Cố Yến Lễ cuối cùng cũng thi được vào học viện quân sự như mong muốn.
Trở thành một quân nhân là ước mơ hồi bé của thằng bé, ước mơ này cũng một phần ảnh hưởng từ cha.
Và một phần nữa, là bởi vì chuyện xảy ra vào đêm ba năm trước, khi Tam Tam chào đời.
Chỉ khi bản thân trở nên mạnh mẽ mới có thể bảo vệ những người mình muốn bảo vệ.
Ngày nhận được giấy báo nhập học, cả gia đình gần như rơi nước mắt.
Cùng ngày, Cố Đình Chu ngay lập tức gửi điện tín báo tin vui cho cha phương xa.
Cha Cố biết được cháu trai đỗ vào học viện quân sự tốt nhất cả nước, ông kích động đến mức nước mắt lưng tròng. "Tôi biết ngày mà, Đại Bảo từ nhỏ đã là một đứa trẻ trầm ổn, nhất định sẽ có tương lai rộng mở."
Mẹ Cố cũng đồng tình: "Đúng vậy, mấy đứa nhỏ nhà thằng hai đều rất có triển vọng, thành tích của Tam Tam nhà chúng ta luôn đứng đầu, Nhị Bảo tuy kém hơn em gái với anh trai một chút, nhưng cũng không đến nỗi tệ."
"Đúng thế, nhà thằng hai biết cách nuôi dạy bọn trẻ."
"Nhóc Minh Thành của chúng ta sau này được một nửa thành công như anh chị là tốt rồi." Mẹ Cố sờ đầu cháu trai.
Đây là con của anh cả Cố, Cố Minh Thành.
Bởi vì đứa trẻ này ở trong trong bụng mẹ bị thiếu oxy nên trí tuệ bị ảnh hưởng một chút, nhưng không ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường, chỉ là có thể khó có được thành tựu gì trong đời.
Ở nông thôn, chỉ cần chăm chỉ làm việc là không lo thiếu ăn.
Mẹ Cố chỉ phát hiện ra khiếm khuyết này khi cậu bé dân trưởng thành.
Dù có làm gì thì cậu bé cũng chậm hơn nhiều so với các bạn cùng lứa, nói cũng rất chậm, những việc người khác chỉ cần dạy một lần là hiểu, cậu bé cần phải dạy năm, sáu, bảy, tám lần.
Anh cả Cố là đàn ông, căn bản không thể chăm sóc tốt đứa trẻ này, còn là một đứa trẻ đặc biệt như vậy.
Vì thế nhóc Minh Thành luôn được cha mẹ Cố chăm sóc.
Để chăm sóc đứa trẻ này, những năm qua họ đã rất vất vả, già đi rất nhiều.
Lúc đứa nhỏ tâm bốn năm tuổi, cha Cố còn đưa cậu bé đến bệnh viện lớn ở Kinh Thị để khám.
Bác sĩ nói rằng đây là tổn thương không thể phục hồi, không có cách nào chữa trị. Cha Cố chỉ có thể thất vọng trở về.
Những năm qua, anh cả Cố vẫn chưa tái hôn, một lòng chăm sóc ba đứa trẻ.
Cố Đình Hoa đi đã nhiều năm như vậy vẫn không có tin tức.
Mấy năm trước có gửi bức thư báo bình an, những năm gân đây lại không có tin tức gì nữa.
Trường học của Cố Yến Lễ ở tỉnh Vân Nam, Lý Thanh Vận muốn đích thân đưa cậu đi, nhưng ở nhà vẫn còn hai đứa con nhỏ phải chăm sóc.
Cuối cùng chỉ có mình Cố Đình Chu đưa tiễn.
Lý Thanh Vận cẩn thận chuẩn bị rất nhiều thứ cho con trai.
Ga trải giường, vỏ chăn và lõi chăn mới, pate và thỏ ướp lạnh mang thương hiệu của mẹ, mang theo nhiều để trên đường có thể ăn, đến nơi còn có thể chia sẻ cho bạn học.
May thêm vài bộ quần áo thu đông, đồ dùng sinh hoạt cũng chuẩn bị rất đầy đủ, sợ bỏ sót thứ gì.
Mặc dù học viện quân sự đều cấp đồng phục, nhưng con xa nhà ngàn dặm, lòng mẹ luôn lo lắng, luôn muốn làm nhiều cho con.
Thế nên hành lý chất đây mấy bao lớn, Đại Bảo và Cố Đình Chu nhìn gánh nặng ngọt ngào này, cũng không nói nên lời.
May mắn thay, cả hai đều là những người khỏe mạnh, mang những thứ này không thành vấn đề.
Đại Bảo bây giờ mới mười sáu tuổi, nhưng đã cao bằng cha, thoạt nhìn chẳng giống một đứa trẻ mười sáu tuổi chút nào.
Hai đứa nhỏ kia cũng không thấp, có thể liên quan đến việc Lý Thanh Vận cho chúng uống sữa từ nhỏ và đồ ăn ở nhà luôn rất ngon.
Đại Bảo càng lớn, tính cách càng trầm ổn, chuyện gì cũng giấu trong lòng, không giống như hai em, chuyện gì cũng nói ra ngoài, những đứa trẻ như vậy càng không được chú ý.
Nhưng chính bản thân Lý Thanh Vận cũng trải qua tuổi thơ bị xem nhẹ như vậy nên cô càng quan tâm đến cảm nhận và sức khỏe tâm lý của Đại Bảo, thường xuyên nói chuyện bình đẳng với cậu, dùng tình cảm và lý trí để giáo dục nên đứa trẻ này cũng sẵn sàng chia sẻ mọi chuyện với cô.
Mọi người nói cha con thường có tiếng nói chung, nhưng gia đình họ ngược lại, cô giao tiếp nhiều hơn với hai con trai, còn Cố Đình Chu thì có mối quan hệ tốt hơn với con gái.
Điều đáng nói đó là Giang Vãn nhà Giang Phàm cũng thi đỗ đại học Kinh Thị.
Đây là trường tốt nhất ở Hoa Quốc.
Nhà họ Giang vui vẻ đã đặt mấy bàn tại khách sạn quốc doanh tốt nhất ở Kinh Thị.
Tất nhiên, những người được mời đều là bạn bè thân thiết.
Cô bé Vãn Vãn này từ nhỏ đã là một cô bé ngoan ngoãn, có tri thức hiểu lễ nghĩa, việc học chưa bao giờ khiến ai phải lo lắng.
Cô ấy được bà nội xuất thân từ vùng sông nước Giang Nam nuôi dạy nên tính cách ôn hòa, nên nã, vẻ ngoài xinh đẹp động lòng người.
Giang Thao thì ngược lại, từ nhỏ đã là một đứa bé hiếu động, thành tích học tập thì nát bét, là đại ca của mấy đứa trẻ trong đại viện, suốt ngày mang theo mấy đứa em trêu chó đuổi mèo.
Tuy tính cách phóng khoáng nhưng thực ra là một đứa trẻ ngoan.
Thật ra tính cách của cậu ấy giống mẹ Bạch Ngọc hơn, là một người không chịu ngồi yên, thích sống tự do tự tại.
Vì truyền thống gia đình nên đời này của cậu ấy đã định trước sẽ vào vào quân đội.
Thế là sau khi tốt nghiệp trung học, vì không thể học được nữa nên cha Giang Thao đã ném cậu ấy vào quân đội để rèn luyện.
Cậu ấy chỉ không gặp thời thôi, nếu không nhà họ Giang sẽ bắt cậu ấy học hết cấp ba rồi mới tính tiếp, vì ai mà biết được khi nào sẽ khôi phục kỳ thi đại học chứ?
Ngoại trừ những "nhà tiên tri” như Lý Thanh Vận và Cố Đình Chu.
Mấy năm nay cha của Giang Phàm, nhờ sự nhắc nhở thường xuyên của Cố Đình Chu cũng như sự nhạy bén của bản thân mà thăng tiến từng bước, bây giờ đã rời khỏi quân khu này.
Là cấp dưới của ông, đương nhiên Cố Đình Chu cũng được thăng chức tăng lương, hiện đã được điều động về Kinh Thị, tiến gần hơn một bước tới trung tâm quyền lực.
Giang Phàm cũng được điều đến Kinh Thị, thậm chí còn chuyển đến Kinh Thị sớm hơn nhà họ Cố, nhà họ có biệt thự riêng ở Kinh Thị, cũng không xa nhà họ Cố.
Ngay cả những nhân vật bên lề như Trần Kiến Bằng, mấy năm cũng theo sát bước chân của Cố Đình Chu nên cũng có may mắn được điều động đến Kinh Thị, hiện tại đạt đến cấp doanh chính.
Đối với một người bình thường như anh ta, có được cơ may như vậy đã rất tốt rồi. Trần Kiến Bằng đã sống được cuộc sống mà mình mơ ước, vợ con có cuộc sống ấm no, hai người cùng nhau vun vén cho gia đình.
Mấy năm qua, Phạm Tiểu Đan đã sinh cho anh ta vài đứa con, một con trai và hai con gái.
Những đứa trẻ này đều được Lý Thanh Vận dạy dỗ, đứa lớn nhất bây giờ cũng tám chín tuổi.
Mấy năm qua, Lý Thanh Vận, Bạch Ngọc và Phạm Tiểu Đan đã trở thành "tam giác vàng" vững chắc nhất trong tập thể.
Bạch Ngọc là người ngay thẳng, đã hợp mắt ai thì sẽ không để ý xuất thân của người đó.
Nếu nói như vậy thì Lý Thanh Vận và Phạm Tiểu Đan đều xuất thân từ nông dân, họ vốn không cùng một đẳng cấp.
Nhưng tổ hợp như vậy, tình bạn này đã duy trì vài năm, gần mười năm. Phạm Tiểu Đan là cô gái tự mình biết mình và có chừng mực, tuy cô ấy quê mùa nhưng không ngốc nghếch, biết trân trọng hạnh phúc của bản thân, không mơ tưởng đến thế giới không thuộc về mình.
Mọi người đều vui vẻ với tình bạn này.
Sau khi Trần Kiến Bằng được điều động đến Kinh Thị, họ cũng được chia nhà đơn vị, nhưng khá xa, ba người muốn gặp lại nhau rất khó, vì nhà nào cũng có mấy đứa con, muốn đi chơi cũng phải đưa cả nhà đi theo.
Tuy nhiên, Bạch Ngọc và Lý Thanh Vận vẫn thường xuyên gặp nhau.
Bạch Ngọc cũng bỏ nghề giáo viên, ban đầu cô muốn tìm một công việc khác ở Kinh Thị, nhưng đúng lúc Vãn Vãn chuẩn bị thi đại học, nên nửa năm nay cô chỉ ở nhà chăm sóc con gái.
Tuy không biết nấu ăn nhưng khi con gái mệt mỏi, cô có thể đưa con gái đi dạo, giải tỏa tâm lý cho con. Vì vậy, nửa năm qua hai bà mẹ thất nghiệp này đã trở nên thân thiết hơn. Họ ước ngày nào cũng có thể ở cùng nhau, cũng đã đi gần hết ngõ ngách ở Kinh Thị.