Mọi người nhốn nháo tận nửa ngày, cuối cùng cũng đem bức họa đó tìm người giải đáp, họ trực tiếp đi đến phố Quan Tiền, nơi náo nhiệt nhất của Tô Châu, bao hết cả trà lâu, lấy bức họa này trưng ra, cầu cao nhân đến giải, giải được sẽ trọng thưởng ngay sau đó.
Kết quả không ngờ là, bức họa vừa được treo lên, thật sự đã đem đến cho họ một nhân vật truyền kỳ.
Bọn họ ai nấy đều không còn cách gì, chỉ biết đem bức họa này treo trên một trà lâu của phố Quan Tiền thôi.
Phố Quan Tiền ban đầu là địa điểm náo nhiệt đầu tiên ở Tô Châu, đồng thời cũng là nơi tọa lạc của ngôi chùa cổ “Huyền Diệu Quan”, vì vậy, hàng ngày dòng người qua lại đông đúc, thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới, thổ dân địa phương đã được không ít ẩn sĩ cao nhân đến thăm.
Cho nên cái tên “Quan Tiền”, nói tới chính là “Huyền Diệu Quan” ở con phố thứ nhất.
Bạch công tử vốn là một diệu nhân, anh không chỉ tuyên bố trọng thưởng, còn bao cả một tòa trà lâu, ai ghé qua đây đều được tán dóc và uống trà miễn phí, lập tức thu hút được một đám người.
Mọi người đang bàn tán xôn xao về bức họa, đột nhiên bên cạnh chợt phát ra giọng nói trong trẻo của một người con gái: “Sao lại có người đem một con sâu treo lên vậy?”
m thanh đó không lớn, nhưng lại nghe được rất rõ ràng và thanh thoát kiên định, giọng nói chuẩn xác truyền đến tai từng người, như đang ở bên cạnh mọi người để nói chuyện vậy.
Mọi người ngẩng đầu lên nhìn, thì thấy một cô gái ngoại tộc mặc bộ trang phục của Miêu Cương*, từ con phố bên kia bước qua.
(Miêu Cương: Từ này được sử dụng nhiều ở thời nhà Minh, nhà Thanh, là chỉ khu tập trung dân cư Miêu tộc phía Tây Nam của Trung Quốc, Miêu Cương được tổng quát bao gồm Vân Nam, Tứ Xuyên, Quý Châu, Hồ Nam, Trùng Khánh, Quảng Tây và các bộ phận thành thị khác… còn người xưa gọi “Miêu Cương”, là nói Miêu Tộc cùng các dân tộc thiểu số tập trung lại.)
Ai nấy cũng đều kinh ngạc, cô gái đó cách trà lâu rõ ràng à hơn hai ba chục mét, trên đường người đông chen chúc, cô chỉ vỏn vẹn nói nhỏ một câu, sao lại có thể nghe được rõ ràng như vậy?
Đợi mọi người nhìn kĩ hơn thì cô gái đó như đã lướt qua đây rồi, tuy là khoảng cách không xa, nhưng có làm sao cũng không thể nhìn rõ khuôn mặt của cô, giống như có một lớp sương che đi mất.
Cô gái nhìn bức họa một cái, tùy tiện nói: “Đúng là con lừa đầu trọc mà, giả thần giả quỷ!”
(Câu này thì ý nói cô gái mắng người vẽ tranh là sư trụ trì, do mắng chửi tăng ni nên mình xin không giải nghĩa rõ hơn nữa nhé, biết đại khái vậy là được rồi nhen!!!)
Cô vừa nâng tay lên, liền có một thứ gì đen thui bay đến trên bức họa, vừa hay lại rơi vào chỗ bát trà, đậy con tằm trắng múp đó lại.
Lúc này có người cùng ngành kêu lên: “Câu đố đã được giải rồi!”
Mọi người vội vàng hỏi: “Giải như nào?”
Người đó nói: “Mọi người nhìn xem, trên bức họa có cái gì đang nằm đó!”
Mọi người đồng loạt chuyển tầm nhìn sang bức họa, mới phát hiện trên đó là một con sâu to bằng bàn tay, khắp người đầy lông lá, mà cả thân mình trên dưới đều vằn vện đỏ ngầu, nhìn cực kỳ hung dữ và kì quái, chưa bao giờ thấy qua một con sâu kinh dị như vậy.
Người đó lại nói: “Đây không phải là con sâu bình thường, rõ ràng là con sâu độc của Miêu Cương! Vạn trùng hóa cổ* a, vị cô nương này là Cổ Nữ của Miêu Cương đấy!!”
(Vạn trùng hóa cổ: vạn con sâu hóa thành con sâu độc, Cổ Nữ là cô gái nuôi sâu độc.)
Mọi người đang nhốn nháo khen ngợi: “Trong bức họa có chữ <Mãnh> dưới bát trà, phía trên có chữ <Trùng>, gộp lại là thành chữ <Cổ> rồi.
Bạch công tử cũng là người từng gặp qua thế sự, lập tức để tách trà xuống, anh nói: “Cô nương xin dừng bước”, rồi mời cô vào để đàm đạo.
Cô gái đó không chút do dự, tiếp tục đi về phía trước.
Cũng không biết di chuyển như thế nào, nhưng cô ấy đã nhanh chóng luồn qua dòng người đông đúc, chuyển mình liền bước vào Huyền Diệu Quan.
Bạch công tử cuối cùng cũng gặp được vị cao nhân sống rồi, tất nhiên sẽ không để cô thoát, lập tức hô to: “Đuổi theo!”, một đám người nhanh chân chạy về phía cô gái đó.
Đợi tới lúc họ chạy đến tu viện rồi, thì thấy cô gái đó đã bước vào đại điện.
Bạch công tử đang muốn xông vào, thì Hách Vận liền la lên: “Đừng vào đó!”
Thì ra Hách Vận này là do từ nhỏ chú mình đã xuất gia, cũng am hiểu một chút quy tắc trong tu viện.
Tu viện này thường là có ba cánh cửa, chính giữa là cửa chính, trái phải mỗi bên một cửa.
Du khách tham quan, tăng ni, phải dựa theo hai cửa phụ mà vào, không được đi cửa chính, cũng không được giẫm vào bậc cửa, đây đều là cấm kỵ.
Cửa chính này không phải dành cho người phàm đi đâu, chỉ những phương trượng có địa vị cao nhất trong tu viện, sáng chiều giảng kinh phật mới có thể đi.