• Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Một gáo nước lạnh như băng tạt thẳng vào mặt giáo sư Bảo Sơn và An Nam. Hai người từ từ mở mắt ra, cảm thấy toàn thân ê ẩm đau buốt, tay chân bị trói chặt ra phía sau bằng dây thừng vào một trụ đá to lớn nằm giữa hầm mộ. Trước mặt là một nhóm bốn người, nhìn sơ qua cách ăn mặc giống như những dân tộc Chăm Pa xưa. Một gã tướng to như bò mộng râu dài chạm đến rốn, lấy cánh tay nặng nề vỗ vào vai giáo sư Bảo Sơn rồi nói: “Thật là to gan, cả hai người dám vào đến đây, chẳng những phá nắp mộ bia, mà dám cướp luôn Kim Nhi của Cung phi nương nương... Nếu bọn ta không phát hiện ra bọn mày, không biết chừng mộ đạo của cả cơ đồ Chiêm Thành sẽ tan nát vào tay các ngươi”

An Nam dù đau đớn vẫn cười to: “Gì mà cơ đồ Chiêm với chả Thành, các ông biết giờ là thời đại nào không? Dân tộc Chiêm Thành đã trở thành quá khứ biến mất cách đây hơn 300 năm. Bây giờ là nước Việt Nam. “

Một gã to lớn hơn giận dữ chạy tới túm lấy cổ áo An Nam nghiến răng nói: “Nhưng chính bọn bây đã cướp đất nước bọn tao, đẩy dân tộc bọn tao vào vùng quên lãng của lịch sử, một dân tộc Chiêm Thành kiêu hùng ngàn năm đã bị xóa sổ bởi lòng tham không đáy của bọn bây ..?”

An Nam nhìn hắn bình thản nói: “Chỉ có các ông suy nghĩ là cướp, chứ thật ra thời gian đã chứng minh, lịch sử được viết trên lý lẽ của kẻ chiến thắng. Một quốc gia nhược tiểu sẽ được thay thế bằng một quốc gia hùng mạnh hơn. Đất nước tôi cũng nồi da xáo thịt, trải qua bao nhiêu sóng gió, để có ngày hôm nay các bậc tiền nhân đã đổ không ít xương máu để trở thành một quốc gia độc lập... Đó là một quy luật bất biến không thể thay đổi...”

“... Thật là cuồng ngôn...” một giọng nói trầm đục cất lên, một lão già đầu bạc trắng, người nhỏ thó, trên cánh tay có những hình xăm chi chít những hoa văn Chăm pa cổ, tay cầm một cây gậy bằng đá chống mạnh xuống đất, ánh nhìn như xoáy vào hai thầy trò An Nam. Rồi hắn nói tiếp: “Nỗi đau mất nước mấy trăm năm qua bọn ta đã nằm gai nếm mật, chỉ đợi có ngày phục hận... Hahaha!! Rồi bọn cướp nước bọn bây chống mắt lên mà xem. Chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, khi đại cuộc đã sắp xếp xong, xem ra đã đến lúc bọn ta thay mặt lời truyền lại của tổ tiên Chiêm Thành, trả mối hận trăm năm này, lấy lại những gì đã mất. Lúc đó xem ai mới là kẻ chiến thắng .”

Giáo sư Bảo Sơn giờ mới cất tiếng nói mệt nhọc: “Thì ra các ông là hậu duệ của Chiêm Thành, ngày qua ngày vẫn âm thầm ở dưới địa mồ giả tạm này mưu đồ phục quốc. Khi xưa trước khi mặt nước Hồ Tây đã ngập như ngày hôm nay, các người đã xây dựng cho mình một hang động ngầm bí mật nằm bên dưới lòng hồ, che mắt bằng những ngôi cổ mộ. Nếu tôi không tính nhằm qua trang phục Xà Rông đỏ thêu hình thần nữ Asalam thì các người đây là gia tộc họ Ốc Nha Đan, gia tộc cuối cùng của vương triều Chăm pa?”

Lão già đầu bạc, tay cầm gậy kia chính là tộc trưởng, không biết tên gì chỉ nghe bọn thuộc hạ kia gọi là Nùng tiên sinh, hắn nhìn vào giáo sư Bảo Sơn ánh mắt sắc lạnh nói: “Ông là ai mà xem ra rất hiểu biết về bọn ta?. Trước khi chết cho ta biết tên tuổi đặng sau này ghi vào bia mộ...”

Giáo sư cười nhẹ nói với hắn: “Ta đây thân cô thế cô, từ khi dấn thân vào con đường này thì đã không sợ đến cái chết nếu sợ thì đã không làm. Ta tên Huỳnh Bảo Sơn, cựu giáo sư văn hóa dân gian, nhà khảo cổ, chuyên gia giám định cổ vật... Nếu có chết tại nơi này thì nhớ để tên ta trên mộ bia là “Người đi tìm huyền sử, cổ vật quốc gia, đam mê chưa thành mà ra đi”... không cần đề tên họ. Chỉ bấy nhiêu là đủ, cái tên chỉ là hư vô, một mai sẽ mất đi không ai nhớ... cảm ơn ông trước”

An Nam cất giọng cười lớn: “Còn ta đây... ghi mộ bia trắng là được, tên không rõ, người thân không nhớ, xuất thân ở đâu nên không cần phải bận tâm... hahaha !!...”

Lão Nùng tiên sinh đưa tay vuốt chòm râu nhỏ dưới cằm, nhìn giáo sư nhếch mép cười: “Thì ra là vậy, hỏi làm sao ông lại hiểu biết về chúng tôi nhiều như vậy. Xem ra cũng khẩu khí lắm, ta thật sự nể trọng những người yêu nước như ông, nhưng xem ra số phận ông và thằng nhóc này cũng đã đến ngày tận... thật đáng tiếc...”

Vậy thân thế của nhóm người Chiêm Thành này là sao?. Ốc Nha Đan là gia tộc như thế nào? Trở về lại thời gian trước đây theo tương truyền có một gia tộc cuối thời Chiêm Thành. Ốc Nha Đát thuộc vương triều thứ 14 của Chăm pa, khi này đã thuộc hàng vương tộc đã nhiều lần đem quân đi chinh phạt triều Nguyễn mấy phen lao đao, quân lính chết hơn vạn quân còn đả bại câu thương hơn thập tam đại tướng quân của vương triều họ Nguyễn.

Thế cho nên vì lo sợ thế lực quân Chiêm Thành ngày càng lớn mạnh nên Chúa Nguyễn khi ấy là Nguyễn Phúc Chu phải cầu hòa với quân đội Chăm pa, cho phép lập Trấn vương Thành, phong Kế Bá Tử làm Trấn Vương, cai trị Thuận Thành Dân (người Chăm và các dân tộc miền núi Cực Nam Trung Bộ - Nam Tây Nguyên – Đông Nam Bộ).

Sở dĩ quân Chiêm hùng mạnh khi ấy ngoài quân lực mạnh mà còn được sự hỗ trợ từ một pháp sư người Mãn Thanh là Nùng Tôn Phúc, Nùng Tôn Phúc truyền thuyết là một con rắn tinh tu luyện nhiều năm, sau đó hiện thân là một pháp sư luyện huyền thuật trên núi Côn Luân bên phương Bắc nhiều năm. Hắn ta có phép thu phục linh thú, sau lại hóa thành nhiều loại hình dạng mãnh thú, nên biến thân linh hoạt, thực hiện tà ảo làm u mê lòng người. Kết hợp cùng gia tộc Ốc Nha Đát, ý đồ tách khỏi sự ràng buộc của Thiên Triều phương Bắc. Sau đó chiếm cứ vùng Chân Lập thành vương quốc riêng mình.

Vùng đất Chân Lạp phù nam, là một vùng đất nằm gần miền trung và nam Lào giáp với vùng đông bắc Thái Lan ngày nay. Ngưu tầm ngưu mã tầm mã, Nùng Tôn Phúc gặp được gia tộc Ốc Nha Đát như cá gặp nước, đủ tài lực để thực hiện mưu đồ cùng nhau xây dựng vương triều Chiêm Thành hùng mạnh. Nếu thành lập vương triều riêng tại đây thì sẽ có hai lợi thế, một là cách xa sự quản lý của Thiên Triều phương Bắc; hai là có thể phối hợp với phương Bắc tạo thành thế gọng kìm mà siết chết nước Đại Việt.

Nhưng muốn chiếm lấy Đại Việt cũng không hề dễ dàng cho y, đàng “Trong” triều Nguyễn còn non trẻ thì yếu thế không thể là mối nguy hại, như đàng “Ngoài” là triều Lý thì rất hùng mạnh, đã nhiều lần làm cho Chiêm Thành phải mang nỗi quốc nhục khó quên. Triều Lý lại có những tàn long ngọa hổ bảo vệ nên khó lòng thay đổi cục diện, thế là bọn chúng bày mưu tính ra một kế sách phản gián hòng làm suy yếu khả năng bảo vệ vương triều nhà Lý, trong đó mục tiêu hướng đến là Thái Sư Lê Văn Thịnh là người thân cận và được sự tín nhiệm của vua Lý Nhân Tông.

Tương truyền Lê Văn Thịnh là người làng Đông Cứu, nay là thôn Bảo Tháp, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Cha mẹ ông là rất người nhân từ, thường giúp đỡ tất cả những ai có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn. Cha ông vốn là một thầy đồ vừa dạy học vừa kiêm luôn nghề y dược bốc thuốc trong làng và ngay từ còn nhỏ, Lê Văn Thịnh đã được cha mẹ dạy dỗ cẩn thận.

Từ lúc còn nhỏ, cậu bé Văn Thịnh nổi tiếng rất thông minh, học đâu nhớ đấy và nhớ rất dai. Ông rất chăm học, trong khi chúng bạn cùng trang lứa tung tăng chơi đùa thì ông thường chong đèn đọc sách đến khuya, mẹ phải giục nhiều lần mới đi ngủ. Nhờ chuyên cần như thế nên năm mười ba tuổi, Lê Văn Thịnh đã nổi tiếng là người thông minh kinh sử, hiểu biết rộng. Mọi người trong vùng và bạn bè gọi ông là thần đồng. Ông được xem là người đầu tiên đỗ đầu khoa thi, được tôn vinh là Trạng nguyên Khai khoa và được bổ nhiệm làm chức Thị Lang Bộ Binh, phụ trách “Hầu học vương” tức là dạy học cho vua Lý Nhân Tông khi này vua mới 9 tuổi.

Vua Lý Nhân Tông vì thấy tài năng hùng biện xuất chúng, cử ông đến trại Vĩnh Bình, biên giới Việt Trung (thuộc Cao Bằng ngày nay) để giải quyết vấn đề ranh giới giữa hai nước. Với tài ngoại giao xuất sắc của ông, nhà Tống đã phải trả lại toàn bộ lãnh thổ đã chiếm đóng. Đồng thời Lê Văn Thịnh còn được Triều Tống ban chức Long Đồ Đãi Chế.

Lê Văn Thịnh là người tài cao, đức trọng, có nhiều công lao với đất nước, nên được triều đình nhà Lý thăng chức Thái Sư, là chức vụ cao nhất trong triều, đã bao lần hiến kế dẹp tan quân Chiêm Thành quấy phá. Thấy vậy nên Nùng Tôn Phúc đã giả trang thành một gia nô thân cận trà trộn trong phủ Thái sư, rồi hằng ngày dùng nhiếp hồn thuật làm u mê Lê Văn Thịnh, làm nên trọng án hồ Dâm Đàn mà những lời tranh cãi còn cho đến tận ngày nay.

Hồ Tây xưa kia từ thời nhà Lý- Trần quanh năm mây mù thâm u trên mặt hồ, nên có tên gọi hồ Dâm Đàn .

Một hôm nhân lúc trời đẹp gió mát, vua Nhân Tông ngự ra Hồ Dâm Đàm xem cảnh ngắm cá. Thuyền rồng ung dung, mái chèo khoan nhặt, lượn chơi trên hồ rất an bình vui vẻ. Bỗng nhiên thấy ven hồ mây đen từ đâu kéo đến phủ kín trên mặt hồ mù mịt, đứng gần đối diện không trông thấy nhau. Nghe trong gió lạnh, văng vẳng tiếng khua mái chèo vùn vụt lướt đến bên mạn thuyền rồng, trong đám mây đen đó thấp thoáng có một con Bạch hổ to lớn lông trắng vằn đen, đang há mồm nhe răng nanh gầm gừ thủ thế, muốn nhảy lên mạn thuyền mà nhằm vào nhà vua mà lấy mạng, vừa trông thấy thất kinh hồn vía. Thật may lúc bấy giờ, có một vị ngư phủ trên chiếc thuyền nhỏ đang vung lưới bắt cá trên hồ, trông thấy sự việc mới nói lớn: “Yêu nghiệt!!. giờ thì hiện hình rồi sao. Đừng hòng qua mặt ta... ta đợi mi từ lâu lắm rồi... La Hán Đả Yêu. A di đà Phật.”

Lập tức trong tay tung ra chiếc lưới vàng, trên có cột những lá phù trấn yêu bên trên, nhảy lên giữa khoảng không nhằm vào con mãnh hổ kia mà chụp xuống, Bạch hổ nhìn sang thì nhanh như chớp đã bị lưới phép cuốn quanh thân siết chặt, lông trắng của Bạch hổ cháy ngang dọc theo những sợi lưới phép, khói bốc lên khét lẹt... chỉ nghe một tiếng hét đau đớn vang lên, khi màn sương đen tan đi lại hóa ra là thái sư Lê Văn Thịnh. Giờ mọi người đều nhìn thấy trong khoan thuyền còn có thêm một con rắn nâu, mình rắn vảy to như cái bát con, đầu rồng hai mắt to hằn lên những tia máu đỏ nhìn rất dữ tợn, thấy Bạch hổ bị hóa giải một cách dễ dàng biết gặp phải chân nhân nên nhanh chóng trườn xuống mặt nước hồ Dâm Đàng mà biến mất. Bá quan văn võ trên thuyền rồng không khỏi một phen hoảng loạn. Nhà Vua nổi trận lôi đình, truyền quân lính lấy dây thừng trói Thái sư Lê Văn Thịnh lại, giam vào cũi gỗ.

Lúc này lão ngư phủ mới xuất hiện trước Long nhan. Thân hình cao lớn đầu trọc, râu dài trắng, đích thị là một nhà tu hành, mới cúi đầu cung cung kính kính nói với nhà vua: “Xin tha tội cho hạ thần, nghinh giá Long thân chậm trễ làm... ngài hoảng sợ. Hạ thần tên là Mục Thận tên húy là Thiêm Trì, là đệ tử chân truyền phật giáo Khánh Văn. Thật ra hạ thần đã theo ý chỉ của các Tổ, theo dấu con Xà Nhị Mao thành tinh này đã từ lâu, từ khi nó qua nước Chiêm Thành cùng gia tộc Ốc Nha mưu đoạt giang sơn Đại Việt ta. Nay nó dùng “nhiếp hồn thuật” hãm hại trung thần, do đó Thái sư chẳng may đã bị trúng tà pháp của xà tinh nên hóa hổ. Nay xin hoàng thượng tha tội cho Thái sư. Còn con rắn thành tinh kia, nếu ta không diệt trừ ắt sau này thành đại họa cho nhân gian...”

Vua Lý Nhân Tông mới truyền lệnh: “Nếu ngài nói vậy ta mong rằng lão cao nhân đây vì bách tính mà an đồ, vì sự an bình của nhân gian mà diệt trừ yêu quái xà tinh kia... Lệnh trong một tuần trăng tiêu diệt nó cho trẫm...”

Lão sư Mạc Thận cung tay nhận chiếu chỉ. Vào trung tuần tháng bảy âm lịch, nhân lúc trăng cao gió mờ, nhà sư lập một bàn tế lễ ngay tại bờ hồ Dâm Đàn, cờ phướn phù chú vàng đỏ giăng khắp nơi. Mạc Thận chuẩn bị thu phục yêu quái Xà Nhị Mao. Chẳng đợi lâu lập tức dưới lòng hồ cuộn sóng lớn tạo thành từng cột nước xoáy lên trên cao, âm phong thổi ngang dọc, mặt nước hồ Dâm Đàn khói sương giăng tỏ, làm mọi người trên bờ như uống phải làn gió lạnh đến thấu xương. Một cột nước xoáy quét lên bờ hồ làm những ai ko nhanh chân chạy bị cuốn vào, khi rơi xuống da thịt nát bét, máu ruột văng ra tứ phía chết không toàn thây. Lão sư tay cầm một chiếc Hồ lô ngọc bích bên trong có cấm một cành liễu, hét lớn: “Nay ta phụng mệnh Phật gia. Thu phục nhà ngươi, quả nghiệp đã đến giờ thì tự mình chịu lấy...

“Lòng Bi như sấm chớp.

Ý lành diệu tựa mây

Tuôn mưa nước Cam lộ

Dứt trừ lửa phiền não.

Sái Thủy Quán Thế Âm... A di đà phật... thu phục yêu nghiệt...”

Chỉ thấy một ánh sáng rực theo vòng hình cánh cung, cành liễu trong tay Mạc Thận vung ra. Cột nước oằn mình xuống mặt hồ hóa thành một con xà tinh to lớn thân nâu, đầu rồng trên cái đầu to của nó có hai chiếc râu dài nên được gọi là Xà Nhị Mao, tự dưng thân mình nó ngứa ngáy khó tả, lấy hàm răng sắc nhọn mà tự cắn vào thân mình, máu chảy đỏ thẫm cả mặt hồ, mùi hôi tanh tởm lượn bay xa khắp nơi. Lão sư Mục Thận lại quăng chiếc lưới phép túm lấy thân mình xà tinh lôi lên bờ, dán hai đạo bùa chữ “Vạn” bên trên, giờ tự dưng nó bị hóa đá hàm răng vẫn tự cắn vào thân mình không rời. Sau đó đem về chùa mà lập đền trấn giữ xuống, cho muôn đời nghe tiếng kinh kệ mà tu thân.

Vua Lý sau đó khen Mục Thận có đại công bảo hộ, phong ông làm Đô Uý Tướng Quân, quan lộ vài lần tới Phụ Quốc Tướng Quân. Ông mất, vua tặng chức Thái Uý, dựng từ đường và tạc tượng ông mà phụng sự.

Theo truyền tụng, đền thờ ông rất linh dị, có con Xà Nhị Mao ở trong lỗ cột đền, mỗi khi đến ngày sóc vọng có kỳ tế lễ, nó từ dưới đá tảng bò lên, khoanh tròn mà nằm, người dân vãng lai chẳng lấy gì làm kinh hãi, nhưng người nào mà có tà uế bước vào trong đền thì liền bị nó cắn chết. Đến sáng, nó lại chui xuống lỗ cột mà ở.

Lại nói về thái sư Lê Văn Thịnh do lập nhiều công trạng nên được vua Lý tha cho tội chết, như tội sống khó tha đày ải lên thượng lưu sông Thao. Chuyện đời nhân gian đồn thổi, tam sao thất bản không biết thực hư ra sao, chỉ nghe nhiều đời truyền tụng lại mà thành.

Lại nói về tình cảnh của hai thầy trò An Nam và Bảo Sơn như “ếch trong chum, cá bơi lọt lưới”. Mạng sống bị đe dọa bởi nhóm người gia tộc Ốc Nha Đát. Gã Nùng tiên sinh nhìn mấy gã đàn em nói: “Thôi không nhiều lời nữa, thật là chuyện tốt, tổ tiên hiển linh, hai người này nữa là đúng được vạn vong linh, giờ thì đại cuộc bọn ta sắp thành rồi. Tất cả bọn nhãi nhép người Việt Nam các ngươi sẽ chết hết, trả lại những gì vương triều Chiêm Thành vốn có.... hahaha”

Chỉ thấy hắn đứng trước quan tài vàng bắt ấn Chi thuật triệu hồn, hai cánh tay đưa lên thái dương trợn mắt cắn môi tứa máu. Đọc khẩu quyết: “Động tụ xứ thủy khuynh tà, âm hồn tổ diệt, thần vương xà mao... cấp cấp hiện hình...”

Một tiếng động rung chuyển hang mộ. Trong quan tài vàng, một tiếng gầm vang lên như tiếng thần chết từ địa phủ vang vọng kéo tới. Nắp quan tài bật tung, một thân hình to lớn ngồi bật dậy bước ra khỏi quan tài. Thân mình bọc một lớp vảy ánh màu nâu đỏ, đôi mắt hằn lên những tia máu. Nhìn vào gã Nùng tiên sinh, le chiếc lưỡi dài ngoằn tanh hôi liếm lên đầu gã, tỏ ý như hài lòng. Gã Nùng tiên sinh hai chân quỳ xuống nói: “Đa tạ thần xà chỉ báo, bọn nó bị chúng con phát hiện vào đây. Tự chui đầu vào rọ, nhưng những gì thần đã chỉ bảo, giờ hai người này nữa là đúng một vạn người. Và trong đó có một đứa là linh thần thú đã chuyển hóa, sẽ đủ hồn lực cho ngài thức tỉnh thần thức, hy vọng chúng con không làm ngài thất vọng...”

Thân hình to lớn kia bước lại gần hai thầy trò Bảo Sơn, trên vầng trán có một chữ Xà, giương đôi mắt ghê tởm như thôi miên vào hai người. Giờ trước mắt hai người đích thực là Xà Nhị Mao trong truyền thuyết lời đồn thổi là có thật sao?

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK