Buổi tối chờ đến khi việc buôn bán của quán ăn nhỏ kết thúc, Thời Nhiễm cắt một chậu ngay tại chỗ. Cô cắt thạch thành những miếng bằng quân bài mạt chược rồi cho vào chảo dầu lật mấy cái, rắc tỏi băm và tỏi tươi, lại thêm nước xốt đã chuẩn bị trước và một muỗng dầu ớt cay nồng. Lấy thạch ra khỏi chảo, cô lại rắc thêm một lớp rau thơm và hành lá dày lên trên nữa.
Chị Linh vừa ăn vừa đau khổ: “Thôi rồi thôi rồi, hôm nay lại không ngủ được rồi.”
Thời Nhiễm cũng tự múc cho mình một tô thạch chiên dầu béo ngậy. Nếu chỉ mỗi thạch thì không có mùi vị gì, nhưng gia vị, tỏi, rau thơm và hành lá bên trong lại làm dấy lên mùi vị của nó. Thạch chiên ăn thấy trơn trơn nhưng lại rất dễ bị gãy, thế nên phần dưới chỉ có thể dùng muỗng múc ăn, cho vào miệng là mùi cay xộc vào mũi.
“Không sao đâu, món này không no được. Một tô chỉ có một phần thạch đậu Hà Lan nhỏ, còn lại toàn là nước. Đến khi chị đi ngủ là nó tiêu hóa hết rồi.”
Mặc dù luôn có người nghĩ thạch liangpi, thạch gạo và thạch niangpi là giống nhau, nhưng thật ra các món này lại khác nhau.
*Thạch liangpi (凉皮凉粉): liangpi là một món ngon truyền thống của miền Bắc Trung Quốc
*Thạch liangpi (凉皮凉粉): liangpi là một món ngon truyền thống của miền Bắc Trung Quốc
*Thạch niangpi (酿皮凉粉): niangpi là một món ngon truyền thống phổ biến ở Tây Bắc Trung Quốc
*Thạch niangpi (酿皮凉粉): niangpi là một món ngon truyền thống phổ biến ở Tây Bắc Trung Quốc
Thạch liangpi được làm từ sợi mì đã rửa sạch, thạch gạo làm từ bột gạo đã xay vỡ, còn thạch niangpi lại được làm từ bột mì chưa rửa. Dù sao thì ba loại này cũng được chế biến từ một loại lương thực chính.
Mà trong thạch đậu Hà Lan lại chứa phần lớn là nước. Đây cũng là lý do tại sao thạch đậu Hà Lan không được phổ biến rộng rãi như ba loại thạch trên.
Bởi vì nó không đủ no!
Thời Nhiễm ăn một tô mà đến buổi tối trước khi đi ngủ đã tiêu hóa xong hết rồi.
Sang ngày hôm sau, ông lão họ Hứa đúng hẹn đi tới quán.
Thời Nhiễm lấy dụng cụ nạo thạch đã làm hôm qua ra, hơi dồn sức vào cánh tay, vẽ vòng tròn quanh thạch đậu, thuận lợi nạo được một phần thạch nhỏ dài.
Còn lại là quá trình thêm gia vị như bình thường. Đủ loại xốt và dưa leo bào sợi được trộn với nhau thành một bát thạch màu đỏ cực kỳ hấp dẫn.
Thạch đậu Hà Lan hơi ngả vàng, nước xốt cay cay ngon miệng trộn với giấm chua chua ngọt ngọt.
Ông lão ăn một miếng rồi lã chã rơi lệ: “Đúng là cái mùi này rồi!”
Thời Nhiễm yên lòng: “Vậy thì tốt rồi ạ.”
Thật ra cái kiểu gọi là “mùi vị ngon miệng trong trí nhớ” này mới càng khiêu chiến tâm tư người làm đồ ăn hơn. Trước khi ông lão thưởng thức, Thời Nhiễm vẫn còn đang hồi hộp. Cô rất sợ ông lão cảm thấy có chỗ nào đó là lạ.
“Dù sao cũng đang là mùa hè. Từ nay quán chúng cháu sẽ làm thạch đậu hằng ngày. Nếu ông Hứa muốn ăn thì cứ tới ăn ạ.”
Làm thạch đậu rất dễ, Thời Nhiễm lại định giá thấp, chỉ sáu đồng một bát nhỏ, tám đồng một tô to.
Đêm đó món này đã được đưa lên thực đơn ở quán chợ đêm.
Đầu Ổ Gà và đám người Tiểu Mễ thường tới ủng hộ cực kỳ lo lắng cho Thời Nhiễm.
“Bà chủ à, sao bà chủ bán món này rẻ quá vậy? Bây giờ ngồi bên đường ăn sandwich kẹp thịt kiểu Trung cũng đã tám đồng rồi đó.”
“Ôi chao đúng thế đúng thế. Trước kia tiền cơm quả du cũng vậy. Bà chủ phí tâm phí sức làm ra mà lại bán một bát chỉ có năm đồng.”
“Tôi cứ lo ngay cả gia vị bà chủ cũng không đủ tiền mua.”
Dì Vương kinh hồn bạt vía nhìn một mình Tráng Tráng diệt sạch một tô thạch bự tám đồng, cực kỳ hoảng sợ.
“Tổ tông ơi sao cháu ăn nhiều vậy?”
Tráng Tráng quệt miệng một cái rồi đáp cực kỳ khí phách: “Ăn ngon nên tất nhiên là cháu phải ăn nhiều rồi!”
Bà không thấy cái người thắt bím kia cũng ăn hết một bát lớn rồi à?
Nhóc! Vương Tráng Tráng! Tuyệt đối không thể nhận thua trước bất kỳ người nào được!
*
Sự xuất hiện của món thạch như một lời thông báo mùa hè đã chính thức bắt đầu vậy.
Mặt trời lặn càng ngày càng muộn khiến giờ tan tầm của dân công sở cũng chậm hơn trước. Mấy quán ăn nhỏ trong ngõ hẻm đêm nào cũng sáng đèn đến tận sáu giờ mới từ từ dọn hàng.
Thời tiết thật sự là quá nóng. Mà một khi thành phố B đã nóng thì ngay cả mặt đất cũng bốc khói luôn.