đi hơn thường ngày rất nhiều.
Phùng Thương không giống như những “Phu xe” khác chỉ biết chăm
chăm đi, hắn chọn những nơi bằng phẳng chậm rãi mà đi, chốc chốc lại
quay đầu hỏi: “Lục Nhi, nếu thấy xóc nảy quá thì nói với ta.”
“Được, Thương ca.” Bàng Lục Nhi gật đầu.
Triệu Thúy Bình là người ngoài gả đến, nàng không biết những gút mắc
của Phùng Thương và Bàng Lục Nhi, đặc biệt là từ khi Trịnh Tuân thi
đậu, ngoại trừ Kiều thị không giữ mồm mép kia, không ai dám nói thêm
điều gì.
Năm đó, Phùng Thương sống chết thế nào cũng muốn ở rể Bàng gia, tuy
rằng trên hắn còn có huynh trưởng nhưng người đời luôn nói “Phụ mẫu
luôn thương con út”. Nếu không phải mẫu thân hắn là Trương thị lấy cái
chết bức hắn, nói không chừng giờ này Phùng Thương đã ở rể cho Bàng
gia.
Triệu Thúy Bình cảm thấy số mệnh Bàng Lục Nhi tốt, toàn bộ Thị trấn
Tây Bình Nhạc cùng lắm chỉ có hai ba Tú tài, phu quân của nàng nói
tương lai Trịnh Tú tài không chừng còn lợi hại hơn Huyện lệnh kia, bảo
nàng cố gắng bám theo thân thiết với Bàng Lục Nhi.
Khi Huyện thái gia tên Hoàng Tổn ở huyện Chân Định đến làng Đại
Trại, Triệu Thúy Bình cũng chạy đến xem náo nhiệt, nàng đứng ở bờ
ruộng phía xa nhìn thấy phía trước đám đông nháo nhào, phía sau vây
quanh canh chừng cho Đại quan bước vào sân Bàng gia.
“Lục Nhi, có phải sau này người sẽ rời khỏi làng Đại Trại không?”
Để làm Phu nhân quan sai.
Bàng Lục Nhi không mở miệng, nàng vén rèm lên đưa cho Phùng
Thương một miếng bánh.
Ba người rất nhanh đã đến Thị trấn, chợ mới vừa khai trương nên ngay
từ đầu đường đã rất náo nhiệt.
Phùng Thương quay sang hai người nói: “Ta đến cửa hàng trước, lát nữa
quay lại các ngươi đợi ta ở cửa hàng kia.”
Phùng Thương mở tiệm rèn ở Thị trấn, thê tử hắn hai tháng trước đã
chết, Phùng Thương hiện tại thành người góa vợ, gần đây hắn trở về làng
Đại Trại nhiều khiến Trương thị lo lắng.
Nói xong, ánh mắt hắn sáng lên: “Nếu muốn lựa nông cụ thì đến cửa
hàng ta nhìn xem một chút.”
Hắn nói với hai người, song lại cố ý nhằm vào Bàng Lục Nhi.
Lúc này ánh mắt Bàng Lục Nhi nhìn về cách đó không xa, thất thần đáp
lấy lệ.
Phùng Thương đành rời đi.
“Thúy Bình, ngươi đi lựa hoa cài đầu trước đi, ta đến sạp kia thỉnh cho
nam nhân ta cái quẻ, sắp tới hắn phải lên kinh thành rồi.”
“Được, được.” Triệu Thúy Bình không chút nghi ngờ.
Bàng Lục Nhi đi thẳng đến sạp kia.
Nhưng nàng không phải xem bói, nàng nói: “Làm phiền giúp ta viết vài
chữ.”
Nàng lấy trong bọc ra một giấy công văn: “Họ tên đương sự đều ở đây.”
Bàng Lục Nhi lấy ra một thỏi bạc, đưa cho chủ sạp rồi hài lòng rời đi.
Gương mặt thầy tướng số đầy nếp nhăn, sắc mặt vàng vọt, lão chợt lắc
đầu nói: “Số mệnh thật kỳ quái, là tứ hôn mệnh.”
Tứ hôn mệnh: Bốn lần kết hôn
Bàng Lục Nhi làm xong việc của mình, theo Triệu Thúy Bình mua hoa
cài đầu mà nữ nhân yêu thích, còn có son phấn. Còn vài ngày nữa là đến
ngày đông chí cần phải tế tổ, nàng đến tiệm thịt cắt một cân thịt.
Ngày Đông chí ở TQ thường là ngày lạnh nhất, mọi người không
muốn ra đường nên sẽ mua đồ về trữ dùng dần. Cũng là ngày cuối
năm báo hiệu ngày tết sắp đến nên sẽ cúng tế ông bà.
Triệu Thúy Bình còn muốn đến cửa hàng của Phùng Thương nhìn xem
thì bị Bàng Lục Nhi ngăn lại.
“Ta còn dư mười văn tiền, chốc nữa muốn đưa tiền xe cho Phùng
Thương.”
Lúc này Triệu Thúy Bình mới dừng lại.
Mặt trời xuống núi, gió Bắc hắt hiu.
Một người đứng ở đầu làng.
Người kia đưa lưng về phía xe la, rõ ràng là một thân y phục vải bố thấp
kém, song lại ngay ngắn chỉnh chu, thanh lãnh thâm trầm, tỏa sáng như
ôm cả nhật nguyệt trong lòng.
Phùng Thương ngay lập tức cảm nhận được, hắn không nói nên lời, cảm
giác nhảy nhót rung động cả ngày nay liền bị dập tắt. Hắn suýt nữa thì
quên, hắn so với người kia thật sự kém rất xa.
Một trời một vực.
Phùng Thương áp chế tâm tư này xuống, hắn tự nhủ, Lục Nhi sau này là
phu nhân của quan gia.
Huống chi, Lục Nhi khi đó còn rất nhỏ, chỉ sợ là không biết tình yêu là
thế nào.
Lục Nhi không nên lớn lên ở vùng nông thôn này.
Phùng Thương ngừng xe la, há mồm muốn nói gì, cuối cùng chỉ có thể
khô khốc nói: “Trịnh cử nhân.”
Tay Trịnh Tuân lấy túi tiền trong người đưa qua: “Lục Nhi nhà ta hôm
nay làm phiền ngươi rồi.”
Sau đó hắn hướng vào trong xe gọi: “Lục Nhi.”
Phùng Thương không chịu nhận tiền.
“Ngươi không thể chạy không công hai chuyến, khi không lại thành cái
cớ cho người ta đàm tiếu.” Lời nói này của Trịnh Tuân lập tức khiến
Phùng Thương nuốt xuống hết những lời muốn nói.