Tấm gương này phản chiếu những tia sáng rực rỡ dưới sông, tia sáng cùng sóng nước hòa lẫn vào nhau, rất là thần kỳ.
Vị ngư dân đó bưng tấm gương lên nhìn, nhưng lại nhìn thấy được lục phủ ngũ tạng của mình, dọa ông một phen, cứ tường là mình gặp ma rồi, lại đem nó vứt xuống sông.
Sau nay lên báo cho triều đình, mới biết trên đời này có tấm bảo gương cổ diện thế, hoàng đế lập tức triệu tập hơn cả ngàn dân chúng, trăm phương ngàn kế tìm cách để vớt nó lên nhưng lại chẳng có kết quả gì.
Nghe đồn là cho đến giờ nó vẫn chìm ở dưới đáy sông Tần Hoài, vì tấm gương cổ này tà khí quá nặng, ở sông Tần Hoài tích lũy biết bao nhiêu ám khí, sau này ở thành Kim Lăng xảy ra rất nhiều chuyện quái dị, muốn trấn áp lại cũng chẳng được.
Tấm gương bảo thứ ba, là một tấm gương thanh kim, xuất hiện tại thời nhà Hán.
Vua Hán Vũ vì nó mà xây dựng một tòa Vọng Thiền các, cao mười hai trượng, phía trên đặt tấm gương này. Nó dùng để đuổi tà, phàm là có những thứ tà ma không sạch sẽ ngang qua, bị gương chiếu một phát, ngay lập tức sẽ hiện nguyên hình, hoặc là chết ngay tại chỗ, đây gọi là hàng yêu đấy.
Tấm bảo gương thứ tư xuất hiện ở thời nhà Tùy, bị ngự sử Vương Độ thời đó sưu tầm rồi.
Tấm gương đó rộng tám tấc, mũi kính là một con kỳ lân đang ngồi đó, viền kính được chia làm quy, long, phụng, hổ bốn vị trí, bốn phương đều bố trí thêm bát quái, bát quái lại có thêm mười hai canh giờ, ngoài ra còn thêm vào hai mươi bốn chữ, xoay vòng quanh kính, phong cách cổ điển bất phàm.
Dựa theo kích thước phán đoán, đây là tấm gương cổ thứ tám trong mười hai tấm gương.
Vậy tấm gương cổ này lại có chỗ nào thần kỳ đây?
Vương Độ nói: “Tấm gương cổ này nếu đặt ở trong một căn phòng tối mịt, ngay lập tức nó sẽ sáng rực lên, có thể cùng trời trăng tranh giành ánh sáng.
Ông có một người bạn, tên là Tiết Hiệp, sở hữu một cây bảo kiếm trong truyền thuyết, bên trái có hình như hỏa diệm, bên phải có hình như sóng nước, dưới ánh sáng mặt trời, lấp lóe sinh động, chói mắt cực kỳ.
Hắn nghe được Vương Độ có được bảo gương, có chút không phục, muốn lấy bảo kiếm của mình để so tài cùng Vương Độ.
Bọn họ cầm những bảo vật khác nhau, bước vào một căn phòng tối mịt, Vương Độ lấy ra bảo gương, mặt gương liền chiếu ra những tia sáng mãnh liệt, còn cây bảo kiểm thì không hề phát sáng.
Nhưng tấm bảo gương này có một đặc điểm tuyệt đối không được để dưới ánh sáng của trời trăng, chỉ cần gặp phải thì không phát sáng được nữa.
Vậy cái gương cổ này thật ra là để làm gì?
Theo cao nhân phân tích, đây là để trấn áp tà linh ma quái ở dưới lòng đất, có một vài thân núi bị nứt hoặc hố đen ma động có yêu ma tác quái, thì đem theo cái gương cổ này xuống dưới sẽ ngay lập tức diệt trừ được.
Cho nên trước giờ, tấm gương cổ này đều là khát vọng của những người đạo mộ, muốn có mà không được, ở hậu thế làm ra biết bao nhiêu vật mô phỏng, đó cũng là lý do khiến cho những người đạo mộ đem theo bên mình một chiếc gương đồng khi đi vào cổ mộ là vậy.
Bạch công tử nói xong, liền cảm khái một hơi, nói rằng câu chuyện liên quan đến mười hai tấm gương cổ, trên sử sách ghi chép, là thật sự đáng tin đấy, chỉ xuất hiện qua bốn tấm gương này thôi.
Tôi hỏi: “Vậy những tấm gương khác dùng để làm gì nhỉ?”
Bạch công tử nói: “Tuy rằng tám tấm gương khác chưa có định luận, nhưng mọi người đoán rằng, mỗi một tấm gương cổ đều có những đặc điểm khác nhau, có tấm chiếu yêu, có tấm giết quỷ, có tấm thông thần, có tấm biện nhân, những tấm gương kia chắc cũng thuộc các loại này, chắc là sẽ có tấm tăng vận, có tấm có thể tìm bảo vật, có tấm có thể giết người chẳng hạn.”
Tôi nhịn không được liền hỏi: “Tấm gương thứ nhất có thể thông thần, có phải là tấm lợi hại nhất không?”
Bạch công tử lắc đầu: “Tư duy của người xưa nó khác với người hiện đại bây giờ, không phải càng lớn thì càng tốt mà là ngược lại. Cậu không xem qua anh em hồ lô sao? Người lợi hại nhất chính Thất oa.”
Tôi liền hỏi anh: “Vậy mười hai oa cổ gương nó có hình dáng gì thế?”
Bạch công tử không đáp lời, ngược lại dùng ánh mắt quái dị đó nhìn tôi, nói: “Cậu từng gặp qua cha tôi đúng không?”
Tôi gật gật đầu: “Gặp qua rồi!”
Anh nói tiếp: “Anh không cảm thấy rằng, cha tôi đối xử với cậu quá tốt sao?”
Ngẫm lại cũng phải, tôi là một trai tráng phiêu bạc, thiếu niên ngông cuồng, ở Nam Tân Cương gặp qua ông, ông không chỉ rất khách khí đối với tôi, dùng cái tách mấy tỷ để mời tôi uống trà, thành khẩn kể chi tiết cho tôi nghe về gia tộc của họ, cũng cùng tôi kết bạn, đích thực là hơi lố một chút.
Tôi dùng ánh mắt để hỏi anh ta, không lẽ bên trong lại có ẩn tình gì sao?