๑ ๑ ๑ ۩ ۩ ۞ ۩ ۩ ๑ ๑ ๑
Thôi công tử mỉm cười: "Cô nương nói xem ta là giống Diêm Vương, hay là giống đầu trâu mặt ngựa?”
Giang Từ nhắm mắt lại, lầm bầm nói: "Ta thấy, ngươi giống vị phán quan kia hơn."
Thôi công tử có chút sửng sốt, sau đó chợt cười to, ném túi châm cứu trong tay xuống: "Ta thấy, không cần phải châm cứu giúp cô nương nữa rồi, cô nương đã nhìn ra được ta giống phán quan, mạng nhỏ của cô cũng đã được giữ lại rồi."
Đêm mát như nước, Giang Từ nằm ở bên cửa sổ, nhìn lá vàng đầy đất trong viện.
Tiếng bước chân nhẹ nhàng vang lên, tiểu nha đầu An Hoa bưng chén cháo tiến đến, thanh âm trong trẻo như chuông: "Giang cô nương, cô bị thương vừa khỏi, gió lớn như vậy không tốt cho sức khỏe của cô." Nàng buông cháo xuống, đi qua cửa sổ đóng lại.
Giang Từ thở dài một tiếng, nằm trên giường, lấy chăn che mặt, buồn bực nói: "Chơi không vui, chẳng vui chút nào, cái này cũng không được, cái kia cũng không được, vậy cũng không được, chán chết."
An Hoa cười cười, nói: "Cô nương đừng nóng vội, chờ thương thế của người tốt hơn, ta sẽ cùng cô nương ra ngoài chơi, cô nương muốn chơi trò gì ta sẽ bồi cô nương ?”
Giang Từ bị xốc lên, cười nói: "Kinh thành có gì vui không?"
An Hoa suy nghĩ một chút rồi nói: "Nhiều lắm, hôm nào ta sẽ dẫn cô nương đi dạo một chút. Đúng rồi, trước kia cô nương thích chơi nhất là trò gì?"
Giang Từ ngồi dậy, nhận lấy cháo gà từ trong tay nàng, miệng lớn uống, hàm hồ nói: "Cũng chẳng có gì vui cả, chỉ là lên núi đánh gà rừng, xuống sông tìm cá, dịp Tết thì xem kịch lớn."
"Ồ, xem kịch gì?" An Hoa buộc tóc mai bị tản mát lên, nhẹ giọng nói.
"Đều là những vở hát thổ hí ở nông thôn, nói ra ngươi cũng chẳng biết. Đúng rồi, ta nghe người ta nói, ở kinh thành có Lãm Nguyệt lâu, mỗi ngày có một vở kịch, thật là làm người ta thán phục, khói trắng kia chính là có nguồn gốc từ Lãm Nguyệt lâu. An Hoa, một ngày nào đó ngươi nhất định phải dẫn ta đi nhìn xem một chút. Hôm đó ở Trường Phong sơn trang nghe Tố Yên tỷ hát kịch, ta còn chưa nghe đã thấy nghiện."
An Hoa mím môi cười nói: "Tố Yên không dễ lên hát đâu, hôm đó đến Trường Phong sơn trang là vì nể mặt Tướng gia của chúng ta mới đến. Ta nói Giang cô nương, cô đang an ổn như thế tự nhiên lại leo lên cây làm gì, vô duyên vô cớ gặp một kiếp như vậy, làm hại Tướng gia của chúng ta cũng phải áy náy trong lòng."
Giang Từ đặt chén xuống, nằm trở lại trên giường, cằn nhằn vài tiếng, nói: "Ta không phải muốn trèo lên cao để nhìn rõ hơn sao. Làm sao ta biết được còn có tên trộm nào đó còn đang trốn trên đầu mình đây? Làm sao ta lại biết được tướng gia nhà ngươi, sẽ nghĩ rằng ta chính là tên trộm đó chứ ? Tên trộm chân chính kia lại còn coi ta như cái đệm thịt, hại ta phải nằm một tháng trời nay ở đây, mà cũng chẳng thấy tướng gia nhà ngươi đến xin lỗi. Thôi được rồi, ngài ấy quyền cao chức trọng, còn ta chỉ là một dân nữ. Thật sự ta cũng không muốn gặp lại hắn."
"Giang cô nương nói lời này có thể là đã trách lầm cho tướng gia nhà ta, tướng gia trong thời gian này vô cùng bận rộn, ngay cả tướng phủ cũng không trở về. Hắn đã phân phó, dù phải dùng thuốc gì, bất kể giá cả thế nào, cũng phải cứu sống cô nương." An Hoa tuổi còn trẻ, chẳng qua mười bốn, mười lăm tuổi, tay chân cực kỳ lẹ làng, nói chuyện và dọn dẹp đồ vật trong phòng cũng rất thỏa đáng.
Giang Từ trong lòng chửi rủa thầm vài câu, lười nói thêm, một lần nữa chui mình vào trong chăn.
Sau khi tỉnh dậy, sức khỏe Giang Từ phục hồi rất nhanh, Thôi Lượng công tử kia hàng ngày đến, châm cứu nàng, giảm bớt liều lượng dược liệu từng bước một, An Hoa lại phục vụ nàng phải nói là ngon lành cành đào. Khuôn mặt Giang Từ từng ngày càng hồng nhuận, tinh thần cũng dần dần trở nên tốt hơn.
Chỉ là nàng không thể ra ngoài du ngoạn, mỗi ngày cảm thấy rất chán chường .Trong khuôn viên nhỏ này, nếu không phải gặp An Hoa thì lại là Thôi Lượng, cảm thấy vô cùng nhàm chán. Nàng không muốn quá thân thiết với An Hoa, ngược lại lại càng ngày càng thân quen với Thôi Lượng.
Từ trong miệng An Hoa, Giang Từ biết được Thôi Lượng là người Bình Châu, từ nhỏ đã thích học, về thơ thư, y sử, thiên văn địa lý đều đã nghiên cứu qua, mười tám tuổi năm đó đã trúng hiểu nguyên. Sau đó hắn lại không muốn thi Trạng nguyên nữa, ngược lại đi ngao du khắp nơi trên cả nước, khi đến kinh thành thì đã hết tiền, chỉ còn cách bán chữ trên phố lớn.
Một ngày nọ, Bùi Diễm, Tả tướng chủ nhân của Tướng phủ này nhàm chán, đi dạo trên phố để quan sát dân chúng, thấy chữ viết của Thôi Lượng, rất là tán thưởng. Nói chuyện một hồi, hắn quyết định làm bằng hữu với Thôi Lượng. Bùi Diễm yêu thích tài hoa của hắn, muốn mời hắn vào phủ, nhưng Thôi Lượng lại thẳng thản từ chối bước vào quan trường. Bùi Diễm cũng không ép buộc, ngược lại còn cố gắng thuyết phục, cực kỳ nghiêm túc mời hắn sống ở trong Tây Viên của phủ, cho hắn đặc quyền tự do ra vào, còn giúp hắn có một công việc chính là phụ trách ghi chép tại Lễ Bộ.