Đối với giáo sư Bảo Sơn đây là việc quá đơn giản cho ông, từ miền Nam xa xôi lên đây là muốn thu mua cổ vật, chí ít cũng là một món đồ truyền kỳ nào đó, chứ không phải là cái máy giám định làm trò mua vui cho người ta. Suy nghĩ có chút bực tức trong lòng, bao nhiêu công việc đang đợi ở nhà, đến nghỉ ngơi cũng ko có thời gian, muốn cho mình ra tận nơi xa xôi hẻo lánh này, thì ra chỉ là để xem một chiếc Sanh đồng này thôi sao.
Chưa kịp lên tiếng hỏi, đã thấy gã Đinh Tam đi nhanh vào căn phòng bên trong, chốc sau đi ra cầm trên tay một chiếc hộp gỗ khoảng hai gang tay người lớn, trên nắp hộp chạm hình rồng, dễ dàng nhận ra đây là gỗ Hoàng Đàn chất liệu gỗ không lẫn vào đâu được. Hoàng Đàn là một loại gỗ quý trong danh mục Nhị thập mộc hương việt nam, tức là trong 20 loại gỗ quý có hương thơm, riêng Hoàng Đàn có công dụng riêng, không thua kém Trầm Hương, có loại gỗ này trong nhà những con vật như Gián, Nhện, Chuột khi nghe mùi hương lập tức tránh xa, loại gỗ này mềm và dễ thao tác chạm trổ thành những món đồ tinh xảo, có nơi còn dùng mùi thơm tự nhiên của gỗ này để sản xuất nước hoa. Giá trị kinh tế rất cao, chính vì thế có những nơi đã cố ý làm giả nó, bằng cách lấy gỗ Trâm đỏ, tẩm màu và mùi hương cho giống với Hoàng Đàn, như chỉ qua mắt người không chuyên, nếu nhìn kỹ mặt cắt ngang sẽ có một lớp màng trắng trong, mà dân trong nghề gọi là “tuyết man”, thì sẽ nhận biết được hàng thật giả.
Giờ trên mặt bàn là chiếc hộp gỗ thơm Hoàng Đàn, gã Đinh Tam mở nắp hộp, bên trong dần lộ ra một cái Ấn cao hơn 1 tấc vuông vức, núm ấn được chạm khắc một con Nghê trong tư thế bốn chân quỳ xuống, toàn bộ Ấn bằng đồng đen, sau đó gã đưa tay lấy đặt nhẹ nhàng lên mặt bàn, ánh mắt Bảo Sơn khi trông thấy vật kia thì không thể dứt ra được, nuốt nước miếng ừng ực. Đây là một chiếc Ấn vật đồng đen, bên dưới đế vuông có khắc những chữ Triện, trên có tạc một cổ thú như, Long, Lân, Quy, Nghê. Phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng đã phát triển Ấn Triện từ thời xa xưa. Khi giấy và mực được phát minh ra thì Ấn được sử dụng đặc biệt trong chốn quan trường. Đế vương khi xuất hành mệnh lệnh, sử dụng chiếc Ấn thay cho uy quyền và chứng thực đích thân hoàng thượng ban hành. Thường Ấn của vua được làm tinh xảo và cầu kỳ từ chất liệu hiếm và giá trị liên thành ví như ngọc xanh, lục bảo, vàng, ngà voi. Theo mô thức này các quan lại trong triều đình cũng dùng Ấn cho riêng mình như chất liệu có phần ít giá trị hơn như gỗ quý, bạc, đồng hoặc ngọc bình thường.
Gã Đinh Tam tay cầm chiếc khăn mịn vừa lau chiếc Ấn Triện vừa nói với Bảo Sơn: “Ông anh đây chắc là biết về nó, hôm nay bọn tôi muốn mời ông anh lên đây chính là vì việc này. Ấn Triện này là tôi có được từ một người thân trong gia đình, vật này nghe đâu là của một vị Quan Lang chức sắc cao nhất của chính gia tộc họ Đinh tôi chính thức truyền lại. Mà nói thật tôi cũng tìm nhiều người xem qua rồi, chỉ biết đây là một Ấn Triện thời nhà Đinh khi còn cai quản bảy xã xứ Mường có được. Ngoài ra không hiểu những ký tự cổ chạm khắc bên trên là gì.”
Rồi gã đặt chiếc Ấn Triện xuống bàn nói tiếp: “Có một câu chuyện kinh khủng về chiếc Ấn này. Đó là một người “thỏ lặn” (tiếng lóng dành cho bọn mộ tặc), tên là Chương “đầu đất” gọi hắn vậy không phải là hắn ngu dốt, mà là theo lời người ta nói hắn là con cháu thuộc gia đình nhiều đời làm thầy xem phong thủy, nên ít nhiều xem thế đất, định huyệt tìm mộ cực chuẩn nên gọi hắn là “đầu đất”. Một người nhiều lần ra vào thung lũng Đống Thếch săn đồ cổ mộ, như đi chợ, “đầu đất” không ít lần trúng những mẻ đồ tùy táng lớn trong cổ mộ, thu được hàng tỷ đồng, nên ăn quen.
Trong một lần vào một ngôi mộ đá được xem lớn nhất trong thung lũng Đống Thếch, hắn mang theo hơn mười mấy nhân công cùng máy đào máy xúc đất, đào lên được một quan tài bằng gỗ tràm đen nguyên khối, có chạm trổ hoa văn nhũ vàng, kỳ lạ là bên trong không có một thi thể nào mà lại thấy có một cái ấn Triện đồng đen này, và đồ bồi táng bên trong, sau khi vơ vét thì trời cũng đã sụp tối, hắn cho chất hết đồ lên xe, dự tính sáng mai sẽ đem về.
Đến sáng hôm sau, người dân xung quanh chỉ thấy khói trắng bốc lên, tàn dư từ đống lửa bọn người kia sưởi ấm đêm qua còn lại, xe nông cụ, máy móc vẫn còn đó, mà tất cả nhân công biến mất không một vết tích, chỉ thấy còn lại một mình gã Chương “đầu đất” ôm cái Ấn Triện đồng trong lòng, ánh mắt ngây dại, nói năng lảm nhảm.
Người nhà đem về chữa trị, giờ thì hắn mới đích thực trở thành là “đầu đất” theo đúng nghĩa đen. Hắn khi tỉnh khi mê, đôi khi tếu táo kể lại rằng “Đêm khuya hôm ấy, cả đoàn vừa ăn uống nhậu nhẹt ăn mừng xong, tiệc rượu còn chưa tàn, thì bỗng đâu có những cơn gió lạnh kéo đến mang theo một mùi tanh tưởi như là máu tươi, cả đám không hẹn mà cùng nhau ói đến xanh cả mặt, trong màn sương tĩnh lặng, gió thổi nhè nhẹ hắn bắt gặp một đoàn người ngựa mặt trang phục quan quân triều Lý, quân lính rất đông tay cầm gương giáo như vừa trải qua cơn chiến loạn trở về, lướt đi trong gió lạnh, đến nơi đám người trộm mộ của hắn, tấc cả quân lính cầm gương giáo xong đến, lạ thay đám nhân công như người mất hết sinh khí, tấc cả thân mình đều mềm oặt ra như cọng bún, không chút phản ứng, sau đó đám lính bắt hết nhân công đi mất, hắn cũng lờ mờ nhận ra đây là những hồn ma oán khí nhiều năm, tay chân hắn lạnh ngắt tê cứng như đóng băng, ở không được chạy cũng không xong chỉ còn nhắm mắt chờ chết, không hiểu sao khi màng sương tan đi, hắn nhận thấy chỉ còn có mỗi mình còn sống, nghĩ nhờ có chiếc Ấn Triện đồng đen trong người nên không bị đám âm hồn tướng lĩnh kia bắt đi”.
Khi về nhà hắn ta cứ ru rú ôm lấy chiếc Ấn Triện trong lòng không đưa cho ai, suốt ngày ở trong phòng riêng đóng kín cửa không ra ngoài. Sau đó chẳng bao lâu sau, vào một buổi sáng người làm công trong nhà thấy xác hắn chết trong phòng, trong tư thế quỳ xuống đất theo kiểu lạy tạ ơn, ánh mắt trắng dã, trên miệng còn nở một nụ cười ma quái, hai bên khóe miệng sùi lên những bọt nước màu đen tanh hôi chảy xuống nền nhà, thân thể cứng như đá, đến mức những người thực hiện tang lễ không tài nào kéo giãn ra được, lúc chôn cất cũng làm một cổ quan tài vuông quái lạ.
Sau sự việc quái đản đó Ấn Triện này không biết hà cớ gì đến tay chú tôi, thời gian sau không biết lời đồn là có thật không, mà gia đình chú tôi khi ấy đang làm ăn phát tài rồi bỗng dưng ngày càng lụn bại, rồi cũng chết bất đắc kỳ tử, tư thế thi thể lúc chết nghe kể lại cũng y hệt như gã họ Chương “đầu đất” trước đó, tôi thì không tin đó là sự thật, bởi chú tôi tiền sử cũng là một con nghiện thuốc phiện nặng, tôi nghĩ là do bị sốc thuốc mà chết. Sau đó không ai trong nhà dám đụng đến chiếc Ấn Triện đồng đen này, sau đó tôi nài nỉ nên gia đình chú mới đưa lại cho tôi. Vài hôm trước tôi có nhờ người đẹp Hắc Công đây quen biết ai, am hiểu về lĩnh vực này nói cho tôi biết, Ấn Triện này là gì ?... nguồn gốc xuất xứ... nếu được tôi sẽ trả công hậu hĩnh...”
Chỉ thấy Hắc Công, đưa bờ môi xám ngắt vì khói thuốc lá, cho dù cho có tô son trét phấn cả tấn cũng không làm giấu đi gương mặt còn vương nét góc cạnh đàn ông của mình nói: “Anh yên tâm... giáo sư Bảo Sơn mà không nhận ra, em tin không còn ai trên đất Việt Nam này biết được. đâu .”
Nói xong cầm chiếc Ấn Triện đồng đen đưa cho Bảo Sơn. Cầm chiếc Ấn trên tay, giờ mới được xem rõ ràng. Ấn bằng đồng đen cầm rất nặng tay, luồn hơi lạnh giá từ nó phát ra như một cục băng, nằm bên trên là một con Nghê, xung quanh chân đế là những ký tự cổ theo kiểu thư pháp. Giáo sư Bảo Sơn nhìn tới nhìn lui, đưa lên mũi ngửi, còn lấy lưỡi liếm. Nếu như người không phải trong nghề giám định cổ vật thì xem đây là một hành động kì lạ, nhưng đối với hai người Hắc Công và Đinh Tam thì không xa lạ với mấy hành động được xem là thường ngày diễn ra trước mắt, trong những cuộc trao đổi mua bán cổ vật này.
Trong giám định cổ vật, ngoài sử dụng nhãn lực, thì một chuyên gia phải dùng đến khứu giác và xúc giác để giám định, ví như ngửi để xem mùi hăng hắc từ các chất liệu của cổ vật để xem mùi thời gian, cảm nhận độ ẩm mốc, vật có thể làm giả thì cũng không bao giờ ướp được hương vị thay thế dòng thời gian.
Dùng lưỡi để nếm xem độ mặn chát hay đắng chua, người ta thường nói đầu lưỡi là nơi hội tụ cảm giác nhiều nhất, nếu cổ vật giả có hóa chất sẽ sản sinh ra độ chì tê tê đầu lưỡi ngay tức khắc.
Sau đó là tính logic cái này thì phải dùng đến kiến thức nhất định về lịch sử và các đời vua, để xem xuất xứ của cổ vật, xuất phát từ thường dân hay những bậc thầy luyện kim trong cung đình, mà phán đoán niên đại.
Giáo sư Bảo Sơn xem xong đặt xuống bàn rồi nói: “Đây chính xác là Ấn Triện bằng đồng đen, núm Ấn này là một con vật đầu chó, thân sư tử, chân có năm móng hình dáng mà dân gian gọi là con Nghê, là Ấn Triện từ thời nhà Lý. Ấn Triện này được đúc dành riêng cho chức sắc cao trong triều, trên đầu con Nghê ngay phần trán có khắc chữ Đinh Công, phía dưới đáy có khắc “Phụng mệnh tuần phủ Quốc Oai Đô Đốc – Hồng thuận thiên niên bái tế công Ấn”, chính xác là Ấn Triện của gia tộc họ Đinh Công, theo tôi không lầm thì đây là Ấn của Đinh Công Kỷ. Có một điều lạ là phía dưới thân có thêm một dòng chữ nhỏ, mà hiện tại tôi chưa dịch ra đúng nghĩa cần phải xem xét lại thêm, như qua phán đoán ban đầu là một chỉ dẫn đến một cái hang bí mật nào đó mang tên ...”Bạch Tuyết”. Còn lạ nữa là chiếc Ấn Triện này phần đáy khác thường không giống với những chiếc Ấn thông thường, có nghĩa là thay vì khi ấn xuống chứng từ người ta thường cầm núm Ấn, nhấn phần đáy có khắc chữ Triện xuống mực lấy dấu, đống ấn. Còn khi này phần đáy Ấn Triện lại tạc theo thế cầm nắm, đây là đồng đen chất liệu rất khó bào mòn theo năm tháng, mà nhìn sơ qua giống dùng làm tay nắm, vậy phần thân con Nghê này nếu nhìn ngược thì giống một cái chìa khóa hay đại loại thế, được sử dụng vào đâu thì tôi cần phải xem lại.”
Trước vẻ mặt sững sờ của Đinh Tam, Bảo Sơn nói tiếp: “Có thể đây chính là chìa khóa cho một cánh cửa bí mật nào đó. Nếu được, anh đây cho tôi mang chiếc Ấn Triện này về phòng xem lại, có phát hiện điều gì sáng mai chúng ta sẽ ngồi lại bàn tính tiếp...”
Hắn nghe xong lời Bảo sơn nói, thay vì lo lắng bị lấy mất cổ vật, thì lại như bắt được vàng. Ở nơi kín cổng cao tường, bên ngoài hơn hai mươi đàn em canh gác, thì dù Bảo Sơn có dụng ý xấu nhân lúc hắn ngủ say trộm lấy Ấn Triện đồng, nếu có cánh cũng khó lòng thoát khỏi nơi này, nên gã tự tin nói: “Không sao... hà hà... không có gì quan ngại, giáo sư đây đã nói thế, thì tôi đây đâu có gì phải phân vân... giờ cũng đã chiều tối, hai người từ xa đến xem ra cũng khá mệt mỏi rồi, để tôi cho bọn nhỏ sắp xếp phòng cho giáo sư và Hắc Công đây nghỉ ngơi, sau đó mời hai người dùng với anh em tôi bữa tiệc nhỏ...”
Thực ra gã Đinh Tam nghe Bảo Sơn giải thích từ nãy giờ mà như uống phải ngụm khí lạnh, trong đầu tự dưng nhớ ra nhiều chuyện trước đây, có lần gã nghe cha ông mình kể về một kho báu mang tên Bạch Tuyết.