• Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Thật ra để nhận biết đồ giả đối với chuyên gia thì không quá khó. Cái khó là phải nói ra nó giả như thế nào, cách thức làm ra đồ giả cổ, bóc tách từng kỷ thuật chế tác, đó mới gọi là đẳng cấp. Bảo Sơn thừa biết bà mù “Minh Sư” này muốn mình chứng tỏ sự hiểu biết của mình nên không ngại thực hiện. Bảo Sơn lấy búa lại gõ vào hai cái đầu phật, xong dùng tay cạo cạo lớp gỉ trên đầu tượng, xong lấy tay đẩy cái đầu Phật bên phải ra xa, nhìn vào cái đầu bên trái nói: “Gỉ đồng tự nhiên được kết tụ ngàn năm nên rất cứng. Nguyên liệu làm tượng đồng thường được cấu tạo từ “đồng điếu” tức là đồng nguyên chất được trộn với thiết, tăng độ cứng của bức tượng, sau một thời gian sẽ bị “loan thiết”, thiết gặp thời tiết ẩm sẽ sinh ra gỉ bên ngoài. Bọn làm giả cổ để tạo ra màu sắc và gỉ đồng cho giống với cổ vật, thường dùng phương pháp “ủ gỉ”, bọn chúng sẽ đào một hố sâu, sau đó cho đồ vật vào, ở nơi đất có độ nóng cao, đổ giấm cộng với hóa chất sẽ ra đồ đồng cổ giả rỉ. Mà cho dù đồ vật dù có giả tạo ra gỉ sét thì cũng rất mềm, chỉ cần lấy tay cạy nhẹ là bong tróc... Cái bên trái này là đồ thật, cái bên phải là đồ giả cổ.”

Những nụ cười mãn nguyện của đám con buôn cổ vật. Không đợi lâu An Nam nói ngay: “Giờ đã đủ chưa. Chúng tôi đã thực hiện những gì các người muốn. Cho chúng tôi xem vật được chứ?”

Lúc này Huy “chùa “đưa tay gãi gãi đầu tỏ vẻ khó nói nên lời: “Thật ra... thì...”

“Thật ra sao.?. đừng nói với bọn tôi các người không có, mái chèo thuyền Bát Nhã như lời nói nhé. Vậy tất cả là lừa dối chúng tôi đến đây để giám định đầu Phật cho các người. Là trò vui ah... Hmm” Ngư Nhi bức xúc đứng phất dậy nói lớn.

Lúc này bà “Minh Sư” mù mới ôn tồn nói: “Đúng thật là con bé này tính khí như đàn ông. Chưa nghe hết lời đã vội nóng tính... Chuyện là thế này, chúng tôi không lừa các người. Thật sự đến đây chúng ta ai cũng có mục đích riêng, ngoài là những người trong giới cổ vật, bọn tôi còn muốn hợp tác với các người cùng nhau tìm kho báu... Còn về mái chèo thuyền Bát Nhã chúng tôi đã có trong tay, nhưng tiếc rằng đang ở một nơi khác. Nếu các người có thiện chí xin cùng chúng tôi tới Mỹ Cụ - Hải Phòng một chuyến. Tôi lấy uy tín của mình ra đảm bảo các người sẽ được như ý.”

Bảo Sơn e dè nói: “Để cho chúng tôi vài phút hội ý, sau đó sẽ trả lời cho bà biết.”

Vừa nói xong thì chuông điện thoại của bà “Minh Sư” mù reo lên. Đầu dây bên kia có người thoại trực tiếp bằng hình ảnh, trên màn hình hiện lên một người thanh niên tay cầm một mái chèo thuyền Bát Nhã. Bà ta đưa chiếc điện thoại cho ba người Bảo Sơn xem, cả ba giờ cùng nhau nhìn tận mắt vật này, những dòng chữ nhỏ bên dưới tay cầm của chiếc mái chèo giờ trông rất rõ, Ngư Nhi đọc:

“Tam vạn năm... Hoa Ưu Bà La xuất thế

Kim Luân Vương giáo hóa hồng trần

Mái chèo khua giấc mộng trầm

Qua bờ sinh tử... Đến rồi lại đi

Trăm năm trong cõi Vô Vi

Quỷ Thần phân định... Đất trời thiên kinh...

Nhân thế thoát kiếp tử sinh

Tai qua nạn khỏi yên bình ngàn năm...”

An Nam quay sang với hai người Ngư Nhi và Bảo Sơn nói mừng rỡ: “Đây là nói về loài “Phật Hoa” Hoa Ưu Đàm Bà La kết hợp với thuyền Bát Nhã sẽ có kỳ tích xuất hiện. Hoa Ưu Đàm Bà La tương truyền 3000 năm mới nở một lần, chỉ có thể cầu chứ không thể gặp. Khi loài hoa này xuất hiện sẽ báo hiệu “Chuyển Luân Thánh Vương” đã hạ thế xuống nhân gian thi hành Chính Pháp. “Như Lai hạ thế, Kim Luân Vương xuất hiện tại nhân gian” chính là được lý giải như thế. Sự triển hiện của loài Phật Hoa – Ưu Đàm Bà La là một thần tích tại nhân gian, không chỉ khiến chúng ta lãnh hội được sự thần kỳ vô tận và sự ảo diệu vô cùng của vũ trụ mênh mông này, cũng như sự hạn hẹp của trí thức nhân loại thời đại cái gì cũng lấy khoa học ra đối chứng. Đồng thời còn khải thị cho chúng ta biết về sự bác đại tinh thâm và chân lý siêu thường của Phật Pháp... Xem ra chúng ta phải đi đến nơi mới có đáp án... hai người nghĩ sao?”

Chỉ thấy hai người kia gật đầu nhẹ, đồng ý.

Chuyến đi lần này làm cả ba người thích thú xen lẫn cảm giác hồi hộp không thể tả nổi. Phần vì tính hiếu kỳ, phần vì không biết bọn cuồng tín phái Pháp Quán Âm này không biết có ý đồ gì khác không. Lỡ bọn chúng ra tay với cả ba thì không biết ai tìm thấy xác mà mang về không. Nhưng đã là dân khảo cổ, tính mạng lúc nào cũng đặt vào tình thế hiểm nguy, không biết trước. Chỉ biết dùng sự phán đoán cá nhân mà tìm cho mình con đường sống trong nguy nan mà thôi.

Trên đường đến Mỹ Cụ ( Thái Nguyên – Hải Phòng) cả ba tranh thủ tìm hiểu về nơi này, trên sách báo có đề cập đến có nói rằng:

Theo tương truyền từ thời Hùng Vương, làng Mỹ Cụ nơi có ba quả núi thiêng Phượng Hoàng, Núi Rùa và Hổ Phục, trước kia chỉ là một cái Trại nhỏ, do một số người dân di cư đến sinh sống lập ra. Đến thời Thục Phán An Dương Vương, dân cư ngày càng đông đúc hơn. Trại được mở rộng thành Trang (Trang là đơn vị hành chính lớn hơn Trại), được đặt tên là “Mỹ Cát Trang”, tức là bãi cát trắng rất đẹp.

Trong các câu chuyện truyền miệng dân gian làng Mỹ Cụ. Cái tên Mỹ Cát Trang xuất phát từ hai vợ chồng Lý Huy Chân và Đào Thị Bảo. Quê gốc ở Thanh Hóa, là bậc hào phú anh hùng, biết nghề địa lý phong thủy, giỏi buôn bán giao thương.

Thời ấy Lý Huy Chân đang làm chức quan trong triều đình bỗng nhiên thoái vị vi dân, trả ấn từ quan hai vợ chồng dắt nhau di cư về vùng đất thuộc huyện Thủy Nguyên bây giờ. Đến vùng đất Mỹ Cụ, thấy vùng này bảo địa phong thủy tốt, trước có Án thủy đáo đường (thủy triều lên xuống), sau có Đan phượng hàm thư (con chim phượng ngậm sách), Tả hữu có Song đồng sơn (hai quả núi hai bên) nên dừng chân, an cư sinh sống buôn bán.

Khi xưa, nơi nào có đất thiêng, mặc định phong thủy tốt thì thầy địa lý thường khuyên gia đình mang mồ mả tổ tiên đến chôn xuống “nhập thổ vi an”, với niềm tin sẽ phát nghiệp cho con cháu muôn đời sau. Lẽ dĩ nhiên Lý Huy Chân đã cải táng mồ mả tổ tiên ra vùng đất này và chôn đúng huyệt thiêng bí ẩn ấy.

Ngày qua ngày tháng qua tháng, không biết có phải vì chôn đúng thế đất tốt hay không mà công việc buôn thuyền bè khắp biển cả của vợ chồng Lý Huy Chân rất phát triển nhanh chóng, giàu có vô biên, vàng bạc chất thành núi. Vậy nên, có một số bí mật kể rằng, để giữ của cải của mình, vợ chồng Lý Huy Chân đã chôn giấu tài sản khắp nơi trong lòng ba quả núi này.

Trong nhiều năm ở làng, hai vợ chồng đã liên tiếp sinh ra bốn người con, gồm ba trai, một gái. Những người con của họ được ăn học đầy đủ, lớn lên con trai thì khỏe mạnh dũng mãnh, con gái xinh đẹp nết na, cổ cao 3 ngấn, mắt phượng mày ngài.

Tiếc thay, một ngày kia hai vợ chồng mắc bệnh nặng chết bất đắc kỳ tử. Bốn người con đã an táng hai người trên núi Phượng Hoàng. Sau khi hai người mất đi, việc buôn bán, làm ăn ngày càng sa sút. Kho báu bí mật chôn vùi trong lòng núi cũng bị thất lạc, không còn ai biết đến nữa. Bốn người con đang sống giàu có sung túc trở nên nghèo khổ. Không còn chốn dung thân, họ dắt nhau lên núi Phượng Hoàng, chỗ chùa Linh Sơn bây giờ và trú ngụ dưới gốc cây mộc hương to lớn (cây gỗ tỏa mùi thơm ngát).

Ngày đó, nơi này là những cánh rừng gỗ Lim rậm rạp. Vậy nên, có thời kỳ, người ta gọi núi Rùa là núi Lim.Trong rừng gỗ Lim ấy, có một con hổ rất to lớn, người dân gọi là hổ tinh, thường xuyên về làng giết vật hại người, khiến dân làng hết sức kinh sợ. Bốn anh em họ Lý võ nghệ cao cường, đã kéo nhau vào rừng săn tìm nhiều ngày và giết được con hổ. Giết xong hổ tinh, bốn người lại trở về gốc cây mộc hương sinh sống.

Tuy nhiên, từ hôm giết con hổ tinh thì bỗng đâu phong ba bão táp nổi lên, gió mưa vần vũ suốt 3 ngày liên tục. Khi cơn bão qua đi, người dân nơi đây lên núi Phượng Hoàng, thấy cây mộc hương rụng lá xác xơ. Dân làng kéo lên xem, thì không thấy bốn anh em họ Lý đâu cả, chỉ thấy bốn đống mối lùm lùm dưới gốc cây mộc hương.

Thời Hùng Vương đánh nhau với Thục Phán An Dương Vương. Vua Hùng đã sai tướng Vương Văn Chi đem quân đi chống. Trên đường xuống Quảng Ninh, đến bốn gò mối kỳ lạ kia, ngựa của tướng Vương Văn Chi nhất định không cất bước, cứ hí vang trời. Thấy sự lạ, ông cho dừng quân, ngủ lại nơi này. Tam nam nhất nữ họ Lý đã báo mộng sẽ đi trước dẫn quân đánh trận. Quả đúng như giấc mơ, quân của Vương Văn Chi đánh đâu thắng đó, như chẻ tre. Quân Thục Phán thua trận bỏ chạy tán loạn.

Lúc quay về, Vương Văn Chi đã tụ họp dân làng quanh chân núi Phượng Hoàng và núi Rùa, kể lại sự tình và quyết định đốn hạ cây mộc hương, cắt làm bốn đoạn, tạc bốn pho tượng làm một ngôi chùa mang tên Linh Sơn mà thờ phụng.

Trong các sắc phong thần phả, truyền thuyết đều nói rằng, ngôi chùa thờ tam nam nhất nữ họ Lý đặt ở nơi tiền có Hàn Long, hậu có Phục Hổ, tả có Đan phượng hàm thư và hữu có Quy ẩn xà. Sử sách, truyền thuyết đều nói rõ như vậy, đến nay ngôi miếu này vẫn còn. Mấy trăm năm trước, người dân dựng đình làng Mỹ Cụ, phục dựng lại bốn pho tượng anh em họ Lý, đến nay vẫn còn thờ phụng.

Trong chùa Linh Sơn còn có thêm một điều kì bí. Có một pho tượng Quán Thế Âm khá lớn, cao trên 2, 5m, chu vi 3, 2m, được đắp bằng chất liệu đất sét cùng giấy dó.

Vào thời vua Lê Dụ Tông, người dân Mỹ Cụ cho rằng, pho tượng này giống “tượng vua Tàu”, nên bàn nhau quyết định phá đi. Người làng dùng dao búa phá tượng, thì thấy lộ ra một thân cây giữa lòng tượng. Họ tiếp tục đào rỗng cả bàn thờ, sâu xuống đất, xong mãi mà không tróc được gốc cây lên. Bỗng nhiên, từ dưới gốc cây, vọt lên một dòng nước đỏ như máu tươi, phun lên trời cao đến 10m. Rồi sau đó trong làng xảy ra đủ các loại biến cố, trâu chết tươi, người chết đứng, chó kêu gà chạy. Nghĩ rằng người phương Bắc đặt pho tượng này để trấn yểm long mạch, quá sợ hãi, dân làng phải đắp lại tượng mới bình an. Pho tượng này được đắp lại từ thời Hậu Lê và vẫn còn đến ngày hôm nay.

Do cả ba tập trung xem thông tin cho biết đôi chút về vùng đất này, nên con đường từ Hà Nội đến Mỹ Cụ ( Thủy Nguyên-Hải Phòng) hơn 100km hình như rút ngắn lại.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK