- Bác Liễu.
Sở Thiên và Khương Tiểu Bàn đều sững sờ. Lâm Ngọc Đình gọi Liễu Trung Hoa là bác, xem ra quan hệ giữa hai người cũng không đơn giản.
Liễu Trung Hoa cũng rất ngạc nhiên, ông cao hứng cười nói:
- Đình nhi, hóa ra là cháu, cha cháu có khỏe không?
Lâm Ngọc Đình cười cười:
- Cha cháu vẫn bận rộn như trước kia, mệt mỏi vì danh tiếng.
Liễu Trung Hoa cảm khái nói:
- Lâm Kiểm đúng là một Kiểm sát trưởng tốt, làm quan thanh liêm, ghét ác như thù. Thành phố Nghi Hưng nhờ ông ấy mà công bình hơn vài phần!
Sở Thiên ngồi nghe cũng không cảm thấy kỳ lạ, nhưng Khương Tiểu Bàn lại lộ vẻ bất ngờ, nói:
- Chẳng lẽ cha bạn chính là người được mọi người gọi là "Thiết Diện Bao Công" Kiểm sát trưởng Lâm Ngọc Thanh?
Lâm Ngọc Đình thản nhiên gật gật đầu, trong lòng vui mừng vì thanh danh của cha mình trong dân chúng.
Chỉ có Sở Thiên vẫn mù tịt, không nhịn được hỏi:
- Đó chẳng phải là Bao Chửng thời Tống hay sao?
Khương Tiểu Bàn cười hắc hắc, tự cho mình tin tức linh thông, nói với Sở Thiên:
- Cũng không khác Bao Chửng thời Tống triều lắm. Kiểm sát trưởng Lâm Ngọc Thanh tại thành phố Nghi Hưng tiếng tăm lừng lẫy. Ông có gan điều tra Phó thị trưởng, ra lệnh bắt Sở trưởng. Mấy năm nay tham quan ô lại bị ông điều tra ít nhất cũng có hơn mười người. Nhân dân thành phố Nghi Hưng đều rất sùng bái ông, phong cho ông danh xưng Thiết Diện Bao Công. Nguồn truyện: Truyện FULL
Trong lòng Sở Thiên chấn động, không ngờ bây giờ vẫn còn môt vị quan thiết diện vô tư tới vậy. Đây chính là may mắn của dân chúng, cũng là khắc tinh của quan tham. Nhưng làm người thân của quan tốt cũng rất nguy hiểm, một khi chó cùng rứt giậu, Lâm Ngọc Thanh tất sẽ bị thương tổn. Từ xưa đến nay, quan thanh liêm khó làm, thiết diện vô tư càng thêm khó. Nhưng Sở Thiên cũng không dám nói điều này ra, hắn sợ sẽ khiến Lâm Ngọc Đình lo lắng.
Liễu Trung Hoa đã gọi đồ ăn, nhân lúc thức ăn chưa đưa tới cười cười nói:
- Hôm nay có thể ăn một bữa cơm với mọi người đúng là duyên phận. Thầy cũng không giảng dạy đạo lý gì, chỉ mong các trò đạt thành tích tốt trong kỳ thi đại học, không nói tới chuyện làm trường học vẻ vang, cũng không nói làm cha mẹ hãnh diện, cứ coi như là vì cuộc sống của mình.
Liễu Trung Hoa nói chuyện rất chân thành, cũng rất có đạo lí khiến cho ba người Sở Thiên đều thoải mái tiếp thu.
Liễu Trung Hoa đổi đề tài, nói với Sở Thiên:
- Sở Thiên, gần đây ta đang nghiên cứu văn hóa triều Tống, trò có cách nhìn về triều đại này thì cứ nói ra.
Sở Thiên trầm ngâm một chút rồi nói:
- Em cũng chỉ biết sơ sơ mà thôi, chỉ sợ khiến người trong nghề chê cười. Triều Tống chính là triều đại giàu có nhất. Chính sách phát triển của Đại Tống chính là phát triển kinh tế, trọng văn khinh võ.
Lâm Ngọc Đình nói xen vào:
- Sao có thể như vậy. Chẳng phải là Tống triều nhu nhược vô năng sao? Ngay cả Hoàng đế cũng bị bắt hai người. Nhạc Phi chết oan uổng, sao có thể gọi đó là triều đại thịnh trị nhất?
Sở Thiên thở dài nói:
- Rất nhiều người đều có suy nghĩ sai lầm đó. Nếu như nói rõ tất cả thì vài ngày cũng không hết. Trò chỉ nêu vài ví dụ đơn giản: kỹ thuật in ấn và thuốc nổ phát minh vào đời Tống. Triều Tống không ngăn cản buôn bán, kinh tế phồn vinh, thu nhập tài chính lớn nhất đạt tới 16000 bạc triệu văn, nghe nói vào thời điểm cao nhất chiếm 60% tổng sản lượng kinh tế thế giới. Buôn bán với nước ngoài phát triển chưa từng có, kỹ thuật chế tạo thuyền đứng đầu thế giới!
Khương Tiểu Bàn cũng không phục nói:
- Cơ sở kinh tế quyết định kiến trúc thượng tầng, tại sao kinh tế triều Tống mạnh nhưng tồn tại không lâu đã bị diệt? Trong suy nghĩ của em thì nhà Đường mới là mạnh nhất.
Lúc này, một vài lãnh đạo trường ngồi ăn cơm ở quanh cũng hứng thú, chào hỏi Liễu Trung Hoa, sau đỏ vểnh tai nghe.
Sở Thiên cười nói:
- Triều Đường, công nguyên năm thứ 618-907, trị vì 290 năm. Triều Tống tồn tại từ năm 960 đến 1279, khi xảy ra binh biến Trần Kiều mới diệt vong, trị vì tổng cộng 320 năm.
Lâm Ngọc Đình và Khương Tiểu Bàn giật mình nhìn Sở Thiên. Triều Tống tồn tại dài hơn triều Đường hiển nhiên đã phá vỡ nhận thức của họ. Liễu Trung Hoa khẽ nhíu mày, tập trung nghe Sở Thiên giảng giải.
Sở Thiên thở dài nói:
- Tôi biết trong lòng mọi người cảm thấy không đúng, nhưng nhiều khi lịch sử chính là như vậy, khiến người ta không thể ngờ được. Nếu như xét về mặt thống nhất lãnh thổ, triều Tống không bằng triều Đường. Trước thời hậu Đường thì triều Tống đã mất quyền khống chế Tây Vực. Đến đời Hậu Tấn lại cắt Yến Vân 16 châu cho Khiết Đan. Sau khi thành lập đất nước, Thực Tông bại trận Đàn Yên khiến quốc lực hao tổn lớn. Từ năm 1127 về sau triều Tống cũng dần mất đi lãnh thổ rất lớn ở phía Bắc. Bởi vậy nếu tính thời gian lãnh thổ thống nhất thì hẳn là triều Đường dài nhất, tổng cộng 290 năm. Nhưng sau khi nổi loạn thì triều Đường cũng mất dần quyền khống chế. Năm 875, Hoàng Sào khởi nghĩa. Như vậy, nếu tính thời gian quốc hiệu mà không tính lãnh thổ quốc gia thì triều Tống tốt hơn triều Đường một chút.
Lâm Ngọc Đình lắc đầu nói:
- Vậy tại sao người đời sau đánh giá triều Đường cao hơn triều Tống? Người đời sau tự xưng người Đường, người Hán làm kiêu ngạo chứ có thấy ai xưng người Tống đâu?
Sở Thiên nói tiếp:
- Đó là bởi vì trong mắt mọi người triều Đường chính quyền cứng rắn, triều Tống thì nhu nhược vô năng. Tuy rằng phương diện số liệu rất cao nhưng chính sách trọng văn khinh võ cùng tư tưởng an phận thủ thường khiến cho nhiều người đau xót. Triều đình không chiếm lại đất đai bị mất mà chỉ cầu bình an, đối ngoại quỳ gối xin hàng, bên trong tàn sát trung lương. Triều đình vô năng, quan lại chỉ chú ý hưởng thụ, đối ngoại thì quỳ gối đầu hàng, đối nội hãm hại Nhạc Phi cùng các nhân sĩ ái quốc tàn khốc. Quan to hiển quý tận hưởng sắc dục, tầm hoan tác nhạc, dân chúng buồn bã lầm than, vũ lực không hưng thịnh. Tống triều dùng cảnh ca múa thái bình để khuất lấp những bĩ cực đói khát, lẫn những bi phẫn uất ức, dần dần hủy hoại gốc rễ kinh tế từ bên trong. Tống triều cũng giống như trong trường học, cũng có con ông cháu cha không học vấn không nghề nghiệp, chỉ dựa vào tiền mà phách lối, bị người đời khinh thường. Thế nhưng, nếu nghiêm túc suy nghĩ một chút, nếu Tống triều nếu thực sự vô năng như vậy, làm sao có thể trở thành đế chế kinh tế một thời?
Khương Tiểu Bàn oán hận nói:
- Sống vinh còn hơn chết nhục, triều Tống liều mạng chiến một trận, cho dù bị diệt vong vẫn vinh quang!
Sở Thiên lắc đầu nói:
- Người quyết định không phải bạn, bạn cũng không phải dân chúng triều Tống, không thể hiểu hết sự tàn khốc của chiến tranh. Bách tính thời Tống đã trải qua chiến tranh, trải qua bao nhiêu khó khăn mới có thể an cư lạc nghiệp, mấy ai nguyện ý buông tha cuộc sống yên bình lấy tiếng thơm vài chục năm? Có lẽ, nỗi đau xót của triều Tống chính là nguyện ý an nhàn!
Khương Tiểu Bàn lại tiếp tục:
- Nhưng sống như vậy quá uất ức!
Sở Thiên thản nhiên nói:
- Lịch sử luôn phát triển, mỗi triều đại thay đổi chính là lịch sử tiến bộ. Đây không phải thứ mà ý chí của bạn có thể thay đổi được. Bất luận triều Tống nhục nhã như thế nào nhưng cũng không thể phủ nhận chiến công của nó. Chúng ta chỉ có thể nói sự tồn tại của triều Tống mang theo nỗi chua xót.
Sở Thiên nhìn Liễu Trung Hoa, áy náy cười nói:
- Thật xin lỗi, em đã lạc đề rồi!
Liễu Trung Hoa cười lớn nói:
- Trò nói rất hay, khiến cho ta được mở mắt rồi!
Sở Thiên tươi cười xán lạn.
Mấy lãnh đạo ngồi cạnh cũng đua nhau giơ ngón tay thẳng lên, cũng hỏi Liễu Trung Hoa tên người học sinh này. Sự hiểu biết lịch sử của học sinh này đã khiến họ mở rộng tầm mắt, cũng khiến họ cảm thấy xấu hổ.
Rốt cục đồ ăn cũng bưng lên, bàn đầy thức ăn ngon nhưng Lâm Ngọc Đình và Khương Tiểu Bàn vừa ăn vừa băn khoăn, luôn nghĩ tới lời nói của Sở Thiên: Nỗi đau xót của triều Tống!