- Ngươi bố trí một chút, để Trương Ngưu Nhi đi ngay trong đêm, đưa phong thư này đến cho Trần Công Đài.
Nói tới đây, Lưu Sấm do dự một chút.
- Mặt khác bảo Trương Ngưu Nhi nói với Trần cung, cẩn thận Trần Nguyên Long.
Hắn không nhớ rõ lắm, trong lịch sử Lưu Bị chưa từng đánh lén Lã Bố. Nhưng theo hiểu biết của hắn về Lưu Bị người này chưa biết chừng thật sự có thể xuất binh.
Trận chiến tháng ba năm trước với Lưu Sấm vẫn y như ngày hôm qua. Hắn nhớ rất rõ ràng, trong sử sách hoặc là trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Trần Khuê không cùng với Lã Bố trở mặt thành thù, càng không giúp đỡ Lưu Bị đến đánh lén ỏ Hạ Bì.
Lưu Bị nếu không có Tào Tháo trợ giúp, tuyệt không có khả năng chiến thắng Lã Bố. Nhưng Lưu Sấm cũng không dám đảm bảo nếu Trần Đăng ở Quảng Lăng khởi binh, sẽ dẫn đến tình trạng gì. Đáng tiếc … Lã Bố vốn là năm trước có thể lấy được Quảng Lăng, hoàn toàn nắm gọn Từ Châu trong tay, lại vô duyên vô cớ buông tha cơ hội này.
Nghĩ đến chuyện này, Lưu Sấm không nói nắm chặt tay thở dài.
Thời gian. Lặng yên trôi qua.
Đã sắp cuối tháng hai mà Lưu Bị vẫn chưa xuất binh. Công việc ở đồn điền đã tiến vào quỹ đạo. Tuy rằng Bộ Chất rời khỏi, nhưng có Lã Đại tiếp quản nên các loại sự vụ ở Bắc Hải đều tiến hành đâu ra đấy. Lưu Sấm vốn định tìm ngày mang theo đám người Tuân Đán, Mi Hoán cùng đi hội Đạp Thanh. (đi chơi trong ngày thanh minh, nghĩa gốc là đạp lên cỏ xanh) Lại không ngờ nhận được tin tức Lưu Biểu ở Kinh Châu phái Khoái Việt dẫn sứ đoàn tiến đến Cao Mật.
Lưu Biểu rốt cuộc đã có phản ứng? Lưu Sấm thu hồi lại đại chuy giao vào tay Ngụy Diên.
- Khoái đại công tử hiện giờ tình hình thế nào rồi?
Ngụy Diên nói:
- Đại công tử vẫn tốt, hoàng thúc cũng không khiến y chịu ủy khuất, ngoài việc hành động co chút hạn chế thì những chuyện khác đều tốt. Lần trước ta đến thăm, y hình như còn béo ra một chút, tinh thần cũng không tệ. Hoàng thúc nhân hậu, chắc rằng Lưu Kinh Châu cũng không sẽ trách tội
- Tốt lắm!
Lưu Sấm cũng không muốn thực sự trở mặt với Lưu Biểu trong lúc này.
Chống đối Khoái Kỳ chỉ là muốn công khai sự hiện diện của hắn chứ không hề muốn Lưu Sấm và Lưu Biểu trở mặt với nhau. Chỉ có điều Khoái Việt tiến đến có chút nằm ngoài dự liệu của Lưu Sấm. Lúc trước đã hứa với Tuân Đán, Mi Hoán, Lã Lam và đám người Gia Cát Linh đi đạp thanh, bây giờ chỉ sợ phải hoãn lại. Đồng thời Lưu Sấm cũng rất hiếu kỳ, rốt cuộc Khoái Việt đến Cao Mật nhằm mục đích gì? Ngày hai mươi tám tháng hai, sứ đoàn Kinh Châu đến Cao Mật. Chỉ là lần này, Lưu Sấm không như lần trước đích thân ra đón mà để hai người Ngụy Diên, Chu Thương dẫn Phi Hùng vệ đứng chờ ở ngoài thành.
Thanh minh buông xuống, mưa phùn lả lướt. Vào lúc chính ngọ, từ xa có một đội nhân mã đi đến, chậm rãi tiến vào bên ngoài thành Cao Mật. Nghi thức của sứ đoàn Kinh Châu này rõ ràng là phô trương hơn so với lần trước Khoái Kỳ đến rất nhiều.
Có hai nghìn binh tốt xếp thành hàng dưới thành Cao Mật, Khoái Việt điều khiển Khinh Xa, hai bên có hai đại tướng hộ vệ bước đến trước trận địa.
Lưu Sấm, giục ngựa nghênh đón, khom người nói:
- Khoái Việt đặc biệt đến đây, phải chăng là muốn lấy lại công đạo cho Khoái Kỳ?
Không chờ Khoái Việt mở miệng, một viên võ tướng sau lưng y đã giận tím mặt, giục ngựa tiến lên phía trước quát lớn:
- Lưu hoàng thúc định dùng cách vô lễ này để đón khách sao?
Viên tướng này nhảy xuống ngựa thân cao hơn tám thước, hùng tráng uy vũ.
Tướng mạo của y cực kỳ tuấn lãng, hai đầu lông mày lộ ra một cỗ anh khí. Trong tay y cầm một đại đao dài bảy thước, sáng chói, toát ra một cỗ hàn khí.
Lưu Sấm ngẩn ra, nhịn không được nói:
- Ngươi là ai?
- Nếu đã nhận ra ta, dựa vào cái gì mà ngênh đón ta đến?
Lưu Sấm tròng mắt hơi híp, theo bản năng nhìn về một viên võ tướng khác ở đằng sau Khinh Xa. Viên tướng ấy tuổi tác chừng năm mươi, râu tóc xám trắng.
Nhảy xuống ngựa, thân cao gần chín thước, trong tay có một thanh đại đao, uy phong lẫm liệt.
Hoàng Trung? Trong đầu Lưu Sấm đột nhiên thoáng hiện ra một cái tên. Nhưng hắn chợt thu hồi ánh mắt, dừng ở trước người thanh niên, đột nhiên cười nói:
- Cam Ninh, Cam Hưng Bá?
- Đúng là ta!
Cam Ninh suốt dọc đường này, trong lòng đều vẫn cảm thấy mờ mịt.
Danh tiếng của Lưu Sấm, y đương nhiên nghe qua Trên thực tế, từ sau khi Lưu Sấm dùng tám trăm binh tốt đoạt được Bàn Dương, đại bại mấy vạn giặc Thái Sơn, thanh danh của Lưu Sấm cũng đã truyền đến Kinh Châu. Trước đó, rất nhiều người vốn tưởng rằng Lưu Sấm dựa vào uy danh của cha hắn Lưu Đào để lại nên mới có thể đứng vững được. Nhưng đánh xong trận Bàn Dương, mưu trí và võ dũng của Lưu Sấm đã chứng minh hắn không chỉ có hư danh.
Một kẻ từ xó chợ quật khởi, hoành hành khắp tam châu, đấu với Tào Tháo, đánh bại Lưu Bị, chiến đấu với các hảo hán Hao Hổ, trong lòng Cam Ninh vẫn luôn có chút tò mò. Sau đó Lưu Sấm có thể đường đường chính chính đến thăm Bắc Hải Tướng quân, Quán Đình Hầu. Sau một trận Bàn Dương lại được Tào Tháo phong làm Dương Võ Tướng Quân, luận danh tiếng mà nói, Cam Ninh càng thấy như sấm rền bên tai.
Nhưng y không hiểu Lưu Sấm vì sao lại tìm y? Lưu Sấm nói, hắn đã từng chịu ân Cam Ninh Nhưng Cam Ninh có thể thề y tuyệt đối không biết Lưu Sấm. Phải biết rằng, khi Lưu Sấm năm đó lưu lạc giang hồ, Cam Ninh mới có mười mấy tuổi, làm sao mà nhận ra Lưu Sấm? Nhưng Lưu Sấm lại một mực chỉ thẳng tên muốn y đến khiến Cam Ninh lòng tràn đầy nghi hoặc.
Gặp Lưu Sấm, hỏi hắn, Cam Ninh liền có thể xác nhận, Lưu Sấm không hề biết y. Trong lòng tự nhiên cảm thấy có chút mất mát Đồng thời lại có một loại phẫn nộ khó hiểu.
Y cảm thấy, mình bị hắn lừa gạt! Nói ra thì Cam Ninh hiện nay cũng có chút nghèo túng. Từ Ba quận đến Kinh châu, vốn tưởng rằng có thể được Lưu Biểu trọng dụng, nào biết được Lưu Biểu đến gặp còn không gặp y liền điều về quê cũ ở Nam Dương. Đáng tiếc lúc Cam Ninh rời khỏi Ba quận đã mang theo không ít tiền bạc và tơ lụa. Nếu không có như thế, y sao có thể nuôi được tám trăm đồng khách dưới tay.
Nhưng dù vậy thì vẫn là miệng ăn núi lở được ba năm thì Cam Ninh bắt đầu không chịu nổi nữa y lại không giỏi về quản lí công việc trong nhà, cũng không biết kiếm tiền. Nghĩ đến lại làm việc trước kia, cưỡng đoạt cướp bóc, nhưng Nam Dương dù sao cũng không phải quận Ba, nếu y làm vậy chỉ sợ Lưu biểu sẽ không tha mạng cho y. Nếu là như vậy, Cam Ninh cũng chỉ còn cách lên núi làm sơn tặc, trộm cướp, bị người ta phỉ nhổ Tám trăm đồng khách đi đến hơn phân nửa.
Đã sắp đến đường cùng lại được Lưu Biểu gọi đến, sai y hộ tống Khoái Việt đi sứ Cao Mật.
Chăng lẽ lai … còn phải về nhà tiếp tục ẩn dật hay sao? Cam Ninh nghĩ đến đây, không khỏi thẹn quá hóa giận, nổi giận mắng:
- Ta cung kính ngươi là Hoàng thúc, ngươi vì sao phải đùa giỡn ta?
Không đợi Lưu Sấm trả lời, Ngụy Diên ở đằng sau đã tức giận quát mắng:
- Một tên tiểu tướng mà dám vô lễ với Hoàng thúc như vậy!
Vừa nói, Ngụy Diên vừa thúc ngựa lao ra. Cam Ninh cũng không khách khí, phóng ngựa nghênh đón, liền xông vào đánh nhau với Ngụy Diên.
Mà Lưu Sấm thì nhìn Khoái Việt trên Khinh Xa, cười ha hả nói:
- Tử Nhu tiên sinh, sao không giới thiệu với ta một chút về Hán Thăng lão tướng quân?
Con ngươi của Khoái Việt hơi co rụt lại, đột nhiên quay đầu cười nói:
- Hán Thăng, có vẻ như Lưu hoàng thúc rất quen thuộc với ngươi?
Viên lão tướng đằng sau xe kia đúng là Hoàng Trung. Trên thực tế, Hoàng Trung giống như Cam Ninh, cũng không rõ Lưu Sấm vì sao lại muốn y đến.
Phải biết rằng tiếng tăm của y ở Kinh Châu cũng không phải là quá hiển hách, nhớ năm ấy y là thủ hạ của thái thú Nam Dương Tần Hiệt, vào lúc Loạn Khăn Vàng nổi lên, y cùng Tần Hiệt đại chiến Trương Mạn Thành ở Nam Dương, Trương Mạn Thành, theo Tần Hiệt đến Dương Châu nhậm chức. Chỉ là không lâu sau khi Tần Hiệt đến Dương Châu, do không quen khí hậu nên nhiễm bệnh chết, người kế nhiệm lại không biết thưởng thức Hoàng Trung, y đành mang vợ và các con từ Giang Đông trở về Dương Châu.
Không may là con của Hoàng Trung là Hoàng Tự do khi nhỏ nhiễm phong hàn cho nên ốm yếu nhiều bệnh. Thêm với lặn lội đường xa, trên đường vất vả Hoàng Tự về quê không lâu thì qua đời. Người đầu bạc tiễn người đầu xanh, trong lòng Hoàng Trung vạn lần đau khổ, về sau liền ở ẩn ở quê nhà Nam Dương. Sau khi được bằng hữu giới thiệu, lại đầu quân cho Lưu Biểu Tuy nhiên Lưu Biểu cũng không coi trọng y.
Cũng khó trách, Hoàng Trung cũng không đi theo Lưu Biểu ngay từ đầu. Mà dù sao y cũng từng đi theo Tần Hiệt, mà Lưu Biểu xưa nay trọng kẻ sĩ, khinh thường kẻ bần hàn, tự nhiên không trọng dụng y.
Cũng may là Lưu Biểu biết Hoàng Trung võ dũng, cho làm Trung Lang Tướng, sai y phụ tá Lưu Bàn, đóng ở Trường Sa. Nhưng trên thực tế, chẳng qua là giúp Lưu Bàn đạt được chiến công hiển hách mà thôi. Thế nên Lưu Bàn bên ngoài thì kính trọng Hoàng Trung, nhưng trong lòng thật ra rất khinh thường.
Lưu Sấm mời y tiến đến Cao Mật, trong lòng Hoàng Trung cũng có nghi hoặc.
Nhưng thấy Lưu Sấm tiến đến, y cũng không vội vã nóng nảy như Cam Ninh. Lăn lộn quan trường nhiều năm, Hoàng Trung sớm đã sớm qua cái tuổi bồng bột xốc nổi, cho nên y nghe Khoái Việt nói xong, liền khẽ mỉm cười nói:
- Nghĩ rằng Lưu hoàng thúc phải chăng muốn thử một chút bản lĩnh của lão phu.