Nhưng vẫn không tìm được, cô lại tìm kiếm trong xe, tìm hết trên ghế ngồi trước và ghế phía sau, thậm chí cả bên dưới ghế nhưng vẫn không thấy đâu.
Đúng là gặp quỷ rồi!
Ôn Chỉ Văn lái xe quay về nhà, cô nghi ngờ lẽ nào mình đã nhớ lầm, lẽ nào cô vẫn chưa bỏ tờ hóa đơn ấy vào túi?
Nhưng sau khi mở tủ quần áo tìm kiếm lại một lần nữa cũng không thấy đâu.
Cô cố ý tìm dì Dương hỏi thăm hôm nay quét dọn vệ sinh có nhìn thấy một tờ giấy gì trong phòng của cô không.
Dì Dương cũng nói không nhìn thấy.
Đến lúc này Ôn Chỉ Văn quyết định từ bỏ, không tìm nữa. Có lẽ cô đã không cẩn thận làm rơi bên ngoài rồi.
Tóm lại cô cũng không thể xui xẻo đến mức to hóa đơn đó lại vừa khéo rơi vào tay Vu Hoài Ngạn đâu nhỉ? Dù sao tiền cũng đã được hoàn lại, Ôn Chỉ Văn rất nhanh đã ném chuyện này ra sau đầu.
*
Ngày kế tiếp, Vu Cẩn phải quay về Nam Thành đoàn tụ với Tạ Thục Anh, Ôn Chỉ Văn đưa cô ấy đến sân bay.
Ôn Chỉ Văn căn bản cũng cần phải đến nó nhưng bây giờ sự nghiệp của cô và Điền Hân chính thức vào thời kỳ mấu chốt, đúng là cô không thể dứt ra được.
Người không thể đi nên Ôn Chỉ Văn lấy quà tặng mình đã mang về từ nước ngoài, nhờ Vu Cẩn hỗ trợ đưa đến đó.
Bởi vì muốn để công ty sớm đi vào quỹ đạo, trong khoản thời gian này Ôn Chỉ Văn vô cùng bận rộn.
Kiếp trước khi Ôn Chỉ Văn lên đại học chọn chuyên ngành, những chuyên ngành liên quan đến tài chính, kinh tế đều rất phổ biến vào lúc ấy, hầu như tất cả mọi người đều đâm đầu vào đó.
Thành tích của Ôn Chỉ Văn rất tốt, cô tùy tiện chọn bất kỳ chuyên ngành nào cũng không hề có áp lực. Lúc ấy bản thân cô lại chưa có hoạch định gì cho bản thân nên cô dứt khoát đi theo phong trào.
Có thể nói Ôn Chỉ Văn không có quá nhiều yêu thích với chuyên ngành của mình, nhưng chọn cũng đã chọn rồi, nên trong những năm học đại học cô vẫn học hành rất chăm chỉ.
Chuyên ngành tài chính kinh tế thế này, nghĩ cũng biết không thể nào để những học sinh như họ tự tay làm nên nền kinh tế gì đó hoặc quản lý xí nghiệp, vì vậy hầu hết ở các lớp học đều có rất nhiều nghiên cứu, phân tích những sự kiện trước đó và rút ra bài học.
Phân tích trên lớp học hầu hết đều là một số xí nghiệp thành công và thất bại ở thời cận đại.
Những sự kiện cũ này cũng chính là phân tích tư duy trong thương nghiệp, dù sao cửa hàng ở hiện đại thay đổi trong nháy mắt, lúc đó thì có thể lấy được kinh nghiệm để thay đổi, nhưng nếu bây giờ còn rập khuôn có thể sẽ chết rất thảm.
Nhưng ở thời đại này sẽ không giống như vậy.
Hầu hết các xí nghiệp trong nước đều mới bắt đầu, thậm chí có rất nhiều xí nghiệp danh tiếng lẫy lừng mà Ôn Chỉ Văn đã từng đọc thấy trên sách vẫn chưa được thành lập vào thời này. Nhờ vào quá trình học hành ở thời đại sau này, Ôn Chỉ Văn nắm giữ không ít kiến thức lý luận.
Cô còn cố ý phân tích sự phát triển và những tình huống trong tương lai dành cho công ty của mình.
Hiện tại điều cô có thể xác nhận chính là nếu công ty của họ phải khuếch trương quy mô, rất nhanh sau đó họ sẽ mở cửa hàng thứ hai, thứ ba ở thành phố Bắc, thậm chí sẽ còn phát triển đến những thành phố khác. Nếu theo tiến trình này công ty của họ sẽ nhanh chóng lộ ra điểm yếu.
Lúc này, Ôn Chỉ Văn không tập trung quá nhiều vào việc nâng cao nghiệp vụ làm tóc làm đẹp, mà chỉ tập trung chủ yếu vào cơ cấu huấn luyện và quản lý kinh doanh cửa hàng.