- Phụ thân, không phải muốn đi phía nam sao? Sao tới bờ biển rồi?
Dương Ninh không hiểu hỏi.
Dương Nguyên Khánh cười mà không trả lời. Chỗ xa chạy tới một đội kỵ binh, cầm đầu là hai viên đại tướng, một là Vương Quân Khuếch, một là Tạ Ánh Đăng. Tạ Ánh Đăng bị trúng tên trong đại chiến Tùy Đột, sau khi tịnh dưỡng hai tháng đã dần dần bình phục.
Ngoài ra còn có một người đó là thống lĩnh quân cảng Chu Quang Diệu, ba người giục người tiến lên, ôm quyền thi lễ nói:
- Tham kiến Điện hạ!
Dương Nguyên Khánh gật đầu, hỏi:
- Đội quân đều đã tới rồi chưa?
- Hồi bẩm Điện hạ, bốn chục ngàn quân đội đã tới quân cảng!
- Lương thực vật tư đâu?
Dương Nguyên Khánh quay đầu hỏi Chu Quang Diệu:
- Có phải đưa lên thuyền rồi không?
- Đã đưa lên thuyền rồi.
- Đi xem một chút đi!
Dương Nguyên Khánh giục ngựa đi về bến thuyền, Dương Ninh lúc này mới phản ứng, thì ra bọn họ là ngồi thuyền đi phía nam. Nó giục người lên trước thấp giọng hỏi Vương Quân Khuếch và Tạ Ánh Đăng:
- Hai vị thúc phụ, chúng ta là phải đi đâu?
Hai người thấy Thế tử không ngờ cũng đi theo, không khỏi ngơ ngác nhìn nhau, trong lòng đều có chút kinh ngạc. Vương Quân Khuếch khom người cười nói:
- Quân cơ tuyệt mật, Thế tử đừng hỏi nữa, tóm lại sẽ không làm Thế tử thất vọng.
Hai người chắp tay cười, giục người đi theo Dương Nguyên Khánh. Dương Ninh không còn cách nào, đành quất chiến mã đi theo.
Trên mặt biển đậu đầy thuyền biển loại lớn, giống như một ngọn núi lớn kéo dài hơn mười dặm. Nhưng so với lần trước, hơn một ngàn năm trăm thuyền biển này dường như tỉnh lại sau giấc ngủ đông, từng chiếc thuyền lớn lộ ra sát cơ, không ngừng có thuyền chầm chậm chạy tới chỗ bến thuyền.
Lúc này bến thuyền đã bận rộn vô cùng, bên cạnh bến thuyền dựng cao cao mười mấy tháp gỗ cao mấy trượng, mười mấy binh lính hô khẩu hiệu, chuyển động bàn kéo, dây thừng dài chuyển động, từng bao lương thực bị treo cao cao chuyển tới trong thuyền lớn cập bến ở bên bờ.
Cũng bị chất lên thuyền còn có các loại vũ khí công thành hạng nặng và các loại binh giáp lều trại được tháo rời. Từ mười ngày trước bắt đầu trang bị thuyền, qua phấn đấu cố gắng mười ngày mười đêm, phần lớn vật tư đều đã chuyển lên thuyền chiến.
Một khoảng đất trống cách bến tàu khoảng ngoài trăm bước, đóng quân hơn hai ngàn lều trại, kéo dài hơn hai mươi dặm, rất đồ sộ. Đây chính là bốn chục ngàn tinh nhuệ quân Tùy từ Hà Đông bí mật vội tới quân cảng. Tới hôm trước dừng lại, bốn chục ngàn quân toàn bộ đã tới quân cảng Lộ Hà.
Tất cả mọi chuyện chuẩn bị sẳn sàng, chỉ chờ cơ hội, chờ chủ soái Dương Nguyên Khánh hạ lệnh một tiếng, đội thuyền nhanh chóng rời cảng viễn chinh phía nam.
- Sở vương Điện hạ!
Cách đó không xa có người gọi to, cắt đứt dòng suy nghĩ của Dương Nguyên Khánh. Dương Nguyên Khánh quay đầu lại, chỉ thấy hai người đàn ông đang chạy về hướng bên này, hắn không khỏi mỉm cười. Chính là huynh đệ Trương Long và Trương Hổ mà lúc đầu đi chiêu mộ thợ làm thuyền cho hắn.
Hai người chạy lên trước, cùng quỳ xuống dập đầu:
- Tham kiến Sở vương Điện hạ!
- Hai vị huynh đệ miễn lễ, mời đứng lên!
Dương Nguyên Khánh biết huynh đệ hai người này kỹ thuật lái thuyền rất cao, hơn nữa bọn họ đến cũng có nghĩa là thợ thủ công bên cửa Lộ Hà đều đến rồi, hắn có hứng thú hỏi:
- Bên phía đóng thuyền tới bao nhiêu người?
- Hồi bẩm Điện hạ, đến hơn ba ngàn người, đóng thuyền, lái thuyền đều rất giỏi.
Dương Nguyên Khánh gật đầu, quay đầu nói với mọi người:
- Đi lều soái nói chuyện.
Hắn lại nói với Trương Long, Trương Hổ:
- Các ngươi cũng đến, ta có chuyện hỏi các ngươi.
Dương Nguyên Khánh dẫn đám người đi về lều soái...
Lều soái thuộc phía đông nhất của doanh địa, là đặc biệt chuẩn bị cho Dương Nguyên Khánh. Sa bàn từ Thái Nguyên chuyển đến đã được lắp ghép lại, phạm vi ước chừng ba trượng, bao gồm Quan Lũng, Hà Bắc, Hà Đông, Trung Nguyên, Giang Nam, Kinh Tương và Ba Thục, gần như chính là một bản đồ sa bàn thiên hạ.
Sa bàn lúc này còn chưa có hoàn toàn bố trí xong, Hành quân tư mã Vi Vân Khởi đang hướng dẫn mười mấy tên Tham quân sự cắm cờ nhỏ các binh trú lên thành trì.
Vi Vân Khởi cũng xem là lão thần triều Tùy, năm nay đã gần 50, đảm nhiệm Hồng Lư Tự Khanh. Lần này là Dương Nguyên Khánh gọi ông đến đảm nhiệm Hành quân tư mã.
Dương Nguyên Khánh biết ông là hành quân đánh giặc đại tài, hơn nữa cực kỳ giỏi về dàn xếp quan hệ các nơi. Để ông sống cuối đời ở triều đình quả thật là có chút tội nghiệp.
Vi Vân Khởi luôn muốn nói với Dương Nguyên Khánh mấy câu, nhưng vẫn không có cơ hội. Lúc này ông thấy Dương Nguyên Khánh đứng trước sa bàn trầm tư, liền tiến lên thấp giọng nói:
- Điện hạ, ty chức có mấy lời, không biết có nên nói không.
Dương Nguyên Khánh nhìn ông một cái, gật đầu cười nói:
- Ngươi nói đi.
- Ty chức cho rằng một chiêu sách lược che trời phủ biển này của Điện hạ quả thật rất cao minh, nhưng tại sao Điện hạ muốn đích thân đi đánh Lý Mật. Dù sao tây tuyến và trung tuyến đều còn giằng co, Điện hạ nên tọa trấn Lạc Dương ba mặt chỉ huy, phía Giang Nam để một đại tướng đảm nhiệm được rồi.
Dương Nguyên Khánh lắc đầu thở dài:
- Làm sao ta không biết chứ? Ta bảo Tần Quỳnh dẫn một trăm ngàn đại quân vào trú Quan Nội, lệnh Từ Thế Tích dẫn năm mươi ngàn đại quân tiến binh Nam Dương. Nếu chỉ đơn thuần là đánh Lý Mật, ta bảo La Sĩ Tín đi là được, nhưng bên trong liên can tới ổn định Giang Nam, không phải ta đích thân đi thì không được. Nếu Giang Nam không ổn rất có thể sẽ cát cứ thế lực, điều này sẽ ảnh hưởng đại cuộc.
Vi Vân Khởi im lặng gật đầu, lại nói:
- Nghe ngữ khí của Điện hạ, hình như rất xem trọng Giang Nam.
- Đó là đương nhiên, chỉ có ổn định phía nam mới có thể dựa vào thuế phú phía nam ủng hộ triều đình, mới có thể có lợi cho khôi phục dân sinh phía bắc. Bây giờ phía bắc Đại Tùy tan tác, duy chỉ có dựa vào phía nam lén vận chuyển lương thực vật tư mới có thể vượt qua ải khó khăn khai quốc.
Dương Nguyên Khánh nói đúng, lịch sử triều Đường năm đầu sở dĩ có thể nhanh chóng khôi phục kinh tế, thực hiện Trinh Quan Chi Trị, nguyên nhân căn bản chính là dựa vào tài lực phía nam. Dựa vào khai mở Đại Vận Hà (1) của triều Tùy, thông qua vận tải không ngừng vận chuyển tiền của lương thực phía nam tới phía bắc.
1. Đại Vận Hà: được biết đến với cái tên Kinh Hàng Đại Vận Hà, là kênh đào hay sông nhân tạo cổ đại trên thế giới. Kênh này vượt qua các thành phố và tỉnh ở Trung Hoa lục địa là Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc, Sơn Đông, Giang Tô và Chiết Giang. Phần cổ xưa nhất của kênh đào này có niên đại thế kỷ 5 TCN.
Đại Vận Hà – Wikipedia tiếng Việt
Mà thời kỳ trung Đường xuất hiện thịnh thế Khai Nguyên, cũng là vì khơi thông vận tải thủy nên làm vật tư phía nam có thể vận chuyển số lượng lớn tới phía bắc, làm vật tư Quan Trung và phía bắc phồn vinh chưa từng có.
Sau hai lần hưng thịnh và loạn An Sử (2), triều Đường thoi thóp kéo dài hơi tàn hơn trăm năm, trên thực tế đều là nhờ sự giúp đỡ vận chuyển của Đại Vận Hà, mà triều Tống thì đơn giản liền dứt khoát lập đô ở bên bờ Vận Hà.
2. Loạn An Sử: là một cuộc phản loạn quy mô lớn xảy ra từ năm 755 đến năm 763, trong thời vua Huyền Tông, Túc Tông và Đại Tông nhà Đường. Cầm đầu cuộc phản loạn này là An Lộc Sơn (vốn là một Tiết độ sứ của triều đình) và thuộc hạ là Sử Tư Minh.
Loạn An Sử – Wikipedia tiếng Việt
Vi Vân Khởi hiểu ý Dương Nguyên Khánh, cũng tán thành ý nghĩ của Dương Nguyên Khánh xem trọng phía nam, ông lại trầm tư một lát nói:
- Điện hạ, nói như vậy, Ba Thục có vẻ vô cùng quan trọng.
Dương Nguyên Khánh khẽ mỉm cười:
- Cổ nhân nói, thiên hạ chưa loạn Thục loạn trước, thiên hạ đã trị Thục chưa trị. Tầm quan trọng của Ba Thục ta tất nhiên hiểu, ta trong lòng rõ như gương.
Vi Vân Khởi ha ha cười:
- Điện hạ hiểu thì được rồi, ty chức không nói nhiều nữa.
Lối suy nghĩ của Dương Nguyên Khánh lại trở lại trên chuyến đi thuyền lần này. Phương diện sách lược cơ bản hắn đã suy nghĩ xong, nhưng một số chi tiết hắn còn muốn xác nhận lại một chút với thủy thủ kinh nghiệm phong phú.
Dương Nguyên Khánh vừa cười vừa vẫy tay với huynh đệ Trương Long, Trương Hổ, nói:
- Mời hai vị qua đây!
Trong lều lớn đều là quân quan Á tướng trở lên, huynh đệ Trương Long, Trương Hổ địa vị thấp kém, luôn trốn ở một góc, không dám lên tiếng. Dương Nguyên Khánh bỗng nhiên gọi bọn họ, làm hai người sợ thoát tim, liền vội tiến lên thi lễ:
- Xin Điện hạ căn dặn.
- Ta muốn hỏi hai người các ngươi, từ đây rời bến đi cửa Trường Giang, cần bao nhiêu thời gian?
Huynh đệ hai người có kinh nghiệm hàng hải phong phú, tuyến đường này bọn họ đi qua nhiều lần, rõ như lòng bàn tay. Trương Long khom người nói:
- Khởi bẩm Điện hạ, nếu xuôi gió, mười ngày là tới. Nếu ngược gió nhanh nhất cũng phải nửữa tháng.
Nói tới thuận gió, Vương Quân Khuếch bên cạnh tiếp lời nói:
- Mấy ngày nay ty chức phát hiện đều là gió Nam, ngẫu nhiên cũng sẽ có phía bắc, hình như hướng gió chưa định.
Đây cũng là một vấn đề Dương Nguyên Khánh muốn hiểu, hắn lúc nãy ở bến tàu phát hiện đuôi cờ bay nhẹ về hướng bắc, rõ ràng là gió đông nam, điều này làm hắn bắt đầu có chút lo lắng.
Huynh đệ Trương thị tuy ở quân cơ đại sự không có khả năng phát biểu gì, nhưng trên thuyền biển và hướng gió bọn họ lại là chuyên gia. Nhất là Trương Hổ, đối với vấn đề hướng gió hiểu biết thấu đáo.