Mục lục
Thiên Hạ Kiêu Hùng
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Tiêu Vũ cũng cười nói:

- Bệ hạ, thần tán thành đề nghị của Thái tử. Dương Thượng thư năm đó tham gia việc diệt loạn Dương Huyền Cảm, chỉ dựa vào mấy nghìn quân mà đánh tan phản loạn mấy chục nghìn quân. Khi còn là Thái thú Lương Châu đã lãnh đạo quân binh dẹp yên thổ phỉ trên hành lang Hà Tây, uy danh truyền xa, để y làm phó tướng Kinh vương, thần cho là tương đối thích hợp.

Lý Uyên thì cũng có cách nghĩ của mình, y đương nhiên biết Dương Cung Nhân văn võ song toàn nhưng huynh đệ của y Dương Sư Đạo lại là tướng quân của triều Tùy. Nghe đồn, em gái của y chính là Trắc phi của Dương Nguyên Khánh, để y làm phó tướng Lý Uyên không thật yên tâm.

Tuy nhiên y cũng hiểu ý của Lý Kiến Thành, tức là nếu để Thế Dân đi thì sẽ hình thành thế hai kẻ mạnh cùng tồn tại, đặc biệt là Lý Hiếu Cung còn phản bội lại thứ tử Thế Dân, giữa hai người bọn họ rất khó mà có thể phối hợp ăn ý với nhau, trong khi đó Lý Thần Thông, Lý Hiếu Cơ lại khá bình thường.

Kỳ thực thì Lý Uyên đã sớm có cách, Dương Cung Nhân mặc dù không tệ nhưng tuyệt đối không thể làm chủ tướng chi viện Kinh Tương. Ánh mắt của y hướng về phía Sài Thiệu, cười cười, rồi từ từ nói với mọi người:

- Ý của trẫm là, để Sài tướng quân làm chủ tướng đi cứu viện Kinh Tương, Dương Thượng Thư làm phó tướng, lấy Kinh vương làm hành quân Nguyên Soái thống lĩnh chiến cuộc Kinh Tương. Các ái khanh có ý kiến gì không?

Cách này tương đối hài hòa, chẳng khác nào đặt Dương Cung Nhân xuống vị trí thứ ba, Sài Thiệu làm người khôn khéo, giỏi điều hòa các mối quan hệ, y có thể phối hợp chỉ huy Kinh Tương, phải nói đây là phương án tương đối thỏa hiệp, mọi người đều gật đầu đồng ý.

Ngay cả Lý thế Dân cũng không phản đối, y vốn không muốn đi Kinh Tương, quân đội của y đang ở Quan Trung, trong thời điểm Đại Đường sống chết nguy vong, y nên trấn thủ Quan Trung mới đúng.

Lý Uyên thấy mọi người không ai phản đối ý kiến thì lập tức đưa ra quyết định:

- Vậy do Sài Thiệu tướng quân làm chủ tướng, Dương Cung Nhân làm phó tướng, lãnh đạo bảy mươi nghìn quân cứu viện Tương Dương, hai ngày sau xuất phát...

Phía bắc quận Di Lăng, huyện Viễn An, quân Đường năm mươi nghìn người hăng hái xuất phát đi về quận trị huyện Nghi Xương quận Di Lăng.

Huyện Nghi Xương có vị trí chiến lược hết sức quan trọng. Tại đây chính là vị trí hiểm yếu thông suốt Kinh Tương tới Ba Thục, có thể nói là chiếm lĩnh huyện Nghi Xương cũng chính là có thể áp chế ngăn chặn con đường qua lại giữa Tương Dương và Ba Thục.

Lý Hiếu Cung biết được vị trí chiến lược của huyện Nghi Xương, y đích thân bố trí ba nghìn quân tại huyện Nghi Xương. Nhưng nghe nói tin tức quân Tùy tấn công quy mô lớn ở phía tây, y lo sợ huyện Nghi Xương có nguy cơ mất nên thêm vào đó năm nghìn quân. Do vị trí hiểm yếu của huyện Nghi Xương và tám nghìn quân đội đóng giữ, đủ để bảo vệ vị trí quan trọng này.

Năm nghìn quân đã đi qua huyện Viễn An, cách huyện Nghi Xương còn tới một trăm năm mươi dặm. Theo như tốc độ thông thường thì đi hai ngày nữa là có thể tới huyện Nghi Xương.

Do Lý Hiếu Cung thúc giục phải đi gấp nên quân Đường không hề nghỉ ngơi, mà đi thẳng tới hướng nam ở giữa núi non trùng điệp, dọc theo đường núi quanh co, đi về hướng huyện Nghi Xương ở phía xa.

Tuy nhiên quân Đường dù có nằm mơ cũng không thể ngờ tới, chính là về phía nam cách bọn họ năm mươi dặm thì một đội quân Tùy gồm mười nghìn quân kỵ binh cũng nhanh chóng đánh tới hướng huyện Nghi Xương....

Toàn bộ Đại tướng thủ hạ của Dương Nguyên Khánh đều được xếp hạng cao thấp dựa vào võ lực. Ngoài võ lực ra, nói về chuyện nhân duyên, không thể nghi ngờ là Trình Giảo Kim xếp thứ nhất. Mặc dù có rất nhiều người chán gét cái miệng hôi thối của y, những đồng thời cũng thích cách sống của y cũng vì y lăn lộn trong triều đình một cách hết sức nhẹ nhàng.

Giá trị nhân cách của Tần Quỳnh cũng rất cao, xấp xỉ Trình Giảo Kim. Y là người trượng nghĩa, lấy việc giúp đỡ người khác làm niềm vui, đối với mẫu thân vô cùng hiếu thuận, được mọi người gọi là Tự Mạnh Thường, Tái Chuyên Chư.

Mà nhân duyên của Đại tướng Vương Quân Khuếch lại không tốt, cũng không phải vì nguyên nhân y có xuất thân là loạn phỉ. Ví dụ như Trình Giảo Kim, cả ngày nói mình xuất thân là loạn phỉ Ngõa Cương, nhưng mọi người cũng không xem đó là chuyện quan trọng.

Mấu chốt là Vương Quân Khuếch là người khá âm hiểm, lòng dạ thâm sâu, y ít khi biểu lộ tình cảm ra cho người khác thấy, không một ai biết y đang suy nghĩ điều gì? Ngoài ra, ánh mắt âm u của y cũng khiến cho người khác không lạnh mà run.

Mặt khác, y là người tâm ác thủ độc, vô cùng ham muốn quyền lực và lợi lộc, có thể nói, vì lập công danh mà y có thể không từ bất cứ thủ đoạn nào. Mặc dù mọi người đều thừa nhận y võ nghệ cao cường, thừa nhận y là người có ý chí nhưng vẫn có rất nhiều người không thích y. Dù cố ý hay vô ý cũng có rất nhiều người duy trì một khoảng cách đối với y.

Tuy nhiên, Dương Nguyên Khánh cũng không quá để ý đến nhân phẩm của Vương Quân Khuếch cao hay thấp, nhân duyên tốt hay xấu. Hắn là người cao cao tại thượng, đối xử bình đẳng với tất cả mọi người, lấy quân công luận thành bại, thưởng phạt phân minh. Vương Quân Khuếch cũng đã nhiều lần lập công, được phong làm Hữu võ hầu Vệ Đại tướng quân, huyện công Ung Khâu.

Điều này cũng đủ khiến cho Vương Quân Khuếch cảm động đến rơi nước mắt, trung thành và tận tâm với Dương Nguyên Khánh. Y cũng đem tiền đồ và vận mệnh của mình đặt hết lên trên tân Vương triều Tùy.

Lần này Dương Nguyên Khánh nam chinh Giang Nam chỉ dẫn theo Tạ Ánh Đăng và Vương Quân Khuếch là có thể thấy được Vương Quân Khuếch rất được coi trọng.

Vương Quân Khuếch suất lĩnh mười ngàn kỵ binh, hành quân gấp gáp từ bình minh tới hoàng hôn, ngày hôm qua đã tiến vào quận Di Lăng, mục tiêu của y chính là huyện Nghi Xương.

Vương Quân Khuếch cũng am hiểu binh pháp, là người có mưu lược. Y vô cùng rõ ràng tầm quan trọng của việc cướp lấy huyện Nghi Xương, có ảnh hưởng tới toàn bộ cuộc đại chiến Kinh Tương.

Khống chế đạo Di Lăng liền chặt đứt con đường rút lui về Ba Thục ở phía tây của quân Đường ở Kinh Tương, đồng thời cũng mở ra cánh cửa chính ở phía đông để tiến vào Ba Thục, sáng tạo điều kiện tiên quyết cho bước tiến quân Ba Thục sau này.

Lúc này, mười ngàn kỵ binh quân Tùy trải qua hơn nửa tháng hành quân, khắc phục đủ loại khó khăn, cuối cùng bọn họ cũng cách mục tiêu cuối cùng là huyện Nghi Xương không đến trăm dặm.

Nhưng binh lính quân Tùy cũng có chút kiệt sức. Lúc này trời vừa mới sáng, ánh mặt trời chiếu dọi khắp nơi, sương mù ướt át tràn ngập trong núi bắt đầu thấm dần xuống đất. Tại một vị trí khô rao đón gió cạnh bờ sông, mười ngàn quân Tùy vẫn đang ngủ say, trên người bọn họ quấn một chiếc quân thảm thật dày, nằm lung tung dọc theo bờ sông dài vài dặm.

Chiến mã chậm rãi gặm những ngọn cỏ mới xanh tươi bên cạnh bờ sông. Ngựa là một vấn đề lớn khá phức tạp của đội kỵ binh này. Suốt dọc đường, bọn họ luôn phải nghĩ đủ mọi biện pháp để giải quyết vấn đề lương thực cho chiến mã, thậm chí còn phải đánh cướp thôn trang, cướp lấy bã đậu. Dù vậy, vẫn có đến mấy trăm con chiến mã vì đủ các loại nguyên nhân mà bỏ mạng dọc đường.

Tuy nhiên, chỉ cần bọn họ chiếm được quận Di Lăng, rất nhanh sẽ có đội tàu lương thảo lớn tiến đến trợ giúp.

Trên bề mặt bằng phẳng của một tảng đá lớn bên cạnh bờ sông, Vương Quân Khuếch đang ngồi trước một tấm bản đồ, suy nghĩ sách lược để chiếm lấy huyện Nghi Xương.

Theo lời người dẫn đường, y biết được huyện Nghi Xương là một tòa hiểm thành. Xây dựng và cải tạo ở chân núi phía tây Hoàng Ngưu Sơn thuộc bờ nam sông Trường Giang. Hai bên đều là vách núi đá, bờ bắc không có đường để đi, chỉ có ở phía bờ nam là có một con đường xuyên qua Hoàng Ngưu Sơn để đi về phía tây, huyện Nghi Xương tọa lạc ở phía tây của con đường này.

Thành trì được xây dựng ở nơi có địa hình hiểm yếu, có thể nói là một người giữ cửa, vạn người khó qua. Còn nếu như có quân đội trú đóng, vậy nếu muốn cướp lấy nó cũng không phải là việc dễ dàng.

Mặc dù y không hề biết chút gì về tình hình đóng quân của huyện Nghi Xương, nhưng y biết, huyện Nghi Xương là vùng đất chiến lược hiểm yếu của quân Đường, tất nhiên sẽ có quân đội trú đóng, vấn đề là quân đội trú đóng nhiều ít ra sao mà thôi.

Theo như bản đồ, bọn họ còn cách huyện Nghi Xương khoảng một trăm dặm, hiện tại bọn họ đang ở bờ bắc sông Trường Giang, đi tiếp về phía trước khoảng mười dặm là có thể vượt sông. Bờ bên kia chính là thành An Thục, ở giữa hai tòa thành có một cái cầu đơn độc dùng để sang sông, là do quân Bắc Chu dựng lên.

Sau khi sang sông lại đi tiếp về phía tây khoảng ba mươi dặm là đến huyện Di Lăng, đi tiếp khoảng sáu mươi dặm là đến huyện Nghi Xuyên, đường xá cũng không quá thuận buồm xuôi gió, chỉ riêng việc vượt sông cũng đã tiêu phí của bọn họ thời gian một ngày.

Lúc này, Vương Quân Khuếch ngược lại không chút nóng nảy vội vàng, y đang kiên nhẫn chờ đợi thám báo hồi âm, đồng thời cũng để cho binh lính được nghỉ ngơi đầy đủ.

Đúng lúc này, một loạt tiếng vó ngựa từ xa truyền đến, hai gã kỵ binh chạy vội tới. Vương Quân Khuếch bỗng nhiên ngẩn ra. Đây là thám báo đi tra xét tình hình huyện Nghi Xuyên đã trở lại, nhưng mà bọn chúng mới đi lúc nửa đêm, sao lại trở về nhanh như vậy? Từ nơi này đến huyện Nghi Xuyên cũng gần trăm dặm đấy?

Đội trưởng thám báo xoay người xuống ngựa, tiến lên quỳ một gối rồi nói:

-Khởi bẩm Đại tướng quân, đám thuộc hạ đi được nửa đường thì bắt được một trên lính truyền tin của quân Đường, biết được một tin tình báo khẩn cấp, một đội quân Đường khoảng chừng năm ngàn người còn cách chúng ta khoảng năm mươi dặm về phía tây bắc. Từ hướng xuất phát có thể thấy bọn chúng đang tiến về phía Trường Giang, là từ huyện

Viễn An tiến đến đây.

Tin tức này khiến cho Vương Quân Khuếch giật mình kinh hãi. Năm ngàn quân Đường. Y lập tức cảm thấy mình thật may mắn, đây đúng thật là trời xanh ưu đãi bọn họ. Nếu như bọn họ chậm thêm một ngày, tình thế quận Di Lăng sẽ có đại biến. Y lập tức quay đầu ra lệnh:

-Đưa người dẫn đường đến đây!

Một lát sau, một lão già ngoài năm mươi tuổi được đưa đến trước mặt Vương Quân Khuếch. Lão già này họ Lưu, là một người hái thuốc, hàng năm đều bôn ba giữa hai huyện Di Lăng và Nghi Xuyên, hiểu rõ địa hình vùng này như lòng bàn tay. Y tiến lên thi lễ, dùng tiếng Quan Thoại không được lưu loát lắm:

-Tướng quân tìm thảo dân?

-Ta hỏi ngươi, từ huyện Viễn An đến đây, đi đến Kỳ Đình còn có con đường nào khác không?

Lão dẫn đường lắc đầu:

-Con đường chúng ta đang đi, về phía nam ba dặm có một chỗ rẽ kép, gọi là sườn núi Lang Thủ. Từ nơi đó có thể một đường tiến lên phía bắc là đến huyện Viễn An. Nếu có quân đội từ hướng bắc đến, chỉ có thể đi qua con đường kia. Hai con đường hội họp ở sườn núi Lang Thủ, đi về phía nam bảy tám dặm là đến Kỳ Đình rồi, bên kia có cầu treo có thể sang sông.

Vương Quân Khuếch cúi đầu trầm tư. Trong đầu y dâng lên một ý niệm khá can đảm, đây cũng là cơ hội mà trời xanh tặng cho y, chỉ còn chờ xem y có thể nắm bắt được cơ hội này hay không…

Sau khi nghỉ ngơi một đêm, vừa sáng sớm, năm ngàn quân Đường lại tiếp tục xuôi nam. Đến giữa trưa, bọn họ chỉ còn cách sườn núi Lang Thủ hơn mười dặm, lại đi tiếp không đến hai mươi dặm là đến Kỳ Đình, từ nơi ấy có thể vượt qua Trường Giang.

Năm ngàn quân Đường lấy bộ binh làm chủ, binh lính đều là người phương nam, chủ yếu đến từ Ba Thục và Kinh Tương. Chủ tướng tên là Vương Nghĩa, vốn là một gã Thiên tướng của triều Lương, sau khi đầu hàng quân Đường thì được phong làm Tướng quân, điều này khiến cho y cảm thấy vô cùng vinh dự.

Bản thân Vương Nghĩa là người Di Lăng, cũng chính vì điểm này mà Lý Hiếu Cung mới lệnh cho y suất quân trợ giúp quận Di Lăng, cũng đảm nhiệm chức vụ Tướng quân Di Lăng. Hiện tại Vương Nghĩa rất mong chờ một sự kiện, chính là dẫn quân tiến vào huyện Di Lăng, để cho gia hương phụ lão nhìn thấy y vinh quang trở về thế nào.

Dường như y nhìn thấy cảnh tượng mình cưỡi ngựa dạo phố. Y mặc một thân khôi giáp, cưỡi một con tuấn mã đi ở phía trước. Bà con ở xung quanh nhìn y chỉ trỏ, “Đây chẳng phải là Vương Nhị mặt rỗ năm đó sao? Không ngờ đã là Thượng tướng quân rồi, thật phong độ nha!”

Nga nương gả cho Trương đậu hũ cũng sẽ âm thầm hối hận đi! Ha hả… Vương Nhân nghĩa càng nghĩ càng thấy mộng đẹp, ánh mắt cười híp lại thành một đường thẳng.

-Tướng quân! Tướng quân!

Một gã Thiên tướng không biết tốt xấu dám cắt đứt mộng xuân của Vương Nghĩa. Y hung tợn quay đầu trừng mắt nhìn gã Thiên tướng vừa lên tiếng:

-Chuyện gì?

Gã Thiên tướng hoảng sợ, vội vàng khom người nói:

-Đã đến giữa trưa, ngài xem có nên cho binh lính nghỉ ngơi hay không?

Vương Nghĩa ngẩng đầu nhìn thoáng qua bốn phía, thế núi hai bên cao và dốc, rừng cây rập rạp, mặt đất gập ghềnh không bằng phẳng. Y lắc đầu nói:

-Nơi này không phải chỗ để nghỉ ngơi. Phía trước không xa chính là sông Hắc Lang, đến bờ sông nghỉ ngơi đi!

Binh lính nghe thấy đến bờ sông phía trước là có thể nghỉ ngơi đều bước nhanh hơn, hướng bờ sông cách đó vài dặm chạy gấp.

Một khắc sau (sau 15 phút), năm ngàn quân Đường đã tới sông Lang Thủy. Địa thế nơi này trống trải, có thể nhìn thấy một sườn đất cao hơn chục trượng ở phía xa xa, đó chính là sườn núi Lang Thủ. Nghe đồn một con Bạch Lang từng đứng ở sườn núi này lắc lắc đầu nên được gọi như vậy. Lang Thủy lách qua sườn núi này tiến về phía đông, bên kia là một con đường khác để tiến về phía đông. Theo sườn núi Lang Thủ qua sông là có thể trực tiếp tiến về phía nam.

Quân Đường đã đi suốt buổi sáng, hiện tại đã mệt mỏi không chịu nổi nữa rồi. Rốt cục bọn họ cũng nhìn thấy con sông, đều cất tiếng hoan hô, sau đó chạy đến bờ sông. Bờ sông chật ních binh lính cúi xuống uống nước. Đúng lúc này, trong rừng cây đối diện bỗng truyền đến một tiếng mõ, sau đó là một trận mưa tên dày đặc từ trong rừng cây bắn về phía quân Đường.

Quân Đường không có chút đề phòng nào, chỉ một thoáng liền bị bắn chết một mảng lớn, tiếng kêu thảm thiết liên tục vang lên.Vương Nghĩa chấn động. Lúc này y mới phát hiện trong rừng cây phía trước xuất hiện lượng lớn binh lính, tay cầm cung tên, đang bắn về phía bên này.

-Là quân Tùy!

Vương Nghĩa hô to đến khản cả cổ, quay đầu ngựa trốn đi. Đúng lúc này, từ trong rừng cây phía bên trái có mấy trăm mũi tên được bắn ra, đồng loạt bay về phía Vương Nghĩa. Vương Nghĩa không kịp đề phòng, y và chiến mã bị mấy trăm mũi tên bắn thành con nhím, đổ ầm xuống đất.

Đột nhiên bị quân Tùy tập kích khiến cho quân Đường loạn cả lên. Cũng không có ai biết quân Tùy ở nơi nào, dường như bốn phương tám hướng đều có quân Tùy. Trong tình trạng hỗn loạn, bọn chúng vội vàng quay đầu nhằm hướng ban đầu đến mà bỏ chạy. Đúng lúc này, một đội kỵ binh của quân Tùy từ hai bên rừng cây giết ra, chiến mã lao nhanh, nháy mắt đã lọt vào bên trong đội hình của quân Đường, cắt đứt con đường trốn về phía bắc của bọn chúng, một cảnh tượng giết chóc vô tình đang diễn ra.

Mà ở phía bờ sông đối diện, ba ngàn cung nỏ binh vẫn liên tục bắn tên như cũ. Mũi tên bay ra như mưa, liên tục bao phủ đội hình quân Đường, khiến cho quân Đường không có chỗ tránh né. Tiếng kêu thảm thiết không ngừng vang lên.

Lúc này, ở sườn núi Lang Thủ cách đó không xa, Vương Quân Khuếch suất lĩnh một ngàn kỵ binh xuất hiện. Y lạnh lùng chăm chú nhìn cảnh tượng quân Đường đang bị tàn sát, trong mắt không có đến nửa điểm thương hại. Lúc này, Phó tướng Chu Văn Thông ở bên cạnh cuối cùng cũng không nhịn được mà lên tiếng:

-Tướng quân, bắt giữ một chút hàng binh cũng không tệ. Chúng ta cũng cần lao động.

Lúc này Vương Quân Khuếch mới chậm rãi gật đầu:

-Truyền lệnh xuống, người đầu hàng không giết. Bất cứ kẻ nào cả gan phản kháng, bất kể là ai, lập tức giết chết!

Vài tên kỵ binh của quân Tùy vội chạy lên hô to:

-Tướng quân có lệnh, người đầu hàng không giết. Ai phản kháng, bất kể là ai, giết!

Binh lính quân ường bị tổn thất thê thảm và nghiêm trọng, cuối cùng cũng được đại xá. Vô số người bị đánh tơi bời, quỳ xuống đất đầu hàng. Mấy ngàn lính Đường quỳ rạp xuống đất, chen chúc thành một đoàn. Lúc này, mười ngàn kỵ binh quân Tùy từ bốn phương tám hướng vây quanh đám quân Đường, đằng đằng sát khí bao vây đám quân Đường bị phục kích này.

Vương Quân Khuếch giục ngựa tiến lên. Phó tướng Chu Văn Thông tiến lên bẩm báo:

-Khởi bẩm Tướng quân, bắt được tổng cộng ba ngàn bốn trăm lính Đường. Giết hơn ngàn người, cơ bản là không có người trốn thoát.

Vương Quân Khuếch gật gật đầu, sau đó hỏi:

-Bên trong có phụ tử binh hay không?

Rất nhanh, quân Tùy từ trong hàng ngũ hàng binh quân Đường đã bắt được ba cặp phụ tử binh. Vương Quân Khuếch thấy một gã lão binh hơn bốn mươi tuổi đang gắt gao ôm lấy đứa con hơn mười tuổi vào trong ngực. Y chỉ roi ngựa vào gã lão binh:

-Chính là y, dẫn tới!

Quân Tùy dẫn hai phụ tử tiến đến. Lão binh quỳ rạp xuống đất, khổ sở van xin:

-Tướng quân, tất cả mọi việc hãy để ta gánh vác. Cầu xin ngài tha cho đứa con của ta!

-Tốt lắm!

Vương Quân Khuếch cười lạnh một tiếng, cúi đầu nói với lão binh:

-Bây giờ tính mạng con của ngươi nằm trong tay ngươi. Ngươi thay ta đến huyện Nghi Xương đưa một phong thư, ta sẽ tha cho phụ tử các ngươi một mạng, còn thưởng cho các ngươi một trăm lượng bạc. Nếu như ngươi dám bán đứng ta, ta sẽ lấy đứa con cưng của ngươi ra nhắm rượu.

Thủ hạ của Vương Quân Khuếch đều là người phương Bắc, khẩu âm không giống người phương Nam. Khẩu âm của tên lão binh này giống như người bản xứ. Để y đảm nhiệm việc đưa tin, vậy không còn gì tốt hơn.

Khi Bắc Chu tiến công triều Trần từng tạo một ci cầu bằng dây chão ở đoạn hẹp của sông Trường Giang trên trấn Kỳ Đình. Dùng dây thừng thô và to bện thành, ở mặt trên trải cỏ lau và ván gỗ liền hình thành một cái cầu treo bằng thừng đơn giản để qua sông. Sau khi triều Tùy được thành lập, cầu treo này được đổi thành cầu treo bằng dây cáp, trở thành con đường trọng yếu nối liền hai bờ nam bắc Trường Giang.

Quân đội Bắc Chu lại xây dựng một tòa quân bảo ở bờ nam của cầu treo, gọi là Định Thục Bảo, mãi đến tận triều Tùy đều có binh lính trú đóng. Sau khi Tùy mạt, thiên hạ đại loạn, tòa quân bảo này cũng dần bị hoang phế.

Tuy nhiên, sau khi quân Đường chiếm lĩnh Kinh Tương và Ba Thục, đạo Di Lăng đã trở thành trọng điểm phòng ngự của quân Đường, không chỉ ở huyện Nghi Xương trú đóng hơn ba ngàn quân mà trong Định Thục Bảo cũng có ba trăm binh lính trú đóng nhằm bảo vệ cây cầu treo bằng dây cáp nối liền hai bờ nam bắc Trường Giang này.

Màn đêm vừa buông xuống, một đội năm ngàn quân Đường trùng trùng điệp điệp đang từ phía bắc tiến tới, vượt qua Kỳ Đình, bước lên cây cầu sắt, tiến về bờ nam Trường An. Quân Đường trong An Thục Bảo không chút hoài nghi vì trước đó bọn họ đã nhận được công văn từ hành đài Kinh Châu gửi tới, Tướng quân Vương Nghĩa sắp tới nhậm chức Tướng quân Di Lăng, dẫn theo năm ngàn quân đóng giữ hai huyện Di Lăng và Nghi Xương.

An Thục Bảo chắc chắn cũng nằm trong sự quản lý của Vương Tướng quân. Ba trăm lính Đường trong An Thục Bảo dưới sự dẫn dắt của các Giáo Úy ra khỏi bảo sắp hàng, chờ Vương Tướng quân đến kiểm duyệt.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK