Mục lục
Trọng Sinh Tiểu Địa Chủ
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Sông nhỏ mà nàng quen thuộc là nước trong suốt, chầm chậm chảy. Hôm nay nước sông đục ngầu, cuồn cuộn sóng, trên mặt sông còn có nhánh cây cùng đất đá trôi theo, chắc là xói mòn từ thượng nguồn xuống. Diện tích sông nhỏ cũng tăng lên, mặt nước cách đỉnh đê chỉ khoảng nửa thước, thỉnh thoảng một con sóng lớn ập vào, nước sông bắn tung tóe lên bờ đê.

“Nước dâng cao như vậy.” Liên Mạn Nhi cảm khái nói.

“Năm nay nước dâng cao nhất.” Trong ba hài tử, Ngũ Lang lớn tuổi nhất nói.

Tiểu Thất đứng trên đê còn đang vui sướng, hai con chó nhỏ cũng hưng phấn hướng về phía mặt nước sủa gâu gâu.

Có câu nói “Nước lửa vô tình”, nước và lửa đều đáng sợ, nhưng ai cũng không phủ nhận được chúng rất đẹp, có sức hút rất lớn, nhất là với con người. Ai lúc nhỏ chả có lúc đùa lửa, nghịch nước, dù bị người lớn ân cần khuyên bảo, đó là nguy hiểm, không thể chạm vào nhưng tiểu hài tử rất khó cưỡng lại được sự hấp dẫn này.

Đồ vật mỹ lệ mà nguy hiểm thường có sức hút rất lớn với con người. Giống như con sông nhỏ mùa lũ trước mắt, dù nước sông đục ngầu, nhưng sóng nước cuồn cuộn kia cũng có một loại sức hấp dẫn riêng.

Liên Mạn Nhi lơ đãng nhìn xung quanh, đầu tiên là nhìn cầu đá qua sông. Con cầu nhỏ này vốn nằm trên mặt sông, nước sông sớm đã che mất mặt cầu, chỉ có thể nhờ quan sát một số chỗ nước gợn sóng hơi khác biệt mà đoán được vị trí của cầu.

Lại nhìn lên trên, vì không xây dựng đê mà bờ sông bị xói mòn rất lớn. Tốp năm tốp ba trên sông là những đứa trẻ trong thôn. Tất cả mọi người xắn ống quần, có đứa trẻ chỉ đội nón cỏ, thậm chí có đứa không đội gì, cũng không mở ô. Trên người cũng không khoác áo tơi, mặc kệ hạt mưa thưa thớt rơi xuống đầu, xuống người. Thậm chí có đứa trẻ gan lớn còn xuống sông thử xem nước sông sâu cạn thế nào.

Trong phạm vi trăm dặm xung quanh Tam Thập Lý doanh cũng không có sông lớn, bọn nhỏ chỉ có thể nhờ con sông mùa lũ mà cảm nhận được sông lớn ra sao.

Liên Mạn Nhi thu hồi ánh mắt, cúi đầu bất động nhìn mặt sông. Chỉ một lát sau, Liên Mạn Nhi cảm giác như nước sông ngừng trôi, còn nàng thì chuyển động.

Liên Mạn Nhi cười thầm, ngẩng đầu. Vừa rồi nếu kiên trì thêm một lát nữa, nàng không thể không chóng mặt. Loại trò chơi nhỏ này rất được bọn nhỏ nhà nông dân yêu thích. Có lúc bọn họ còn tụ tập lại một chỗ, đứng ở trong sông, tranh tài xem người nào kiên trì lâu nhất.

Trò chơi đơn giản như thế, bọn họ có thể chơi cả ngày, không mệt mỏi, ngược lại vô cùng tự đắc, vui mừng.

“Đứng lùi về phía sau,…nhớ trông chó, đừng để chúng nó ngã xuống sông.” Ngũ Lang dặn dò tiểu Thất, lại kéo Liên Mạn Nhi ra xa bờ sông một chút.

“Cha đã về.” Lúc này, tiểu Thất hướng về phía bờ sông đối diện gọi một tiếng cha.

Liên Mạn Nhi nhìn theo ánh mắt của tiểu Thất. Thấy Liên Thủ Tín đầu đội nón cỏ, đang ở bờ sông bên kia, đi tới trên cầu đá.

Vừa rồi mưa bắt đầu nhỏ đi, Liên Thủ Tín liền ra đây, dẫn theo mấy đứa ở đi kiểm tra ao cá và hồ sen. Nước trong ao cá và hồ sen đều dâng lên, bọn họ nhân lúc này dùng thùng múc nước ra bên ngoài, mặc dù vì có đê, không sợ nước sông dìm ao cá và hồ sen nhưng vẫn sợ nước trong ao cá và hồ sen tràn ra ngoài, khiến cho cá bơi đi mất.

Liên Thủ Tín vừa làm xong việc, đang trở về nhà.

Phía bên kia bờ sông, nước trong ao cá và hồ sen đã dâng lên, cũng đục hơn. Không thấy rõ tình hình trong ao cá nhưng vẫn thấy rõ tình hình trong hồ sen.

Rất nhiều lá sen và hoa sen bị chìm rồi, cũng có phần bị mưa gió cắt đứt, nhưng tình huống cũng không quá nghiêm trọng, nơi đó vẫn có mấy đứa ở đang dùng thùng tát nước ra ngoài.

Lúc này, Liên Thủ Tín đi qua cầu đá trên sông mà về tới.

“Cha, sao rồi?” Mấy hài tử vội vàng nghênh đón.

“Chắc là sẽ không có chuyện gì.” Liên Thủ Tín liền nói.

Liên Mạn Nhi quan sát vẻ mặt Liên Thủ Tín, liền tin tưởng, đồng thời cũng thở phào nhẹ nhõm.

Mấy người liền trở về nhà.

Vừa rồi Liên Thủ Tín nói chuyện với hai đứa ở trông coi ao cá và hồ sen, cũng thỉnh giáo mấy vị lão nông kiến thức phong phú trong thôn.

“Mưa này đều như vậy, dù có mưa một trận nữa cũng không lớn như trước. Chúng ta đã xây đê thật chắc chắn, đảm bảo là không có chuyện gì.”

Quả nhiên giống như lời của Liên Thủ Tín, mưa này chỉ tí tách tí tách rơi một hồi lâu, trời dần trong, vào ban đêm, chân trời còn có một dải cầu vồng.

Thật sự là cầu vồng, ánh mắt Liên Mạn Nhi mở to. Ở kiếp trước, trừ mấy năm nàng còn bé, sau này lớn lên cũng chưa từng thấy cầu vồng đẹp như vậy. Không, thực ra cầu vồng không đẹp cũng không thấy nữa. Cũng không có viện pháp, không khí ô nhiễm quá nặng nề.

Tiểu Thất giơ tay lên, định chỉ vào cầu vồng kia nói chuyện liền bị tay của Trương thị ở bên cạnh giữ lại.

“Không được chỉ vào cái kia.” Trương thị liền nói.

Tiểu Thất lè lưỡi, ngoan ngoãn thu tay lại.

Hình như đây là một quy định cũ do người ta định ra, nói là sau cơn mưa không thể dùng ngón tay chỉ vào cầu vồng, nếu không sẽ có chuyện không tốt xảy ra. Không ai biết quy định cũ này bắt nguồn từ đâu, tất cả mọi người chỉ biết là có điều kiêng kị này.

Sau cơn mưa, trời trong xanh hơn. Những lời này không chỉ đúng trong ý nghĩa mà cũng là thật trong tự nhiên.

Ngày thứ hai mưa tạnh, trời nắng to, cảnh sắc tươi đẹp.

Liên Mạn Nhi ra ngoài lần nữa, đi tới bờ sông. Chỉ một đêm, mặt nước vẫn rộng như cũ, mực nước cũng không giảm xuống bao nhiêu nhưng đã không có uy thế sóng nước cuồn cuộn như hôm qua, nước chảy êm dịu hơn.

Trên đường, đã có người đi bộ cùng xe ngựa qua lại. Cầu trên sông vẫn chưa lộ ra khỏi mặt nước, người đánh xe đi tới bờ sông sẽ nhảy xuống xe, đầu tiên là hỏi thăm những người bên cạnh xem cầu kia có đi được không, sau đó còn tự mình xuống nước thử một lần, lúc này mới đánh xe qua cầu.

Mặc dù như vậy, người đánh xe cũng không dám ngồi ở càng xe mà cẩn thận đi trước kéo cương la ngựa dẫn đường, sợ nếu trượt chân sẽ rơi xuống sông.

Liên Mạn Nhi vốn đang định đi qua cầu, sang bên kia xem ao vá và hồ sen thì bị Liên Thủ Tín và Trương thị ngăn cản.

“Có cha con dẫn người đi qua rồi, con ở nhà đi. Việc ở nhà cũng không ít đâu.”

Trong viện nhà các nàng, vườn rau xanh và cả trang viên có nhiều hoa và cây cối đang ra quả thì bị gió mưa thổi ngã, những thứ này đều cần dọn dẹp.

Lúc thức dậy vào buổi sáng, trong không khí ẩm thấp mười phần, qua buổi trưa, hơi ẩm kia dường như bị ánh mặt trời hút khô rồi, chỉ có mặt đất là còn ướt.

Trươg thị, Liên Mạn Nhi, Liên Chi Nhi, tiểu Thất và Ngũ Lang, đều cầm dây thừng hoa Mã Lan và gậy gỗ, chống các cây dưa bị đổ dậy. Dù bây giờ trông các cây dưa non rất thê thảm nhưng chẳng qua bao lâu nữa, bọn chúng có thể một lần nữa đứng lên, sẽ không bị chết.

Lại qua hai ngày nữa, mực nước sông đã hạ xuống rất nhiều, nước sông cũng trong suốt như cũ. Cầu trên sông lại lộ ra khỏi mặt nước, các vũng nước trên mặt đất cũng khô rồi.

Quan sát hồ sen, ao cá và cả hoa cỏ cây cối trong trang viên, tất cả đều khôi phục như thường, hơn nữa càng thêm tràn trề sức sống.

Cá trong ao lớn lên rồi, đài sen mọc đầy hồ sen. Tuy đài sen còn nhỏ nhưng cá đã có thể bán.

Đầu tiên Liên Mạn Nhi thêm món cháo cá vào thực đơn của Liên kí. Cháo cá ở Liên kí bán hạn chế, mỗi ngày chỉ nấu một nồi, bán hết sẽ không có, nếu muốn ăn phải chờ đến ngày tiếp theo. Đầu và xương cá còn thừa lại sau những lần nấu cháo cá sẽ dùng để ninh canh, mùi vị rất ngon, được mọi người nhiệt liệt hoan nghênh.

Vũ chưởng quầy vẫn là khách hàng chính, sau đó các tửu lâu ở trấn Thanh Dương cũng dồn dập tới đặt hàng. Tiếp theo là các tửu lâu gần trấn trên, gần Tam Thập Lý doanh và cả các địa chủ, phú hộ ở các thôn trấn gần đó muốn ăn cá, tất cả đều tới ao cá nhà Liên Mạn Nhi mua, có người mua nhiều, nhà Liên Mạn Nhi còn chuyển hàng miễn phí.

Công trường trên núi vì chuẩn bị bữa cơm trưa cho nhân công, có lúc cũng sẽ xuống núi mua một sọt cá. Nhà Liên Mạn Nhi đặt giao kèo với các tửu lâu ở huyện Cẩm Dương, cách một ngày sẽ chueyẻn một xe cá tươi tới.

Khoảng cách ba mươi dặm, quá nửa đêm liền bắt cá cho vào thùng gỗ, chuyển đi, tới tờ mờ sáng là có thể chuyển vào huyện thành.

Bán cá mấy ngày, Liên Mạn Nhi liền cho thêm cá con vào ao. Bởi vì cá nuôi rất tốt, tiêu thụ cũng có khả quan, lá gan Liên Mạn Nhi càng lớn hơn một chút, nàng cho nuôi thêm tôm và cua con.

“Đúng Trung thu sẽ ăn được.” Liên Mạn Nhi nói như thế.

Những ngày tháng nóng nhất mùa hè, sản vật trong vườn rau xanh của nhà nông dân rất phong phú, nhưng trên bàn cơm cũng không tăng thêm món ăn. Bởi vì trời nóng nực, ít đốt củi nên trên bàn cơm của nhà nông chủ yếu là rau dưa muối.

Nhà Liên Mạn Nhi vì bồi bổ thân thể cho Ngũ Lang ôn bài chuẩn bị cho kì thi nên mỗi bữa cơm đều có món ăn nóng. Rau dưa muối dĩ nhiên cũng không thiếu.

Trời nóng nực, cơm hạt cao lương mới ra nồi còn nóng hổi, không dễ ăn nên bà chủ nhà nông còn chuẩn bị nửa bồn nước lạnh, xới cơm cao lương từ trong nồi ra ngoài, trực tiếp bỏ vào trong nước lạnh. Ngâm nước lạnh một lần chưa đủ, có lúc còn phải ngâm hai, ba lần, lúc này cơm cao lương ăn vào mới vô cùng ngon miệng.

Về vấn đề cơm nước, Liên Thủ Tín là “dễ nuôi nhất.” (theo lời của Trương thị), hành tây mới hái từ vườn rau xanh, rửa sạch bùn và cắt sợi râu trên hành đi, rửa sạch bằng nước giếng, bỏ dịch nhờn trong hành đi, nhúng tương lấy từ trong chum ra, không cần món khác, Liên Thủ Tín có thể ăn bốn bát cơm cao lương ngâm nước.

Trương thị cũng có thể ăn ba bát.

Mặc dù Liên Thủ Tín dễ nuôi nhưng tất nhiên Trương thị không chỉ cho hắn ăn hành tây nhúng tương.

Bà chủ nhà nào lười một chút, mỗi ngày chỉ cần nổi lửa một lần, nấu môt nồi cơm đủ cho một nhà ăn ba bữa là xong cơm canh của cả nhà.

Trương thị là bà chủ nhà chăm chỉ, khéo tay, giỏi nấu nướng, cho nên, Liên Thủ Tín và mấy hài tử đều có lộc ăn.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK