Sau khi Viên Thiệu đã chuẩn bị một thời gian dài đằng đẵng, cuối cùng đã quyết định xuất binh. Có lẽ chính y cũng không thể ngờ được rằng, trận đại chiến này sẽ mãi mãi ghi danh sử sách.
Đầu tháng riêng, Viên Thiệu lệnh cho Trần Lâm làm hịch thảo phạt Tào Tháo. Vốn dĩ hồi cuối năm Tào Tháo bị nhiễm phong hàn, bệnh đau đầu phát tác, còn không ngồi dậy nổi nhưng không ngờ sau khi biết được tin Trần Lâm viết hịch đã sợ đến mức toát mồ hôi lạnh, cũng không ngờ là bệnh đau đầu đã được đi giảm rất nhiều. Nếu Viên Thiệu biết được kết quả như vậy thì không biết tâm trạng của y sẽ thế nào. Sau đó, Viên Thiệu lệnh cho Nhan Lương tiến công Lê Dương, chuẩn bị qua sông tấn công Bạch Mã, chiếm lấy điểu yếu bờ nam Hoàng Hà.
Theo Viên Thiệu thì thế cục Liêu Đông cũng không đáng phải lo ngại. Lúc này y cũng như đạn đã lên nòng, không bắn không được. Vì xuôi nam và quyết chiến với Tào Tháo cho nên Viên Thiệu cũng không thể vì một Liêu Đông cỏn con mà thay đổi kế hoạch được, khiến cho kế hoạch trù tính cả nửa năm trước đây bị hủy hoại trong chốc lát. Hơn nữa, trong mắt Viên Thiệu, Liêu Đông là vùng đất hoang vắng lạnh khủng khiếp. Nhớ năm đó Công Tôn Thị cũng nhiều năm chiếm Liêu Đông, cũng không chịu được khí hậu ở đó. Mặc dù Lưu Sấm chiếm lĩnh Liêu Đông nhưng nếu muốn ổn định vùng đất này cũng không phải chuyện dễ. Chứ đừng nói đến việc hắn sẽ làm được chu đáo, không sợ Lưu Sấm đến làm phiền.
Liêu Tây có Đạp Đốn Ô Hoàn, cũng có Thuần Vu Quỳnh trợ giúp. Viên Thiệu cũng biết vì nguyên nhân của Tô Phó Diên và Lâu Ban khiến Đạp Đốn thất bại, sức mạnh cũng bị yếu đi nhiều. Vì thế Viên Thiệu đã bí mật đi tới Y Vu Lư Sơn, cảnh cáo Tô Phó Diên và Lâu Ban. Đồng thời cũng lệnh cho Thuần Vu Quỳnh nghĩ cách âm thầm lôi kéo Tô Phó Diên. Lưu Sấm chiếm dữ Liêu Đông không phải là giả nhưng phương bắc vẫn nằm trong tay Viên Thiệu. Tô Phó Ban muốn cái gì trong lòng Viên Thiệu biết rất rõ. Chỉ là Viên Thiệu cũng rất hiểu bản tính của Tô Phó Diên và Lâu Ban cho nên cũng không để ý.
Nhưng lần này còn lâu mới đủ. Vì tăng sức mạnh của Đạp Đốn ở Liêu Tây, Viên Thiệu lại từ bờ Cô Thủy mang một bộ phận Hãn Lư Duy đến Liễu Thành dựa vào lực lượng gia tăng của Đạp Đốn.
Sau khi sắp xếp xong ở Liêu Tây, Viên Thiệu vẫn chưa yên tâm. Vì thế sau khi suy nghĩ kĩ lại, Viên Thiệu lại phong Ninh Quốc Trung lang tướng Trương Cáp làm Độ Liêu tướng quân để đóng quân ở Ngư Dương, giám thị hướng đi động thái của Liêu Tây.
Trương Cáp này cũng là một trong những danh tướng thời Tam Quốc, người hậu thế cũng khá quen thuộc với cái tên của ông ta.
Trương Cáp tự là Huấn Nghệ, người Hà Gian. Lúc loạn Hoàng Cân, Trương Cáp cũng ứng tuyển tham gia chấn áp giặc Hoàng Cân, làm quân tư mã từng bước có được chiến công sau đó quy thuận Hàn Phức.
Năm Sơ Bình thứ hai, cũng là năm 191 công nguyên, Viên Thiệu cướp được Ký Châu. Trương Cáp lập tức dẫn binh quy thuận. Trước làm giáo úy giúp cho Khúc Nghĩa chống lại Công Tôn Toản và giành được nhiều công lao trong cuộc chiến với Công Tôn Toản, được phong làm Trung lang tướng Bái Ninh Quốc, một trong tứ định trụ Hà Bắc cùng với Nhan Lương, Văn Sú và Cao Lãm rất nổi tiếng. Sau khi Khúc Nghĩa chết, Trương Cáp lại tổ chức tổ chức và thành lập Đại kích sĩ.
Lúc này Trương Cáp vẫn chưa có khả năng được sử sách bình luận. Đó là một nhân rất tài giỏi, từng bị Gia Cát Lượng rất kiêng sợ...
Nay Trương Cáp chỉ còn một chiến tướng. Mặc dù tinh thông việc trị binh nhưng ở một phương diện khác vẫn còn xa mới đạt được thành tựu của y có trong lịch sử.
Viên Hi liên tiếp bị ăn quả đắng ở trong tay Lưu Sấm, bây giờ Viên Thiệu cũng nhìn không nổi nữa. Lần này đơn giản y phái Trương Cáp chính là để giúp cho Viên Hi ổn định lại thế cục U Châu. Theo Viên Thiệu thấy hai đường gông xiềng Liêu Tây, Ngư Dương cũng đủ để bao vây Lưu Sấm... Cứ như vậy, y cũg có đủ tinh lực đế đối kháng với Tào Tháo.
Chỉ có điều không ai ngờ được rằng, lúc Viên Thiệu định xuôi nam thì lại xảy ra chuyện ngoài ý muốn. Con út của Viên Thiệu là Viên Thượng nhiễm phong hàn nằm trên giường bệnh vô cùng nghiêm trọng. Viên Thượng là đứa con mà Viên Thiệu yêu quý nhất. Viên Thượng mắc bệnh khiến Viên Thiệu bấn loạn hạ lệnh tạm hoãn tấn công Nhan Lương.
Thay đổi liên tục là điều tối kỵ trong binh gia. Quân Viên vốn đã rất hùng hổ phải qua sông tác chiến lúc này vì một lệnh của Viên Thiệu lại phải đình chỉ cuộc chiến.
Nhìn thì có vẻ không đáng lo ngại. Nhưng trên thực tế sĩ khí quân Viên đã bị dao động...
************
Tình hình của Viên Thiệu đương nhiên Lưu Sấm vẫn để mắt đến. Nói thật là, Đạp Đốn hay là Hãn Lư Duy hắn cũng chẳng coi ra gì. Người mà hắn coi trọng duy chỉ có Trương Cáp.
- Không ngờ là thể diện của ta lại khiến Viên công phái Trương Tuấn Nghệ đến phòng bị ta.
Nhưng hắn lại nhớ ra một chuyện. Trong lịch sử, Trương Cáp tham gia vào cuộc chiến Quan Độ, hơn nữa trong cuộc chiến này Nhan Lương, Văn Sú bị giết. Trương Cáp, Cao Lãng đầu hàng Tào Tháo. Tứ định trụ Hà Bắc không còn. Nhưng nay Trương Cáp đến U Châu có thể sẽ tham gia cuộc chiến Quan Đô. Đây chẳng phải là Tào Tháo không mời nổi Trương Cáp sao? Nếu đã như vậy, thì cũng không thể bỏ qua cho Trương Tuấn Nghệ này được.
Nghĩ đến đây lòng yêu thích người tài trong xương cốt Lưu Sấm một lần nữa lại bộc phát rồi!
- Trọng Đạt, đệ lập tức đi sắp xếp theo dõi nhất cử nhất động của Trương Cáp cho ta. Nhất cử nhất động của y thậm chí cả việc ăn uống, đi vệ sinh ở Ngư Dương cũng phải ghi chép tỉ mỉ cho ta. Nhưng không có lệnh ta không được hành động thiếu suy nghĩ.
- Vâng!
Tư Mã Ý khom người lĩnh lệnh rồi lui sang một bên.
Gia Cát Lượng và Trần Quần đều nghi ngờ không kìm nổi mà hỏi: - Chủ công, Trương Cáp này có gì đặc biệt?
“Đương nhiên là có chỗ đặc biệt rồi. Đây chính là một trong năm tướng nổi danh lững lẫy dưới trướng của Tào Tháo đó.”
Lưu Sấm khẽ mỉm cười vẫn chưa trả lời câu hỏi của Gia Cát Lượng mà cười nói: - Mọi người ai biết tình hình của Trương Tuấn Nghệ này?
Tiếng tăm của Trương Cáp ở Ký Châu vang dội. Nhưng ở nơi khác thì vẫn là hạng vô danh. Thuộc hạ của Lưu Sấm ở Ký Châu cũng không có nhiều lắm. Tuy hai người Triệu Vân và Hạ Hầu Lan đều là người Ký Châu nhưng vẫn thuộc tầng lớp thấp. Cho nên lúc Lưu Sấm hỏi mọi người đều ngơ ngác nhìn nhau. Lưu Sấm thấy vậy chỉ âm thầm cảm thán một tiếng, ít nhiều cũng có sự thất vọng.
Hết cách, tuy có sử dụng cách nói “Dụng gian” trong binh pháp Tôn Tử nhưng việc học tình báo mọi người vẫn để ngoài tai.
Cái này có quan hệ rất lớn đến thời đại. Không giống như hậu thế rất coi trọng tin tức tình báo, càng dẫn đến các loại tình báo chuyên nghiệp. Thời đại này làm gián điệp cũng được, mà tai mắt thì cũng thế đều có sao nói vậy. Ở trên sắp xếp thế nào thì ở dưới cứ thế mà làm, không có bất kì sự chuyên nghiệp nào. Lưu Sấm không hiểu phải bồi dưỡng gián điệp thế nào lại càng không rõ rốt cuộc sưu tập tình báo là phải làm thế nào. Nhưng ở thời hiện đại, bùng nổ tin tức. Hằng ngày tin chiến tranh ùn ùn trên TV. Cho dù là hiểu biết ít về chiến tranh thì vào cuối thời Đông Hán cũng vô cùng có ý nghĩa. Hắn nhìn về phía Tư Mã Ý. Vẻ mặt của y xấu hổ. Thân là quản lý Hoàng Các đảm nhiệm làm tai mắt của Lưu Sấm nhưng chuyện hắn biết thì Hoàng Các lại không rõ lắm... Điều này khiến cho một người luôn cao ngạo như Tư Mã Ý sao có thể chịu đựng nổi.