Mục lục
Ngư Thúc Quái Đàm
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Đêm tối ở Tân Cương, mặt trời luôn lặn vào lúc chín mười giờ, tạo nên từng lớp hoàng hôn màu đỏ thẫm trên sa mạc.

Nhìn xa xăm là một hoang mạc lớn trùng trùng điệp điệp, những cồn cát nhỏ cao thấp, từng hàng cây dương khô héo ngả nghiêng, kẹp trên hai ngón tay điếu thuốc rê, lúc này là con người dễ gần gũi nhất cũng là lúc dễ kể chuyện nhất.

Đợi lúc mặt trời lặn mất tăm rồi, chủ tiệm mới nhẹ nhàng thở một hơi dài, ánh mắt đầy thất vọng.

Tôi có chút hiếu kỳ, hỏi ông: “Đợi ai à?”

Ông gật gật đầu.

Tôi cười rồi nói: “Là người yêu sao?”

Ông lại gật đầu, khuôn mặt tràn đầy hạnh phúc.

Tôi lại cười, nói tiếp: “Là người Hán ư?”

Tôi vốn chỉ muốn hỏi ông là, người phụ nữ mà ông đang đợi là người Hán hay là người dân tộc, dù sao thì ở Tân Cương thì người dân tộc nhiều hơn.

Nhưng không ngờ, ông do dự một chút, thấp giọng nói: “Cô ấy… Hình như không phải là người...”

Tôi giật mình, xém chút nữa là ngã từ trên ghế bố xuống rồi.

Ông cũng không đếm xỉa gì đến tôi, có lẽ là do đè nén quá lâu, ông trầm mặc một chút, lấy ra hai cái ly sứ, nấu ấm trà, rồi kể chuyện của ông cho tôi nghe.

Ông nói: “Tôi họ Bạch, là người Tô Châu, nhà tổ ở Giang Đông, Nghi Hưng.”

Từ triều đại nhà Thanh và nhà Minh bắt đầu, ở Giang Đông, Nghi Hưng đã nổi dậy bao nhiêu Giang Nam vọng tộc, như họ Chử, Tưởng, Nhậm, Trần, Ngô, Sử, Lục vân vân... Phu nhân nhà tôi thuộc quan lâm họ Tưởng, chứ không phải thuộc truyền thống vọng tộc ở Giang Đông, mà là từ Huệ Châu chuyển đến. Người Huệ Châu đặt nặng thi cử, gia tộc Tưởng Ngạc ở ngõ Đại Nhân, Cửa Nam Thành, huyện Nghi Hưng, thời nhà Thanh. Bà Tưởng Bích Vy, vợ cũ của Từ Bi Hồng (gia tộc của bà là một gia tộc có tiếng ở Nghi Hưng, tổ tiên là Hàm Đình Hầu thời nhà Hán), xuất thân từ một nhánh của họ.

Nhà của Trung Chính tiên sinh (Tưởng Giới Thạch), cũng là từ Nghi Hưng chuyển về Phụng Hóa được coi là nhất mạch tương truyền* cùng chúng tôi, trước giờ vẫn qua lại với nhau. Sau này Trung Chính tiên sinh thu phục được bang Thanh Hồng ở Thượng Hải, về quê gây quỹ, cũng là chủ yếu do gia tộc chúng tôi ủng hộ.

(Huyết mạch tương truyền: cha truyền con nối, truyền từ đời này sang đời khác.)

Tôi được sinh ra tại Nam Dương, sau khi tốt nghiệp đại học công nghệ ở Nam Dương thì về tiếp quản sự nghiệp của gia tộc, mọi thứ đều xảy ra rất bình thường.

Tôi lúc ấy vẫn còn trẻ, một lòng muốn đem sự nghiệp của gia tộc lên một tầng cao mới, cho nên suốt ngày lập kế hoạch cho những thứ to tác hơn.

Thời điểm đó, hội đồng hương cho biết, chính phủ Trung Quốc đang xúc tiến đầu tư, khuyến khích Hoa kiều về nước khởi nghiệp, đồng thời hỗ trợ thuế và chính sách của nước nhà.

Tôi hứng chí lẽo đẽo quay về, chính phủ đương nhiên là rất hoan nghênh, liền đem trả nhà tổ cho gia tộc chúng tôi.

Đó là một ngôi nhà lớn có lịch sử mấy trăm năm ở Tô Châu, nghe nói là lúc xây dựng ngôi nhà này có mười tám con hạc tiên bay vòng quanh ba vòng ở khuôn viên, cho nên lúc đấy được mọi người xưng là hoa viên Bạch phủ.

Hậu hoa viên rộng lớn với những loại cây thân to dang hai tay ôm không xuể như cây nguyệt quế, cây lựu, cây liễu, cây hòe Nhật Bản, còn có cả một mảng rừng trúc mai, hoa ngọc lan xếp từng lớp, có hòn non bộ và những tảng đá gồ ghề.

Tôi trước giờ là sống trong nhà kiểu phương Tây, lần đầu tiên ở trong một nơi cổ hương cổ sắc như vậy, nghĩ đến cuộc sống của tổ tiên tôi lúc trước, những nơi mà họ từng phấn đấu qua lại tràn đầy những thỏa mãn khác lạ.

Trước khi tôi đến, các cụ nhà chúng tôi đã dặn đi dặn lại, ở trong gia viên có cây nguyệt quế ba trăm năm tuổi, trước khi họ rời đi đã chôn một chiếc gương của thời chiến quốc. Khi tôi đến nhà tổ rồi, nhất định phải đào cái gương cổ đó lên, treo ngay giữa cửa chính.

Cái gương đó là để tránh tà đấy.

Người ta cho rằng, những ngôi nhà cổ có tuổi đời mấy trăm năm thường sẽ rất tốt về mặt phong thủy, do là cả gia tộc có con cháu mấy đời từng sinh sống ở đó, thành ra sẽ có một chút vận khí bao phủ trên bề mặt, vậy nên một số tà ma, linh hồn tinh quái vân vân... thích trốn trong này xem như được bảo vệ.

Lúc vừa về tới đây, mỗi ngày đều có rất nhiều yến tiệc để tôi ứng phó, cho nên đã quên mất đi việc này.

Sau đó có một đêm, tôi nghe tiếng sột soạt được truyền đến từ ngoài sân, liền khoác áo xuống giường.

Buổi tối hôm đó, là một đêm trăng đẹp, ánh trăng chiếu rọi xuống như phủ một lớp sương lên mặt đất vậy.

Dưới ánh trăng, tôi nhìn thấy một cô nương mảnh khảnh trên tay cầm một cây kéo lớn, đang ngân nga một bản ballad kỳ lạ, đang tỉa cành cho cây nguyệt quế.

Tỉa xong những cành cây phía dưới, cô với không tới những cành phía trên, đành trèo hẳn lên cây, giống như một con lười vậy, treo người trên cao để tỉa cành lá. Nhưng cô thật ngốc, còn chưa chạm được đến cành cây thì bị ngã từ trên xuống, sau đó ở phía dưới la um sùm.

Tôi nhịn không được liền cười to, cô ấy không những không sợ, còn đưa nắm đấm ra hù dọa tôi.

Tiểu gia hỏa nói, cô là láng giềng bên cạnh nhà tôi, bởi vì nhà tôi quá nhiều năm không ai ở, nên cô không thể chịu đựng được đành trèo tường qua, giúp chúng tôi chăm sóc hoa cỏ nơi này.

Cuối cùng, tiểu gia hỏa ép tôi tỉa cành lá rồi tưới đủ nước cho cây nguyệt quế, cây lựu, mới tha cho tôi.

Tôi lúc đó cũng chẳng nghĩ ngợi gì nhiều, dù sao cô ấy cũng là đứa trẻ tầm mười ba mười bốn tuổi thôi.

Sau này, tôi đã sống tại đây, cùng với cô bé đó làm bạn.

Cô bé đó rất tinh nghịch, thông minh tuyệt đỉnh, biết chơi cờ vây, biết đàn cổ cầm, còn biết vẽ quốc họa.

Ừm, có hôm cô bé đó lấy bức danh họa mà bố tôi sưu tầm, mỹ nhân đồ của bát đại sơn nhân, vẽ cho họ vài nhúm râu trên mặt.

Bởi vì cô bé cảm thấy các mỹ nhân không mặc xiêm y, nhìn thật vô sỉ, cho nên vẽ thêm râu xem như là cảnh cáo.

Lại vẽ lên bức “Độc điếu hàn Giang tuyết” đồ thời nhà Minh, trên đó thêm cho lão ngư phu câu được một con cá chép lớn, bởi vì cô bé cho rằng lão ngư phu câu cá giữa trời đông gió tuyết là chuyện không dễ dàng, tốt xấu gì thì cũng cho ông một chút thu hoạch chứ.

Đôi lúc ngẫu nhiên, cô bé nổi hứng là sẽ bảo tôi ôm chiếc cổ cầm ra, đích thân đàn tôi nghe một khúc, âm điệu cao ngút du dương, tựa như âm thanh của một con thiết mã.

Khúc nhạc mà cô đàn, tôi chưa từng nghe bao giờ, sau này tra tìm biết bao nhiêu nhạc phổ, cũng chưa từng có ai ghi lục qua khúc nhạc này cả.

Cô bé tự nói rằng: “Đây là cổ nhạc, người phàm mấy anh sẽ không biết đâu.”

Tôi đương nhiên là động lòng với cô bé ngây thơ hoạt bát này rồi.

Nhưng vào lúc đó, tôi cũng đã đứng tuổi, đáng lẽ phải tới tuổi cưới vợ sinh con, việc kế thừa sản nghiệp của gia tộc sớm đã không còn ương bướng như thời niên thiếu nữa.

Tôi cảm nhận được, cô bé nhất định biết những chuyện này, chỉ là chưa bao giờ hỏi tôi và tôi cũng chưa từng nói tới.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK