Lúc đó ông Bạch rất thành khẩn, chân thật kể lại hoàn cảnh của gia tộc, nhưng có một thứ ông lại không nói.
Đó chính là, sự kiện bí ẩn lúc trùng tu nhà cổ của năm ấy.
Dựa theo lời Bạch công tử, đại gia tộc trùng tu nhà tổ, đó là một chuyện vô cùng quan trọng đối với gia tộc, không chỉ là mới đại sư phong thủy đến xem là xong đâu, phải tiết lộ bát tự, vận thế, các phương diện làm ăn của người quan trọng nhất trong gia tộc, cùng với khuynh hướng của thời đại, đều phải tổng hợp suy xét.
Ở trên phong thủy bảo địa xây dựng nhà tổ, ắt có dị tướng, như nhà của họ có “mười tám con tiên hạt vòng quanh sân nhà”, chính là dị tượng nổi tiếng của thời cổ đại.
Nhưng sau khi xây xong nhà tổ, còn một công đoạn quan trọng nhất, chính là ở dưới cơ địa của nhà tổ chôn xuống một cái gương cổ.
Chiếc gương cổ này, không chỉ đơn giản trấn áp ngôi nhà, cái quan trọng nhất đó là xác định phong thủy, là giữ chặt chữ “thế” trăm năm của gia tộc.
Có câu: Ba mươi năm Hà Đông, ba mươi năm Hà Tây, nói tới chính là chữ “thế” này.
Vậy chữ “thế” phải lý giải nó như thế nào?
Người Trung Quốc hay nói “thuận thế mà làm”, nói tới chính là sát thế hướng về phía trước, cái loại sát thế này, đều nói các đại tộc đều liều mạng muốn giữ vững sinh cơ của họ, sinh lực thịnh vượng, đem cái vận may đó giữ lại.
Chiếc gương cổ này, nó được dùng để định thế đó.
Có nên người xưa, nhất là các thế gia đại tộc, đối với chiếc gương cổ này luôn cuồng nhiệt theo đuổi, nó được lý giải theo nghĩa đó.
Tôi hỏi Bạch công tử: “Thế gương cổ thì cái nào là tốt nhất?”
Bạch công tử nghiêng mặt nói: “Vậy đương nhiên là thượng cổ mười hai tấm bảo gương rồi.”
Anh lại nói: “Thời kỳ cổ đại, Hoàng Đế và Tây Vương Mẫu ở núi Côn Lôn tiến hành qua một lần mật đàm, còn cụ thể là nói về cái gì, trên cổ tập không có ghi chép lại.”
(Hoàng đế này là đế hoàng thời kỳ cổ đại xưa lắc xưa lơ luôn rồi nhé, vì tiếng việt chung một từ nên nói vậy cho dễ phân biệt nà.)
Nhưng theo ghi chép của <Hoàng Đế nội truyền>, sau khi thương nghị kết thúc, Hoàng Đế đã đúc ra mười hai tấm bảo gương. Tấm gương thứ nhất rộng một thước năm tấc, sau này mỗi gương đều cắt giảm đi một tấc, tới tấm gương thứ mười hai thì chỉ còn lại ba tấc thôi.
Vậy những tấm gương này để làm cái gì, chẳng ai biết được cả, nhưng mà Hoàng Đế rất xem trọng mười hai tấm gương này, thường hay đích thân đến bên hồ mài gương.
Có người nói, mười hai tấm gương cổ này ẩn giấu hiệp định bí mật của Hoàng Đế và Tây Vương Mẫu, cũng có người nói, mười hai tấm gương này giấu đi bí mật to lớn của nhân loại, rồi có người lại nói, mười hai tấm gương này giấu đi bí kiếp thành tiên, cái này thì không ai xác định được rồi.
Nhưng sau này những tấm gương này đã bị thất lạc, đời sau chỉ từng xuất hiện qua vài tấm thôi.
Tấm gương cổ thứ nhất xuất hiện vào thời nhà Chu, Chu Linh Vương có một cung điện chuyên bày trí các bảo vật, gọi là “Côn Dương đài”.
Trong đó có những bảo bối sáng giá nhất, chính là cống phẩm của “Cừ Tư Quốc”, có lạc đà ngọc năm thước, hổ phách phụng hoàng sáu thước, còn có một chiếc “gương hỏa tề”.
Tấm gương này cao tận một thước năm tấc, nó sẽ sáng như ban ngày nếu bạn nhìn mọi đồ vật trong bóng tối, càng thần bí hơn là, bạn nhìn tấm gương đó nói chuyện, nó sẽ trả lời bạn, nghe nói là khẩu dụ của thần linh, được coi như bảo vật có thể giao tiếp với thần.
Vào cuối đời của Chu Linh Vương, bảo gương bị trộm mất, sau đó triều đại Tây Chu liền nhanh chóng sụp đổ.
Hậu nhân dựa theo kích thước của chiếc gương mà phán đoán sau này, có thể là một trong mười hai tấm gương đó, cũng là tấm gương lớn nhất. Còn về tấm gương làm sao mà bị “Cừ Tư Quốc” có được, khẩu dụ của thần linh lại là gì, vậy thì vẫn còn là dấu hỏi rất lớn đấy.
Tấm gương cổ thứ hai, là vật được Tần Thủy Hoàng yêu thích nhất.
Tấm gương này nếu soi nguyên người, có thể nhìn thấu được lục phủ ngũ tạng của họ, có chút hiện đại pha lẫn giữa cổ đại và ý nghĩa của thời gian.
Năm đó Tần Thủy Hoàng triệu kiến các đại thần, một bên tra hỏi, một bên dùng tấm gương này soi người, nếu như soi được những ai tim đập loạn xạ, thì sẽ biết là người hay là ma, lúc đó liền có thể lôi xuống giết chết.
Đấy, bạn có thấy không, tố chất tâm lý vốn không tốt đẹp gì, vẫn là không thấy hợp làm quan thời nhà Tần.
Sau này triều đại nhà Tần sụp đổ, tấm gương này cũng không biết lưu lạc về đâu, Hạng Vũ và Lưu Ban cũng tìm qua, vẫn là không thể tìm ra được.
Nhưng vào thời nhà Đường, tấm gương đó lại một lần nữa xuất hiện.
Lúc đó một ngư dân đang đánh cá ở sông Tần Hoài, vớt được tấm gương cổ đó, dài tầm một thước.