Chuyện này lão đồng Mai Hào đã âm thầm hầu Thánh được chỉ điểm nên biết rõ tiền căn hậu kiếp của sự việc, nên hỏi Cụ Lý rằng: “Chị có nhớ lần gần đây nhất thiếu gia con nhà chị, trước khi bị sự việc tà quái đã có ăn uống qua thứ gì không?”
Nghe lời lão đồng Mai Hào nói, chị ta mới ngẩn ra nói: “Nào con nhà tôi ăn uống gì bậy bạ, chắc là không bao giờ?”
Có một người làm công hầu hạ của Ú thiếu gia đứng gần đó nghe thấy, nói chen vào: “Hình như là… là thịt chó, đúng là thịt chó đó bà chủ ah!”
Cụ Lý vò đầu bứt tai suy nghĩ hồi lâu mới nhớ ra. Là Ú thiếu gia nhà bà ta rất thích ăn thịt chó, ngoài các loại đồ ăn ngon, thì tháng nào cũng phải có một hai ngày xơi thịt chó. Trước đây Lý Thị Lê cũng nghĩ rằng thịt chó thuộc tính ôn, vị ngọt mát, ăn tốt cho cơ thể, lại thấy thiếu gia con mình da dẻ hồng hào mạnh khỏe nên cũng không cấm cản lại còn khuyến khích. Mà Ú thiếu gia tuy còn nhỏ tuổi nhưng rất biết cách thưởng thức, thịt chó phải nhất định là thịt tại quán Kỳ Tuất trứ danh, kinh doanh lâu năm tại Phủ Đồng trải qua nhiều thế hệ. Ngoài những món bình thường đã có ra, đặc biệt tại đây là chả chó, chả chó cuốn lá na cũng là một trong những món ăn đặc sản của quán này. Chả chó được làm từ phần ức nơi thịt mềm và có ít mỡ trộn cùng thịt thăn băm nhỏ rồi ướp với gia vị và sả vừa miệng để vài canh giờ cho thấm gia vị, trước khi ăn kẹp miếng chả với gan cuốn mỡ chài rồi đặt bên ngoài lớp lá na nướng trên bếp than hoa, khi nào lá na ngả màu vàng rộm thì cũng là lúc miếng chả vừa chín tới, mùi vị cực thơm lan toả đầu mũi, càng ăn càng không thể dừng lại.
Quán Kỳ Tuất truyền đến nay đã là đời thứ 3. Thịt chó thì không kén khách hàng, muốn to có to muốn nhỏ có nhỏ, giàu hèn gì thì cũng là làm ăn, khách hàng thì có nhiều loại có bình dân thì cũng có hạng cao sang. Ú thiếu gia là trong số ít thuộc hạng quý khách ở Phủ Đồng mà Kỳ Tuất muốn giữ chân, khác với loại nghèo hèn túi tiền ít ỏi, xem trước tính sau so đo đến cái “pím chó” cũng xem giá hôm nay có rẻ không, còn người giàu thì khác, không cần phải vậy, miễn ngon là được giá cả không thành vấn đề, khách hàng là chén cơm giúp bổn tiệm duy trì, nên khi có thịt tươi ngon điều dành phần cho khách quen chịu chi trước tiên, sau đó số còn lại đem ra buôn bán.
Khách đến Kỳ Tuất cũng không cần quá lo lắng tay nghề của đầu bếp tại đây, nếu về khoảng thịt chó nói không ngoa tay nghề của đầu bếp của Cung Đình chưa chắc bước qua, nên dù phần thịt nào chăng nữa qua tay cũng trở thành món hảo vị.
Nếu chỉ là món ngon dâng tận miệng thì có gì phải bàn, đằng này số thịt chó mà đầu bếp giới thiệu làm chả chó cho Ú thiếu gia hôm nay phải gọi là thương phẩm, thớ thịt mềm đỏ hồng, mỡ ít thịt nhiều, chỉ có điều lớp da lông bên ngoài có phần tà cẩu, màu trắng tinh trông tựa hồ như da người, nghe người đầu bếp giới thiệu là của một thợ săn tại Tam Điệp.
Khi này, đang trong thời chiến tranh loạn lạc tàng ẩn, Hoàng đế Quang Trung mất khi vừa 40 tuổi, đưa thái tử Quang Toản tức là Cảnh Thịnh Hoàng Đế khi đó mới 10 tuổi lên ngôi, triều Tây Sơn non trẻ, phải lưỡng nan thọ địch, phía bắc đối đầu quân Mãn thanh xâm chiếm, phía nam Nguyễn Ánh âm thầm lập mưu tính kế hòng đoạt vương quyền, nay chiến mai đánh, tan tóc tại vùng chiến sự Tam điệp là không tránh khỏi.
Trước đó, tại vùng Tam Điệp này thợ săn kiếm cái ăn không phải lo, sản vật phong phú, chim trên trời cá dưới sông, rừng bạc ngàn đầy thú hoang, thợ săn tha hồ trổ tài. Chỉ là nơi này tự dưng trở thành chiến trường, chiến sự xảy ra liên tục với những trận thư hùng đẫm máu, xác chết nằm la liệt khắp nơi không đếm xuể, quân đội cũng không thể nào chôn cất hết những xác thân của quân lính đã ngã xuống, nên để mặc ấy. Thế nên những thú vật săn mồi như hổ báo sài lang tại đây nào biết nhận mặt bà con anh em, cứ thế xơi tái, vong linh oán thán không thể không có.
Từ xưa đến nay, các ngôi làng xung quanh Tam Điệp này người dân đa phần sinh sống bằng cái nghiệp đi săn, truyền từ đời này qua đời khác, những lúc rảnh rỗi xong vụ mùa, là họ kéo nhau vào vùng hoang sơ Tam Điệp, mà săn bắn, thứ nhất là kiếm thịt dành ít cho gia đình làm thức ăn, sau là đem bán vào nội thành Phủ Đồng, một khi kiếm được thịt ngon, bán đi thu được bạc đổi được nhu yếu phẩm cho gia đình, sự tiện lợi này không vì những lời truyền miệng nhân gian về những oán linh hay vong hồn có thể làm họ chùng chân.
Vả lại khi đi săn thì đi theo từng nhóm ba bốn người, đa phần là chung gia đình, hoặc những người nhiều kinh nghiệm đi rừng săn thú đặt bẫy, nên sự lo sợ hầu như không có.