Cuối cùng do dây leo quấn trên chân quá nhiều, anh ta bất đắc dĩ phải dừng lại dùng tay gỡ ra, cũng chính lúc này anh ta phát hiện, ngay phía sau mình, chính xác hơn phải nói là xung quanh mình, trong bụi rậm truyền đến tiếng "xào xạc”, cứ như có thứ gì đó đang di chuyển nhanh bên trong, mà mục tiêu của chúng chính là Mạnh Đông Dương tạm thời không nhúc nhích được bị kẹt trên mặt đất.
Tuy không biết là thứ gì, nhưng Mạnh Đông Dương biết rõ trong lòng, nếu hôm nay bị mấy thứ này bắt được, chắc chăn không còn mạng.
Vì thế anh ta liều mạng giật dây leo gai trên chân mình, một số rễ nhỏ vì anh ta dùng sức lung tung nên đã cắt vào da thịt anh ta, máu chảy ròng ròng.
Nhưng Mạnh Đông Dương lại hoàn toàn không để ý nhiều như vậy, dứt khoác cởi giày, để chân trần, chạy thục mạng xuống dưới chân núi.
Chạy chưa được xa, Mạnh Đông Dương chỉ cảm thấy chân mình hãng một cái, ngay sau đó cả người anh ta bắt đầu mất kiểm soát lăn xuống sườn núi dốc đứng.
Vai đầu, mỗi khối cơ trên người va chạm liên tục khiến cơn đau của anh ta ngày càng mơ hồ, cho đến cuối cùng mất đi tri giác.
Sáng sớm hôm sau, trong văn phòng ủy ban thôn Tháp Loan, một nhóm cảnh sát cùng Tô Vũ ngồi quanh bàn làm việc, tối qua Tô Vũ đã lập tức đến hiện trường.
Ngoài thông báo cho cảnh sát Yên Kinh cùng xuất động qua mối quan hệ của Lê Dương, anh một mình đi trước một bước đến mộ nương nương, thông qua định vị điện thoại của Mạnh Cầm, Tô Vũ tìm thấy Mạnh Cầm đã hôn mê trong một hồ chứa nước ở lưng chừng núi.
Loại hồ chứa nước này được xây dựng từ thế kỷ trước, mục đích chính là để tích nước vào mùa mưa, dùng để tưới tiêu cây trồng.
Nhưng sau đó địa phương trả đất hoàn rừng, không ít đất núi dần bị bỏ hoang, hồ chứa nước cũng bị bùn cát lấp đi một nửa, cộng thêm bị cỏ dại thực vật che phủ, một mình Mạnh Cầm lại căng thẳng nên rơi vào trong, nhưng cũng may là cô bé rơi vào đó, nếu không e là bây giờ cô bé đã mất mạng rồi.
Cục trưởng cục cảnh sát Yên Kinh Hứa Minh Huy nhìn một người đàn ông đội mũ lưỡi trai cũ hỏi: "Trưởng thôn, rốt cuộc là sao? Ông phải nói rõ vấn đề, sao đột nhiên lại gây ra rối loạn lớn thế này?"
Trưởng thôn ngậm tẩu thuốc lá, mặt đầy ưu sầu, thời gian trước khi nơi này vừa xảy ra chuyện, trưởng thôn đã lập tức thông báo cho cục cảnh sát, kết quả điều tra nửa ngày, chẳng phát hiện gì, cuối cùng cứ nói là bị rẳn độc cắn, qua loa cho xong.
Nhưng cảnh sát nói vậy, thôn dân không dám nghĩ thế, họ biết chắc chắn là có người xúc phạm tổ tiên, thôn này sắp biến thành "thôn ma' rồi.
Hút một hơi thuốc, trưởng thôn thở dài nhìn cảnh sát nói: "Trước đó đã nói với các anh rồi, nhưng các anh lại không tin, còn nói bọn tôi mê tín cổ hũ."
"Chính là mộ nương nương đang gây chuyện đó." Nói xong trưởng thôn cũng lắc đầu liên tục.
Dưới chân Tây Sơn có một mộ nương nương, điều này gần như người sống ở đây qua nhiều thế hệ đều biết.
Nghe nói vị nương nương này là một quý phi thời Đường mạt, được hoàng thượng sủng ái sâu đậm, sau khi chết thì được chôn ở đây. Nhưng theo thời gian trôi qua, cùng xã hội rối ren, họ tên của vị nương nương này đã không thể khảo chứng, nhưng có một điều cấm ky về mộ nương nương lại được lưu truyền mãi.
Truyền rằng, quý phi chết rồi, hoàng thượng đau đứt từng khúc ruột, nên kéo hết tất cả người hầu hạ quý phi lúc sinh thời đến chôn cùng, cộng thêm một số nô lệ cùng tù binh lúc đó, tính gộp lại đến cả nghìn người, được gọi là "hố ngàn người".
Sau đó, để lăng mộ quý phi không bị người ta quấy rầy, lại mời đại sư phong thủy nổi tiếng lúc bấy giờ, bày bố cục phong thủy, vĩnh viễn phong ấn vong linh những người tuần táng xuống lòng đất, hậu thế nếu có kẻ to gan dám xúc phạm thì nhất định chết không nghỉ ngờ.
Vốn dĩ chuyện này nhiều người đều cho là lời đồn, vô căn cứ, người tin cũng không nhiều, nhưng dần dần lại trở thành một điều cấm ky trong lòng mọi người, dù sao đạo lý thò đầu là bị bắn ai cũng hiểu, trong lòng mọi người đều biết mộ nương nương, trên tỉnh thần tôn kính người chết, không ai có tâm tư méo mó cả.