Quan viên Lễ Bộ đã ghi chép và chuẩn bị chi tiết về hiệp ước, sau đó trình lên cho Hoàng Đế, Thái Tử, Trang Vương và Tĩnh Vương, cũng như gửi thêm một bản cho Thừa tướng, Đại học sĩ của Long Đồ các, các quan đại phu của Thượng Thư Các, Ngự Sử Đài và Giám Sát Ty.
Tĩnh Vương mở giấy nhìn thoáng qua, khen ngợi: “ Thật sự là một ký kết tuyệt vời.”
Hoàng Đế nghe vậy mở rộng tờ giấy để xem lại thật kỹ, cũng nhẹ nhàng gật đầu: “ Không sai, kết cấu chặt chẽ mà vẫn không làm mất đi vẻ mềm mại, bên trong mạnh mẽ nhưng vẫn được tách biệt với bên ngoài, ẩn chứa tinh hoa bên trong, vừa nghiêm trang vừa mạnh mẽ , quả thật là kỹ năng viết chữ hiếm có.”
Ông nhìn về phía Thượng Thư Lễ Bộ Vương Nguyệt Hùng : “ Người biên soạn hiệp ước chương này là ai?”
“ Bẩm bệ hạ, người chấp bút soạn các quy tắc này chính là Thôi Lượng, người của phòng Lễ Bộ, là người Nhân Thị thuộc Bình Châu, từng trúng giải Nguyên. Ngày hôm qua, Trình đại nhân ở Phương Thư Phòng đã nhờ thần tạm thời chuyển Thôi Lượng sang làm việc ở đó do thiếu đi nhân lực.”
Hoàng Đế mỉm cười gật đầu: “ Hóa ra là Trạng Nguyên Bình Châu, khó trách trình độ tay chữ lại cao thâm như vậy. Việc hắn làm chấp bút ở Lễ Bộ quả thật có hơi lãng phí, chuyển sang Phương Thư Phòng là lựa chọn tốt nhất, như vậy, ta có thể mỗi ngày đều có thể chiêm ngưỡng trình độ của Thôi Trạng Nguyên.”
Nói xong lại quay sang hướng về Tĩnh Vương: “ Hôm trước ta còn khen chữ ngươi đã có tiến bộ, nhưng so với Thôi Trạng Nguyên này thì xem ra ngươi vẫn còn cố gắng hơn.”
Tĩnh Vương cúi người cười nói: “Nhi thần cẩn tuân nghe theo theo dạy bảo của phụ hoàng!”
Trang Vương bên cạnh có vẻ hơi khó chịu, khẽ hừ một tiếng.
Thị Lang Lễ Bộ đọc khế ước một lần nữa, lời vừa kết thúc, Đào Hành Đức - Hữu tướng hiện đang đứng bên phải đã tiến lên một bước hành lễ nói: “Bệ Hạ, thần có ý kiến khác.”
“ Đào Khanh, có gì cứ nói thẳng.”
Đào Hành Đức liếc mắt nhìn Bùi Diễm đang mỉm cười, nói: “ Khế ước này một phần là do Bùi Tướng thúc đẩy, các điều khoản trong khế ước hôm nay chúng thần mới được biết đến. Theo lẽ thường, Bùi Tướng những năm gần đây chính là người chủ trì toàn bộ công việc tại quân chính với Hoàn quốc, thần tất nhiên là không nên can thiệp. Nhưng trong khế ước này có một điều mà thần vẫn còn chưa được minh bạch.”
Hoàng Đế sắc mặt ôn hòa: “ Nếu có điều gì vẫn chưa rõ, vậy thì nhờ Bùi quan giải thích rõ cho.”
Bùi Diễm cúi đầu nói: “ Thần tuân chỉ.” Hắn qua hướng về phía Đào Hành Đức : “ Xin Đào tướng chỉ rõ.”
Đào Hành Đức mở ra tờ giấy trong tay nói: “ Trong hiệp ước, đề cập đến vấn đề quyền sở hữu dãy núi Nguyệt Lạc. Kể từ khi triều đình chúng ta thành lập, dãy núi Nguyệt Lạc luôn thuộc về chúng ta, dân tộc Nguyệt Lạc hàng trăm năm nay, cũng luôn dựa vào tư cách của một bộ tộc thuộc, nộp thuế hàng năm cho triều đình. Bùi tướng lần này soạn thảo hiệp ước, lại cùng Hoàn quốc chia dãy núi Nguyệt Lạc làm hai, dựa theo sông Đồng Phong làm ranh giới, phía bắc thuộc về Hoàn quốc, phía nam thuộc về triều chúng ta. Như vậy, phải chăng chúng ta đã chia nửa lãnh thổ thuộc về triều đình cho họ, thậm chí đồng ý gián tiếp rằng, những cuộc chiến trước đây vì dãy núi Nguyệt Lạc, chúng ta thật ra đã thua cuộc. Tôi có chút không hiểu, mong Bùi tướng giải thích."
Trang Vương gật đầu nói: “ Đào tướng nói rất đúng, cuộc chiến giữa chúng ta và Hoàn quốc năm trước, chúng ta đã giành chiến thắng, thật ra không cần thiết phải làm như vậy, còn xin Bùi tướng hãy chỉ điểm "
Thấy Hữu tướng và Trang Vương đều nói như vậy, các quan thượng thư và đám ngự sử đại phu cũng thảo luận nhỏ, trong điện đang vang lên tiếng xì xào bàn tán.
Bùi Diễm tỏ vẻ thản nhiên, mỉm cười nói: "Lý do tại sao trong hiệp ước lại chia rẽ sơn mạch Nguyệt Lạc làm hai, mỗi nước lấy một nửa, có ba điểm cần cân nhắc.
Đầu tiên, phía Bắc của sông Đồng Phong, thuộc Nguyệt Lạc sơn mạch, là khu vực đất Hỏa Thạch, sản vật nghèo nàn, có câu ca dao cổ truyền: 'Phía Bắc Đồng Phong, đất cháy khét, trẻ nhỏ khóc đôi hàng lệ.' Trong khi phía Nam của sông Đồng Phong lại rất màu mỡ, sản vật và đất đai phong phú. Do đó, dường như là chia đôi nhưng thực chất là bỏ nghèo khó để lấy phong lưu, triều đình chúng ta không hề chịu thiệt.
Thứ hai, phía Bắc của sông Đồng Phong, vì sản vật nghèo đói mà tạo nên sự hoành hành của bọn cướp, gây ra nhiều rối loạn. Trưởng tộc Nguyệt Lạc để dập tắt sự hỗn loạn đã nhiều lần yêu cầu triều đình cử quân đến trợ giúp. Nhưng bọn cướp này rất khó bắt, từ khi lên ngôi ba năm nay, quân địa phương đã có hàng nghìn người tử nạn trong các cuộc chiến tiêu diệt, khiến triều đình khó lòng chịu đựng. Lần này trả phần phía Bắc của sông Đồng Phong cho Hoàn quốc, thực chất là đưa một củ khoai nóng rực cho Hoàn quốc giữ, ít nhất có thể kéo lùi hàng vạn quân lực của Hoàn quốc.