Xuất thân từ một gã nhà nghèo kiết xác ở khu vực Bà Hom Q6 Tp.hcm, từ nhỏ hắn có cái tên cúng cơm là Quách Tài Công một người Việt gốc Hoa, hành nghề thu mua phế liệu, hằng ngày đi khắp nơi thu mua ve chai, nhờ sự siêng năng cần cù chẳng mấy chốc cũng có chút vốn liếng trong người, mở một vựa thu mua phế liệu lớn, lấy vợ sinh con. Chẳng may khi hắn mãi đầu tất mặt tối vào công việc, nhiều lần phải xa nhà. Không an phận thủ thừa, người vợ xinh đẹp của hắn trong một phút sa ngã đã tò tí với một đứa làm thuê, nghe theo lời tình nhân gom hết tài sản, bỏ lại đứa con thơ, theo chân người tình trẻ trốn đi biệt xứ.

“Có thời gặp chúng bạn vàng, hết thời gặp nạn toàn là tiểu nhân “giữa lúc nhà cửa tan nát, bạn bè chơi thân lại xấu xa, lừa hết số vốn liếng nhỏ nhoi còn sót lại, đẩy hắn vào con đường mất tất cả. Nợ nần giăng tứ bề, bán nhà bán cửa, từ đó hai cha con ôm nhau chui rúc xuống gầm cầu, sinh sống qua ngày.

Tài Công ôm đứa con gái nhỏ, đành gà trống nuôi con, nuốt nước mắt vào trong lòng, hàng ngày hai cha con, cha đâu con đó, rong ruổi đi khắp chốn, lại tiếp tục nghề thu mua ve chai, vì bươn trải không ngại mưa nắng nên da đen lại thêm đen, cái tên Hắc Công từ đó ra đời.

Chắc nhờ còn chút phúc đức còn sót lại của tổ tiên nên trời thương, một hôm trong lúc thu mua phế liệu Hắc Công mua được một bao đồ củ mà người ta thương tình vừa bán vừa cho, khi mang ra chẳng có gì đáng giá, trong đống đồ phế liệu ấy chỉ duy nhất có một chiếc bàn ủi ( bàn là ) bằng đồng, tay nắm phía trên là một chú gà trống, bên thân có đục 12 cái lỗ nhỏ xung quanh chân đế, Hắc Công đã nhiều lần nghe người ta đồn về một món đồ cổ có giá trị mà dân “Hắc Bạch” cổ vật đang lùng tìm mua bằng mọi giá là bàn ủi con gà bằng “đồng lạnh”.

Đồng lạnh là một loại vật liệu được dân sưu tầm đồ cổ thường xuyên đăng tin tìm mua. Trong đó để thu mua đồng lạnh đều đi kèm những tiêu chuẩn, dấu hiệu nhận biết đồng lạnh. Trọng lượng nặng hơn so với đồng bình thường 3- 4 lần. Khi nung trong bếp ga khoảng 1 giờ, bỏ ra, lấy cây nến dí vào, nếu cây nến không chảy thì đó đích thị là đồng lạnh.

Hắc Công bán tín bán nghi, nên đem về hì hục cọ rửa, đem lên dùng cách trên thử nghiệm thì thấy đúng như lời nói của giới săn cổ vật, nên biết đây là bàn ủi con gà bằng chất liệu đồng lạnh, Hắc Công tìm cách liên hệ với các tay buôn đồ cổ.

Sau khi xem qua cái giá được đưa ra thu mua làm Hắc Công đầu váng mắt hoa, cấu cấu mấy cái vào bụng sưng tím, không tin vào những gì mình vừa khi nghe thấy, một câu chắc như đinh đóng cột của một đại gia chuyên săn lùng đồ cổ “70 tỷ”.

Khi thắc mắc về công dụng và đầu ra của sản phẩm có giá tới hàng trăm tỷ đồng này thì hầu hết các tay buôn đồ cổ ở Sài Thành đang có mặt đều lơ mơ và không biết chính xác công dụng là gì. Một chuyên gia giám định cho hay rằng đồng lạnh có giá đắt như vậy vì đó là vật liệu tích nhiệt rất thấp, nên ưu tiên được dùng để tản nhiệt trong ngành hàng không vũ trụ, sử dụng nó để chế tạo một số vi mạch phi thuyền, vỏ vi thuyền để chống ma sát khi bay vào không gian.

Nhưng dù sao, chiếc bàn ủi con gà bằng đồng lạnh ai làm gì Hắc Công cũng không quan tâm, chỉ biết rằng đó là số tiền có nằm mơ giữa ban ngày cũng không thấy, đồng thời như một giấc mộng Nam Kha, đưa Hắc Công từ một kẻ cùng đường tay trắng, bước vào hàng ngũ đại gia tại đất Sài Thành. Sau đó nhận thấy ngành buôn đồ cổ vật “một vốn bốn lời” này quá thơm tho, nên dần bước chân vào giới buôn cổ vật, tính ra đến nay đã gần 20 năm.

Hắc Công tính cách thay đổi sau sự cố đổ vỡ gia đình, vì quá tổn thương không còn niềm tin vào phụ nữ, sau đó dần trở thành người đồng tính từ đó. Đứa bé gái tên Ngư Nhi khi lớn lên được ra nước ngoài du học, cho đến ngày quay về phụ giúp Hắc Công quán xuyến công việc tại cửa hàng Bảo Công.

Cả bốn người cùng ngồi trên chiếc bàn đá cổ chạm khắc tinh xảo đặt giữa nhà, Ngư Nhi tay bưng những tách cà phê thơm lừng nói: “Mọi người uống cà phê Sài Gòn nhé! “

Nghe đến cà phê ánh mắt An Nam chợt như tỉnh hẳn, thức uống đầu tiên An Nam thích khi ở thời đại xa lạ này, một chút vị thơm của hạt cà phê pha với ít sữa làm hương vị hòa quyện đánh thức cảm xúc tư duy. Vậy mà lần đầu thưởng thức An Nam đã nôn thốc nôn tháo, sau đó thì nghiện, ngày nào không uống đầu óc không tỉnh táo, ngáp ngắn ngáp dài. Cầm cốc cà phê trên tay An Nam nói: “Hôm nay thầy trò tôi muốn hỏi ông về một người tên Huy” chùa. Mà ông đã giới thiệu cho thầy trò tôi, vậy chuyện này ra sao xin cho thầy trò tôi biết thêm?”

Hắc Công suy nghĩ rồi đáp: “Àh... cái tên Huy dân gốc Hà nội này thật ra tôi cũng quen biết hắn, có vài lần mua bán qua lại vài món đồ cổ nhỏ, tên Huy “chùa” là do hắn chuyên mua bán đồ thờ cúng trong đền chùa nên mọi người đặt cho biệt danh đó. Hôm ấy hắn có ý định hỏi tôi có quen ai bên ngành khảo cổ văn vật có kinh nghiệm giới thiệu bán một món cổ vật truyền kỳ gì ấy, nên tôi mới cho số điện thoại để liên lạc với anh Sơn”

Ngư Nhi ngồi bên cạnh, chợt như nhớ ra điều gì đó nên nói: “Con nhớ rồi, cái gã đầu trọc nham nhở, thấy gái nhìn chảy cả nước miếng, làm con phát ghét. Hôm ấy hắn có đưa cho con xem tấm ảnh trên điện thoại, trên đó có một cái mái chèo thuyền vàng, khắc dòng chữ cổ Văn Quán Bát nhã của Phật Giáo. Theo con biết dạng chữ trong kinh phật này khắc theo lối cổ, thất truyền vạn năm, nhìn qua màn hình điện thoại thì không thể phân biệt thật giả. Con cũng không quan tâm cho lắm. Lúc ấy Papa đi vắng nên con nói hắn gọi cho Papa. Chính là chuyện này sao?”

Hắc Công gật đầu như xác nhận, quay sang nói với Bảo Sơn: “Rồi mọi chuyện đi tới đâu rồi ..?”

Bảo Sơn lấy điện thoại có tấm ảnh hắn ta gởi đưa cho Hắc Công xem rồi nói: “Hắn mời bọn tôi ra Hà Nội một chuyến xem hàng. Thực ra mấy hôm nay tôi và An Nam đã nghiên cứu rất kỹ tấm ảnh này, xác nhận đó là ảnh thật, tại vì mái chèo thuyền này không phải ai cũng thấy nó, vốn dĩ là truyền thuyết hư ảo, chỉ có hình ảnh vẽ lại trên sách kinh tạng phật, việc hắn có hay không vật này là một chuyện khác, chỉ có điều phía bên dưới còn có khắc thêm những dòng chữ rất nhỏ chưa định hình ra là gì. Dịp này anh cũng muốn cho con gái nuôi của anh theo cùng, với kiến thức của Ngư Nhi, có thể giúp ích cho hai thầy trò anh.”

Ngư Nhi cười vui như bắt được vàng nói: “Hihi... Cuối cùng cũng được đi chơi rồi, Papa cho con đi nhé?”

Hắc Công âu yếm nhìn con gái nói: “Con chỉ có đợi nghe đi chơi là vui thôi... Con gái cũng vất vả từ lúc về Việt Nam, lo công việc cho cửa hàng chưa được đi đâu xa. Hôm nay Papa cho con đi đấy. Nhớ mọi việc đều nghe lời cha Bảo Sơn, không tự tiện hành động theo bản năng của mình đấy”

An Nam tỏ vẻ anh hùng đứng vỗ ngực nói: “Ông yên tâm. Là thân nam nhi tôi sẽ bảo vệ cô ấy chu toàn ...”

Ngư Nhi liếc ánh mắt nhìn An Nam đáp: “Không biết ai bảo vệ ai nhé! Nè công tử bột, ráng mà lo giữ tấm thân của mình trước đi...”

Chỉ thấy hai người Bảo Sơn và Hắc Công cười to: “Chắc cậu không biết đó thôi, ngoài thông minh ra, Ngư Nhi là một tay bắn cung cự phách, đã từng trong đội tuyển quốc gia đấy nhé. Ngoài ra còn phóng phi tiêu cực chuẩn cách xa 20m không bao giờ trật... Cậu cẩn thận.”

Vừa nói xong, một tia sáng sắc lạnh bay ngan, trượt mang tai An Nam, nghe xé gió, một mũi phi tiêu bạc lao cắm phập vào tấm gương đồng sau lưng. An Nam mới hoảng hốt, thì ra chiếc phi tiêu kia là của Ngư Nhi phi trong tay ra để minh chứng cho câu nói của nàng chăng.

Khác xa với khí hậu oi bức của Miền Nam, Miền Bắc vào tiết mùa thu thật dễ chịu. Phố Kim Ngưu hôm nay có ba vị khách từ miền Nam ra, cả ba đang ngồi trong tiền sảnh một khách sạn gần bờ sông Kim Ngưu. Một chốc sau có một gã, đầu trọc bóng lộn, dáng gầy còm, đeo cặp kính đen bước vào dáo dác tìm kiếm xung quanh. Rồi chẳng phải tìm lâu, Ngư Nhi nhìn nhận ra ngay là Huy “chùa” nên giơ tay lên ngầm nhận ra người quen, ngoắc tay gọi hắn lại. Hắn bước lại gần đưa bàn tay ra cúi đầu, bắt lấy tay từng người theo phép xã giao, đến tay Ngư Nhi hắn nắm lấy tay mãi không chịu buông, Ngư Nhi trừng mắt nhìn, gã mới buông tay cười cười nói: “Lâu ngày mới gặp người đẹp, cầm tay lấy tí hơi. Mà cô em khó khăn với anh thế?”

Rồi quay sang nói với Bảo Sơn: “Dạ vâng... con chào chú. Chắc chú đây là giáo sư Bảo Sơn Nghe qua “chị” Hắc Công biết chú là một người cũng có tiếng tăm trong giới cổ vật. Nên cháu có làm món “gà đất” (tiếng lóng là cổ vật quý) muốn chú xem qua.Tiện thể nơi này... hà hà... tai vách mạch rừng, thôi thì mời mọi người về nhà cháu cho thuận tiện trao đổi...”

Biết là gặp đúng người, cả ba theo chân hắn lên một chiếc ô tô BMW màu đen bên ngoài, xe chạy ngoằn ngoèo qua mấy con phố, chui tọt vào một con hẻm nhỏ, cuối cùng dừng lại trước cổng một ngôi nhà bề thế. Trước cửa có treo một tấm bảng tên hiệu bằng gỗ giả đồng nữa ta nữa tây “Ma Ru Tâm Hải”, thoáng nhìn qua cũng dễ nhận biết là một nơi kinh doanh cổ vật.

Khác xa với Sài Thành, dân buôn bán cổ vật tại Hà Thành luôn xem trọng bộ mặt bên ngoài. Cửa hàng càng to càng chứng tỏ đẳng cấp và vị thế của người chủ buôn cổ vật tại nơi này.Vừa bước qua cánh cổng lớn, lập tức cánh cửa được đóng lại, phía trong là một gian nhà ba gian theo lối truyền thống miền Bắc.

Trước cửa nhà ngay bậc tam cấp, đập vào mắt là hai con vật bằng đá hình dáng kì lạ to lớn, xem kỹ lại thì ra là hai con chó đá tạc theo kiểu cách điệu nằm hai bên. Ngư Nhi thấy vậy chặc lưỡi lắc đầu nói: “Thời này ai lại trưng tượng chó đá trước nhà, phải là Long, Lân mới ra vẻ một đại gia chứ?”

Nghe vậy Bảo Sơn nói: “Con gái ah!... Nó đích thực là con chó đá thời nhà Lý, như phải chính xác gọi là con Nghê mới đúng...”

An Nam nghe vậy giải thích: “Trong đời sống thường ngày của người dân nước Việt, hai con vật được coi như những người bạn thân thiết, gần gũi và quan trọng nhất là con Trâu và con Chó. Trâu để cày ruộng, giúp sản xuất lúa gạo. Chó để giữ nhà, phòng kẻ gian, tránh thú dữ. Về đời sống tinh thần thì người ta cũng cần một Linh vật để chống lại các thế lực tà ma ác quỷ. Nên con Chó đá được dựng lên vậy. Trước cổng đình làng bao giờ cũng có một con chó đá để bảo vệ cả làng, ngoài ra trước cửa nhà cũng thường có chó đá ngồi trước canh giữ cho gia chủ. Những con chó đá này hình dạng cũng không cố định, thường cao khoảng từ nửa thước tới một thước, những tảng đá được chọn lựa kỹ càng sau đó được khắc đẽo với những chi tiết oai vệ, đầu chó, mặt chó đầy những nét oai nghiêm, theo năm tháng nên chó đá hoá linh. Vì linh thiêng như thế, nên được gọi là con Nghê. Trong những thế kỷ Bắc thuộc, khi người Trung Hoa làm đủ mọi cách để hủy diệt văn hoá Việt Nam, như tịch thu, hủy diệt và cấm làm chó đá.Trong các cung điện ở Huế, con Nghê không được dùng và đã bị con Lân Long của Tàu thay thế. Các lư trầm bằng đồng với hình tượng con Lân trên nắp trở nên phổ biến. Các nhà trưởng giả a dua đua theo triều đình, chuộng các linh tượng Trung Quốc. Kỹ nghệ đồ gốm, đồ đá làm ra con linh vật Việt thì dần tàn lụi, con Nghê chỉ còn sót lại trong những bàn thờ cổ ở chốn thôn quê miền Bắc. Đau đớn thay đó là tinh thần nô lệ Bắc phương...”

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK