Có câu nói “Loạn thế Hoàng Kim, Thịnh thế Cổ Vật”
Phàm trong giới buôn cổ vật tại Việt Nam không ai biết đến câu nói lưu truyền trong giới “Hắc Bảo” là “Cổ vật dưới đất xem Miền Bắc, cổ vật trên đất xem Miền Nam” đó là ý cổ vật tại miền Bắc do có tính hình thành từ khởi sơ khai, đất Bắc trải qua vô số triều đại trải dài hơn ngàn năm, nên rất nhiều cổ vật quý giá ở khắp nơi chưa được khai phá hết, còn trong Miền Nam do đặc thù là phát triển kinh tế giao thương, nên cổ vật sau khi được phát hiện sẽ được bọn con buôn tập trung di chuyển vào miền Nam, nơi đây nhiều dân buôn, sẽ gia tăng giá trị gấp bội cho món cổ vật đó.
Hai thầy trò Bảo Sơn đặt chân xuống đất vùng đất hoa lệ Q6-Tp. HCM. Giữa trưa hè nóng như đổ lửa, thưởng thức món “đặc sản khói bụi” và kẹt xe của đất Sài Thành. Đến một dãy nhà cấp bốn xập xệ, mái ngói âm dương vảy cá đặc thù của kiến trúc thế kỷ 18 ngay giữa trung tâm thành phố, nơi đây giống như những mảnh ghép không hoàn hảo, giữa những khu chung cư, phố thị xa hoa nằm cách nhau chỉ một dãy phố. Đừng nhìn bề ngoài tồi tàn của nó như vậy mà bạn có thể bị đánh lừa, sở dĩ người dân nơi đây không phải không có điều kiện nâng cấp, mà có lý do riêng của nó. Thứ nhất là do phong thủy, đang làm ăn tốt họ không muốn tu sửa sợ phạm vào điều cấm kỵ, đánh mất vượng khí tốt ; thứ hai tuy là nhà cấp bốn nhìn cổ lỗ sĩ như vậy mà đánh giá thấp, nơi đây gọi là khu nhà đại gia ngầm, một ngôi nhà phố tại nơi này không dưới 50 tỷ, vì tất cả những khu nhà phố tại đây điều kinh doanh một loại mặt hàng hầu như chỉ dành cho giới thượng lưu đó chính là cổ vật.
Người bình thường đi vào con đường này như lạc vào một thế giới khác, nơi đây bày la liệt trong nhà ngoài cửa là hàng trăm, thậm chí hàng ngàn cơ man nào là những cổ vật từ khắp nơi trên đất nước Việt Nam, muôn hình vạn trạng hình như tụ tập hết về đây.
Trong số những cửa hàng chính thống buôn cổ vật có bảng hiệu đàng hoàng, còn có những con buôn nhỏ lẻ gọi là “Hắc phẩm”, không mặt bằng bến bãi, những “Hắc Phẩm” này chuyên lượn lờ ngoài đường, qua lại như đèn kéo quân, ánh mắt dáo dác tìm những “con mồi” tập tễnh bước vào con đường chơi cổ vật, hoặc những khách người nước ngoài muốn tìm mua cổ vật thuần Việt, rồi lập lừa đánh lận con đen, bán hàng “tàng phẩm” hoặc hàng giả cổ.
Thực ra dựa trên lý thuyết mà nói, những cổ vật này không có giá trị sử dụng, mà nó chỉ dựa trên sở thích của những người muốn sưu tầm, mà giá trị được nâng cao. Mức độ quý hiếm và niên đại của cổ vật giá trị tỉ lệ thuận với số tiền phải bỏ ra.
Hai thầy trò An Nam sau một hồi vất vả cũng đã đến trước một cửa hàng có tấm biển gỗ được sơn phết cầu kỳ mang tên “Bảo Công”, đã thấy bóng dáng quen thuộc của Hắc Công xuất hiện trước cửa chờ đợi, vẫn mái tóc uốn xoăn như sợi mì tôm, màu nắng cháy vàng, cười giả lã, ra dáng một ông chủ lớn, bước ra bắt lấy vai hai thầy trò Bảo Sơn nói: “Trời ơi ! Phải đợi lâu lắm mới gặp được hai người, vào đây... vào đây...”
Nói xong dẫn hai người bước vào cửa hàng. Phía bên trong rất nhiều món cổ vật từ Đông sang Tây, từ Âu sang Á, đồ sành sứ, đồ ngọc, đồ đồng các triều đại Đại Việt, hàng trăm món tinh xảo quý giá điều có tại nơi này, tuy khá nhiều đồ vật nhưng lại sắp xếp rất ngăn nắp, cái nào xem ra cũng có giá trị, sự chuyên nghiệp khác xa khung cảnh hỗn độn của bọn “Hắc Phẩm” bên ngoài kia.
Cả ba người vừa ngồi xuống, quay vào phía bên trong nhà Hắc công nói lớn: “Con gái cưng ơi... cha nuôi Bảo Sơn của con đến rồi nè, ra chào cha nuôi đi con.”
Ít phút sau từ bên trong bước ra một thiếu nữ độ khoảng đôi mươi nước da rám nắng, môi đỏ, tóc ngắn cá tính, nhìn rất có duyên, ấn tượng đập vào mắt An Nam là từ trên bờ vai đến cánh tay phải có xăm rất nhiều chữ Việt cổ, còn một cánh tay bên trái đỏ như máu. An Nam nhìn qua biết đây chính là Lạc Việt Cổ Thuật. Một chữ Việt cổ xem như đã thất truyền, hay nói một cách chính xác hơn là bị người phương Bắc cướp lấy một cách trắng trợn, vậy sự việc này là như thế nào?
Trong một cuốn sách về chữ viết cổ Việt Tuyệt Thư hay Việt Tuyệt ký (còn gọi là Việt Chép), một tài liệu thời Xuân Thu Chiến Quốc (770 – 480 trước Công Nguyên) tại nhà giáo sư Bảo Sơn, An Nam được xem qua có nói rằng.
Theo Sử Ký của Tư Mã Thiên (100 trước Công Nguyên). Nhờ vào những dòng chữ cổ Lạc Việt này mà Tư Mã Thiên và nhiều sử gia khác đã lấy nguồn liệu về Bách Việt Sử và các truyền thuyết khác đương thời, mà có thêm thông tin để hiểu về dòng Lạc Việt. Vậy cũng theo Việt Tuyệt Thư thì Tư Mã Thiên đã viết sử Trung Quốc bằng chữ khoa đẩu mà sau này người Trung Quốc gọi là chữ Hán. Tần Thủy Hoàng quy định dùng chữ khoa đẩu này để thống nhất hóa chữ viết và tiếng nói cho cả Trung Hoa cho đến nhà Hán.
Khi xuống phương Nam để dẹp tan cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Mã Viện đã nói tiếng Việt và viết chữ Việt. Sau khi dẹp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Mã Viện đã tịch thu ở đây Bộ Việt Luật bằng chữ vuông tượng hình. Sau đó Mã Viện đưa 300 gia đình quý tộc Việt đi an trí ở miền nam sông Dương Tử. Chữ Việt bị tiêu diệt trên danh nghĩa nhưng thật sự thì vẫn là chữ khoa đẩu nguyên vẹn và được sửa đổi. Những người Việt này buộc phải học chữ vuông tượng hình đặc thù Trung Hoa biến thể. Và chữ vuông lúc này được gọi là chữ Hán. Chữ vuông tượng hình của Lạc Việt không thay đổi, nhưng cái tên lại bị đổi thành chữ Hán.
Điều này cho thấy chữ Hán chính là chữ khoa đẩu, mà giai cấp thống trị bắt buộc mọi người dân gọi chữ thuần Việt là chữ Hán .
Sự phát hiện rất nhiều từ những di vật trong những khu khảo cổ, những vật dụng có khắc ghi dòng chữ khoa đẩu đặc thù của Lạc Việt, càng gia tăng minh chứng chữ viết là của người Lạc Việt ở Quảng Tây, có thể ví với cơn địa chấn trên lãnh thổ văn hóa cao siêu mà Trung Quốc cố dựng lên, đánh thẳng vào lòng tự trọng của lịch sử Trung Quốc thay đổi hoàn toàn quan niệm sai lạc mà người Tàu đã cố tạo dựng lên trên 3.000 năm lịch sử.
Đó là một ngọn sóng thần quét sạch ra biển Đông những lớp bụi mờ hư ảo bao phủ lịch sử rất thật của tộc Việt. Quá nhiều bằng chứng và quá rõ ràng là trước đây từ Hán, Tần, Xuân Thu Chiến Quốc, Chu, Thương, Hạ, Ngũ Đế, Tam Hoàng xa xưa, văn hóa chính là ngôn ngữ là chữ khoa đẩu Lạc Việt.”
Nói thêm chữ viết Việt tộc là chữ cổ nhất trên thế giới với niên đại có trên từ 12.000 năm đến 15.000 năm trước Công Nguyên. Đứng thứ hai là chữ viết cổ Sumérien (Lưỡng Hà hay Iraque hiện tại) với niên đại 3100 năm trước Công Nguyên. Còn chữ viết cổ Ai Cập xuất hiện ít lâu sau chữ Sumérien.
Vậy sự thật không thể chối cãi, chữ Hán (827 trước Công Nguyên) có nguồn gốc từ chữ khoa đẩu của dòng Lạc Việt. Hiện tại Hàn Lâm Viện Bắc Kinh cho dù cố gắng vô tư trong vấn đề giải quyết sự thật lịch sử “Chữ Hán hay Chữ Lạc Việt” mà không thể thay đổi sự thật quá rõ ràng này.
Vậy thì tại sao trên người cô gái này lại xăm nhiều chữ cổ Lạc Việt Cổ Thuật như vậy trên người, cánh tay trái kỳ lạ đỏ như máu kia là gì ?. Còn mãi suy nghĩ thắc mắc, An Nam đã nghe giáo sư Bảo Sơn lay vai giới thiệu về người con gái kia: “Àh... cũng quên giới thiệu với cậu về đứa con gái nuôi của tôi tên là Ngư Nhi còn có tên tiếng anh là LiZa. Cô con gái duy nhất của Hắc Công. Một chuyên gia giám định, nghiên cứu về chữ viết cổ. Từng du học bên Mỹ chuyên ngành ngôn ngữ cổ thuật.”
Cô gái tên Ngư Nhi liếc ánh mắt nhìn qua An Nam, rồi cúi đầu chào giáo sư Bảo Sơn: “Dạ con chào cha Bảo Sơn. Lâu rồi không gặp cha, thấy sức khỏe cha vẫn tốt còn rất mừng. Dạo gần đây nghe papa Hắc Công nói nhiều về An Nam, giờ con mới gặp mặt... chào anh trai “xinh gái”... haha” Nói xong quay sang cười tươi chào An Nam.
An Nam từ lúc nãy giờ, đang nhìn chăm chú vào những hình xăm trên cánh tay Ngư Nhi, nhưng ấn tượng hơn là gương mặt xinh đẹp của cô bé này rất thân quen, nhưng đã từng gặp mặt từ lâu, cố lục lọi trong ký ức mà mãi không nhớ ra, chợt nghe giọng cô bé chào, mới giật mình quay sang nói: “ah... Chào Ngư Nhi cô nương... An Nam tôi rất vui được gặp cô nương. Cho tại hạ mạn phép biết qua Ngư Nhi nghĩa là “Cá Con”, còn chẳng hay tên Li... LiZa là nghĩa là gì?. Piza có phải hay hơn không... hihi?”
Nghe xong cả ba người kia cùng cười to, cho sự pha trò của An Nam, riêng Ngư Nhi đã biết trước gã thanh niên bí ẩn An Nam này do Hắc Công có kể lại với mình những việc xảy ra tại xứ Mường Động, nên cũng không quá bất ngờ trước thần thái của người thanh niên có ngôn từ “nữa nạc nữa mở” nữa thời đại, nữa giống phim kiếm hiệp kia.
Còn tại sao Hắc Công vốn là một người đồng tính tại sao lại có con gái? Chuyện này An Nam trên đường đến đây đã được Bảo Sơn kể qua về cuộc sống trước đây của Hắc Công.